Phương pháp khảo sát

Một phần của tài liệu Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty TNHH sản xuất tủ bảng điện Hải Nam (Trang 38 - 40)

Để xác định năng lực cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD thì nghiên cứu này được thực hiện thông qua 8 bước và được chia thành 2 giai đoạn chính: (1) nghiên cứu sơ bộ, (2) nghiên cứu chính thức.

- Đối với nghiên cứu sơ bộ: đây là nghiên cứu định tính với việc dùng bản câu hỏi để phỏng vấn 3 chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty. Từ đó, xác định được mô hình nghiên cứu gồm có 4 tác lực (20 yếu tố), tiếp theo nhờ chuyên gia cho điểm trọng số đối với từng tác lực và từng yếu tố. Cuối cùng, hoàn chỉnh phiếu phỏng vấn chuẩn bị cho bước nghiên cứu chính thức.

- Đối với nghiên cứu chính thức: là nghiên cứu định lượng với việc khảo sát bằng bản câu hỏi với 2 nhóm đối tượng chính: (1) chuyên gia trong ngành, (2) khách hàng của HAI NAM CO.,LTD.

+ Nhóm 1: Đối với đáp viên là các chuyên gia thì đối tượng chủ yếu là giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng kinh doanh có nhiều năm kinh nghiệp trong ngành sản xuất tủđiện.

+ Nhóm 2: Đáp viên là khách hàng thì đối tượng chủ yếu là trưởng phòng kinh doanh hoặc phó phòng kinh doanh của các công ty này.

Trong 2 nhóm nghiên cứu như thế thì nhóm (1) là đối tượng nghiên cứu chính để đánh giá sự tác động chủ yếu của 4 tác lực đến năng lực cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD.

Trong bước nghiên cứu sơ bộ thì việc phỏng vấn với các chuyên gia được thực hiện thông qua thảo luận trực tiếp với các chuyên gia bằng bản câu hỏi được sọan sẵn để từđó hiệu chỉnh các yếu tố. Kết quả là chuyên gia đề nghị loại bỏ 10 yếu tố mà chuyên gia cho rằng không ảnh hưởng/hoặc ảnh hưởng không lớn, bổ sung 2 yếu tố có ảnh hưởng tương đối mạnh đến năng lực cạnh tranh của công ty. Sau đó, các chuyên gia tiến hành cho điểm trọng số của từng tác lực và từng yếu tố, sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để tổng kết các điểm số.

Trong bước nghiên cứu chính thức thì việc khảo sát các chuyên gia và khách hàng của công ty được thực hiện bằng bản câu hỏi được soạn trước và gửi đến các công ty sau đó sẽ tiến hành phỏng vấn theo lịch hẹn trước. Khi đến gặp trực tiếp đáp viên sẽ giới thiệu về mục tiêu nghiên cứu và những khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Bng 10: S lượng mu kho sát STT Đối tượng phỏng vấn Số mẫu Tổng thể Tỷ lệ (%) 1 Chuyên gia 2 10 20% 2 Khách hàng 10 20 50% Tổng 12 30 40%

Bng 11: Các yếu t và phương pháp thu thp s liu

Yếu tố Phương pháp

1 Đối thủ cạnh tranh.

Số lượng công ty lớn trong ngành. Phỏng vấn chuyên gia. Tình trạng tăng trưởng của ngành. Phỏng vấn chuyên gia. Mức độ khác biệt hóa sản phẩm giữa HAI

NAM CO.,LTD so với các công ty trong ngành.

Phỏng vấn chuyên gia HAI NAM CO.,LTD& khách hàng.

Các rào cản thoát ra. Phỏng vấn chuyên gia.

2 Khách hàng.

Số lượng khách hàng trên thị trường. Phỏng vấn chuyên gia.

Thông tin mà khách hàng có được. Phỏng vấn chuyên gia & khách hàng. Sự khác biệt sản giữa các công ty trong ngành. Phỏng vấn khách hàng. Tính nhạy cảm đối với giá. Phỏng vấn khách hàng. Khả năng tìm kiếm khách hàng mới Phỏng vấn chuyên gia. 3 Nhà cung cấp

Tỷ trọng giữa các nhà cung cấp. PhNAM CO.,LTD. ỏng vấn chuyên gia HAI Sự khác biệt giữa các nhà cung cấp. Phỏng vấn chuyên gia. Ảnh hưởng của chi phí thiết bịđiện đối với

tổng chi phí. Phỏng vấn chuyên gia.

Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp. Phỏng vấn chuyên gia. Sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế. Phỏng vấn chuyên gia. Mức độ chuẩn hóa đầu vào. Phỏng vấn chuyên gia.

4 Đối thủ tiềm ẩn Khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào. Phỏng vấn chuyên gia.

Yêu cầu về vốn. Phỏng vấn chuyên gia. Sự khác biệt sản phẩm. Phỏng vấn chuyên gia.

Nguồn lực đặc thù (Bằng cấp) Phỏng vấn chuyên gia.

Một phần của tài liệu Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty TNHH sản xuất tủ bảng điện Hải Nam (Trang 38 - 40)