Khai thác lợi thế văn hóa và du lịch để duy trì chợ truyền thống

Một phần của tài liệu Các định chế bán lẻ ở Việt Nam (Trang 74 - 79)

4. NHẬN ĐỊNH VÀ GIẢI PHÁP CỦA NHÓM CỦA NHÓM

4.2.3. Khai thác lợi thế văn hóa và du lịch để duy trì chợ truyền thống

Trong khi hàng loạt chợ truyền thống đã và đang được xem xét để chuyển đổi sang hình thức siêu thị cho phù hợp với xu hướng mới thì nhiều khu chợ vẫn là điểm thu hút không chỉ người tiêu dùng mà cả khách du lịch.

Một số chợ trong thành phố có lịch sử hình thành từ rất lâu đời như chợ Bến Thành (1914), chợ Tân Định (1949)... đã được coi là địa điểm văn hóa nổi bật của thành phố Hồ Chí Minh. Tại các chợ này, khách du lịch có thể tham quan và mua sắm những mặt hàng mang nét văn hóa Việt Nam.Giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho tiểu thương: Tại các có quy mô trung bình hiện có hàng ngàn tiểu thương và người lao động kinh doanh và làm việc. Những tiểu thương và gia đình của họ đều có nguồn thu nhập chính từ công việc kinh doanh ở chợ.

Không chỉ thỏa mãn nhu cầu mua sắm, việc đi chợ gần như trở thành niềm vui của rất nhiều chị em.Shopping ở chợ chắc hẳn không có cảm giác thư giãn như tại siêu thị nhưng vẫn được giới nội trợ ưa thích vì giá rẻ. Đặc biệt, nhiều chợ có thế mạnh bán chuyên một số mặt hàng.

Bí quyết đầu tiên mà hầu như chị em nào cũng biết, là nên tùy theo nhu cầu mà tìm đến đúng chợ. Nhiều chợ có “thương hiệu” bởi “chuyên trị” một số sản phẩm riêng. Chẳng hạn, khi đi mua vải vóc, áo quần ở miền Bắc thì nên tìm đến chợ Ninh Hiệp, làng lụa Vạn Phúc, chợ Đồng Xuân; còn ở Sài Gòn thì chịu khó lên chợ vải ở quận 5, Chợ Lớn, Tân Định... Với các loại quần áo cao cấp hơn thì tìm đến chợ Bến Thành, chợ An Đông, Saigon Square. Mua vật tư, vật liệu xây dựng có thể đến chợ chuyên kinh doanh mặt hàng này tại quận 5. Muốn mua sắm, nâng cấp, tân trang các thiết bị điện tử thì tìm đến chợ Nhật Tảo, mua các loại thực phẩm tươi sống thì đến chợ đầu mối nông sản Thủ Đức. Chợ Kim Biên nổi tiếng với vô vàn các mặt hàng hóa chất, mỹ phẩm, linh kiện điện thoại. Gần đây, chợ miễn thuế ở cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) thu hút dân mua sắm và đông đảo kháchdu lịch. Ở đây không chỉ đặc biệt đa dạng, phong phú các chủng loại hàng hóa mà giá cả cũng thường rẻ hơn khá nhiều

so với mua tại các cửa hàng. Nhìn chung, tại các chợ lớn, giá cả thường rẻ hơn siêu thị và cửa hàng bên ngoài từ 10 đến hơn 30%. Đó là lý do vì sao nhiều chợ vẫn được ưa chuộng. Tại TP.HCM, chợ Bến Thành, chợ An Đông còn được coi như một điểm đến của du kháchđể mua sắm các mặt hàng đặc trưng với giá rẻ và thưởng thức văn hóa chợ truyền thống.

Với nhiều người, điều thú vị khi đi chợ là được thỏa sức trả giá. Tuy không có quy định, nhưng đa số các chợ vẫn còn chuyện người bán nói thách, buộc người mua phải… tự tìm đúng giá trị của món hàng. Trả giá được coi như một nét văn hóa của chợ. Theo kinh nghiệm của những người sành đi chợ, việc đầu tiên là phải khảo giá. Có thể tham khảo giá trước tại các siêu thị, trang web mua bán, thậm chí có thể khảo giá ngay tại chợ bằng cách đi một lượt các gian hàng, quan sát những người mua khác để nắm giá cả. Đôi khi, chỉ cách mấy sạp hàng, giá cả đã có sự chênh lệch kha khá. Để tránh trường hợp bị hớ hoặc hứng chịu những cáu giận vô lý của người bán trong quá trình ngã giá, tốt nhất bạn nên đi cùng một nhóm bạn, đặc biệt là những người có kinh nghiệm. Nên xem hàng kỹ càng trước khi trả giá để đưa ra mức giá hợp lý nhất và tránh trường hợp mua phải hàng không ưng ý.

KẾT LUẬN

---o0o---

Thị trường ngày nay đã trở thành nơi cạnh tranh khốc liệt của những nhà bán lẻ. Đã qua rồi cái thời mà nhà sản xuất c ũng chính là người phân phối trực tiếp sản phẩmđến người tiêu dùng. Từ nhiều thập kỷ trở lạiđây người tađã nhìn nhậnvai trò của những trung gian phân phối. Không một công ty nào không nhờ nhà trung gian mà có thể phân phối sản phẩm của mình rộng khắp trong dân chúng.Nói như vậy không có nghĩa là người ta phủ nhận vai trò của nhà sản xuất. Nhưngmột nhà sản xuất có thể làm ra những sản phẩm chất lượng cao thôi chưađủ, mànhà sản xuấtấy còn phải biết lựa chọn những kênh phân phốiđúngđắnđể làm chosản phẩm của mình ngày càng trở nên phổ biến. Trong những trung gian phân phối ấy, thì những nhà bán lẻ là những người tiếp xúc trực tiếp v ới khách hàng. Họ có thể mang sản phẩmđến với những khách hàng dù là xa xôi nhất và cũng chính họ là người có thể hiểuđược tâm tư và nguyện vọng của khách hàng nhất.

Hiện nay có rất nhiều loại hình bán lẻ đ ang dần xuất hiện và ngày càng khẳngđịnhvị trí của mình trong nhiệm vụ phân phối hàng. Như vậy trong tương lai loại hìnhnào sẽ phát triển và chiếmưu thế,điều này còn tuỳth uộc vào chiêu bài của các đạigia bán lẻ và sự quyếtđịnh của người tiêu dùng

MỤC LỤC ----o0o---- LỜI MỞ ĐẦU...3 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁN LẺ...4 1.1. Thế nào là bán lẻ?...4 1.2. Vai trò của bán lẻ...4

1.2.1. Đem hàng hóa đến với người tiêu dùng...4

1.2.2. Phản hồi( Feedback)...4

1.2.3. Chia lẻ...5

1.2.4. Dự trữ...5

1.3. Các định chế bán lẻ ở Việt Nam...5

1.3.1. Specialty store – Cửa hàng chuyên doanh...5

1.3.2. Department store – Cửa hàng bách hóa tổng hợp...6

1.3.3. Chain store – Chuỗi cửa hàng...6

1.3.4. Supermarket -Siêu thị...7

1.3.5. Dollar Store – Cửa hàng một đô...8

1.3.6. Hypermarket – Siêu siêu thị...9

2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM...9

2.1. Cơ hội và thách thức của thị trường bán lẻ Việt Nam...9

2.1.1. Cơ hội của thị trường bán lẻ Việt Nam...9

2.1.2. Thách thức của thị trường bán lẻ Việt Nam...11

2.2. Thực tế thị trường bán lẻ Việt Nam...13

2.2.1. Nhận định về các doanh nghiệp bán lẻ trong nước...13

2.2.2. Thuận lợi và khó khăn của nghành bán lẻ Việt Nam...16

3. PHÂN TÍCH 4 MÔ HÌNH BÁN LẺ ĐẶC TRƯNG TẠI VIỆT NAM...20

3.1. Siêu thị - siêu thị Coop Mart...20

3.1.1. Sơ lược về Coop Mart...20

3.1.2. Sản phẩm kinh doanh...20

3.1.3. Thị trường mục tiêu...23

3.1.4. Chiến lược Marketing...25

3.1.5. Đối thủ cạnh tranh _ Siêu thị BigC...45

3.1.6. Xu hướng trong tương lai ...51

3.2. Chợ truyền thống quy mô lớn – Chợ Bình Tây...53

3.2.1. Sơ lược về chợ Bình Tây...53

3.2.2. Các mặt hàng, giá cả các mặt hàng kinh doanh ...57

3.2.3. Khách hàng và thị trường mục tiêu...58

3.2.4. Đối thủ cạnh tranh chính...59

3.2.5. Chúng ta nói gì?...60

3.3. Chợ truyền thống quy mô trung bình – Chợ Bà Chiểu...61

3.3.1. Sơ lược về chợ Bà Chiểu...61

3.3.2. Các mặt hàng, giá cả các mặt hàng kinh doanh ...61

3.3.4. Khách hàng và thị trường mục tiêu...62

3.3.5. Đối thủ cạnh tranh...62

3.3.6. Chúng ta nói gì?...63

3.4. Chợ truyền thống quy mô nhỏ - chợ tự phát Nghĩa Hòa...63

3.4.1. Sơ lược về chợ...63

3.4.2. Các mặt hàng, giá cả các mặt hàng kinh doanh ...64

3.4.3. Tiểu thương kinh doanh tại chợ...64

3.4.4. Khách hàng và thị trường mục tiêu...64

3.4.5. Đối thủ cạnh tranh...64

3.4.6. Chúng ta nói gì?...65

4. NHẬN ĐỊNH VÀ GIẢI PHÁP CỦA NHÓM CỦA NHÓM ...65

4.1. Viễn cảnh cho chợ và siêu thị trong thời gian tới...65

4.1.1. Sức mua tại chợ truyền thống giảm mạnh...65

4.1.2. Siêu thị có thể dần thay thế chợ truyền thống...66

4.1.3. Chợ truyền thống vẫn có chỗ đứng riêng...69

4.1.4. Vị thế của Chợ, siêu thị và chuỗi cửa hàng tiện lợi...72

4.2. Giải pháp của nhóm...74

4.2.1. Cần thay đổi tư duy kinh doanh...74

4.2.2. Kết hợp giữa chợ truyền thống và trung tâm thương mại (TTTM) ...74

4.2.3. Khai thác lợi thế văn hóa và du lịch để duy trì chợ truyền thống...76

KẾT LUẬN...78

MỤC LỤC...80

Một phần của tài liệu Các định chế bán lẻ ở Việt Nam (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w