Chợ truyền thống quy mô trung bình – Chợ Bà Chiểu

Một phần của tài liệu Các định chế bán lẻ ở Việt Nam (Trang 59)

3. PHÂN TÍCH 4 MÔ HÌNH BÁN LẺ ĐẶC TRƯNG TẠI VIỆT NAM

3.3. Chợ truyền thống quy mô trung bình – Chợ Bà Chiểu

3.3.1. Sơ lược về chợ Bà Chiểu

Chợ Bà Chiểu - Nét xưa Sài Thành Chợ Bà Chiểu là một trong những ngôi chợ bán lẻ lớn và lâu đời nhất TP.HCM. Địa danh có tiếng này còn lưu lại trong ký ức nhiều người đã gắn bó với khu vực quận Bình Thạnh từ xưa.

Chợ nằm kề bên Lăng tả quân Lê Văn Duyệt nên người dân vẫn gọi chung khu vực này là Lăng Ông Bà Chiểu. Chợ Bà Chiểu hàng ngày thu hút khá đông lượng người đến mua sắm cũng như tham quan. Chợ nằm ở vị trí khá đẹp, ngay trung tâm quận Bình Thạnh, chỉ cần năm phút đi xe máy là đã có thể đến được quận 1. Khuôn viên chợ được bao bọc bởi bốn con đường, mặt tiền chợ hướng ra đường Phan Đăng Lưu với hai làn xe luôn tấp nập, phía trước có khoảng không gian khá rộng, ban đêm người dân trong khu vực bày bán hàng ăn nên nơi đây thường khá đông đúc.

Theo tư liệu cũ, chợ Bà Chiểu được xây dựng từ năm 1942, khi mới hình thành tỉnh Gia Định, nằm trên khu đất rộng lớn gần bờ rạch Thị Nghè nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Đến năm 1989, chợ được nâng cấp và sửa chữa lại để theo kịp đà phát triển đô thị. Theo tư liệu cũ, chợ Bà Chiểu được xây dựng từ năm 1942, khi mới hình thành tỉnh Gia Định, nằm trên khu đất rộng lớn gần bờ rạch Thị Nghè nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Đến năm 1989, chợ được nâng cấp và sửa chữa lại để theo kịp đà phát triển đô thị.

Theo thời gian, khu chợ phát triển và trở thành một trong những nơi mua bán các mặt hàng sỉ và lẻ sầm uất nhất nhì thành phố. Với số đông người dân quanh khu vực, chợ Bà Chiểu là lựa chọn đầu tiên khi cần mua sắm. Đặc biệt, chợ Bà Chiểu có chợ đêm kinh doanh khá nhộn nhịp. Chợ đêm không mở trong nhà lồng mà tập trung ở mặt tiền chợ, chủ yếu bán quần áo, giày dép và các món ăn đêm. Về khuya, chợ đêm trở nên nhộn nhịp hơn hẳn bởi các mặt hàng như hoa, trái cây đổ về từng cần xé tập kết về trước chợ. Tiểu thương nhận hàng từ các xe tải nhỏ chất đầy khu vực. Trong ánh đèn đêm sáng chói, không khí mua bán nhộn nhịp tạo thành đặc trưng thú vị cho chợ Bà Chiểu. Nhiều người khi đã quen thuộc với khung cảnh này, đi xa mới thấy nhớ sự tíu tít bận rộn của chợ Bà Chiểu, nhớ khung cảnh tấp nập kẻ mua người bán. Chợ đêm Bà Chiểu nổi tiếng bán đắt vì vị trí trung tâm, mặt hàng khá đẹp và giá cả bình dân

3.3.2. Các mặt hàng, giá cả các mặt hàng kinh doanh

Chợ Bà Chiểu được biết đến như một trong những ngôi chợ truyền thống lâu đời của TP HCM. Lượng thực phẩm tại chợ luôn dồi dào, phong phú, đáp ứng nhu cầu cho các bà nội trợ gần xa. chợ được chia làm 8 khu chính, bố trí cho gần 800 hộ kinh doanh 40 ngành hàng Trong chợ tồn tại nhiều loại mặt hàng như: hàng tiêu dùng (quần áo, giày dép, các mặt hàng lương thực thực phẩm, hàng gia dụng….Trong đó, thủy hải sản là một trong những mặt hàng thực phẩm thế mạnh tại chợ, bày bán trong nhà lồng và ở những cửa hàng dọc theo các con đường bao quanh chợ

Hàng hóa trong chợ rất đa dạng cả về chủng loại cũng như về thương hiệu , nhãn hiệu, thường có những sản phẩm nhái hàng hiệu bán với giá rẻ rất được các đối tượng khách hàng trung bình ưu thích.

Giá cả hàng hoá trong chợ không theo một quy định nào, gây lên rất nhiều phiền toái cho người tiêu dùng, giá cả giao bán tăng lên nhiều so với giá thực tế cần bán làm cho nhiều người tiêu dùng hoang mang, thiệt thòi. Khi người mua phải tự đánh giá giá trị của hàng hóa để trả giá , như vậy nếu như người tiêu dung có kinh nghiệm sẽ mua đúng với giá trị và mức giá này thường sẽ rẻ hơn ở siêu thị.

Việc đo lường các đơn vị hàng hoá ở chợ còn nhiều bất cập, tình trạng gian lận còn khá phổ biến, chưa có đầy đủ các dịch vụ đo lường chính xác ở chợ. Hiện tượng này đang làm ảnh hưởng tới uy tín của các chợ.

3.3.3. Tiểu thương kinh doanh tại chợ

Chợ Bà Chiểu có khoảng 800 hộ kinh doanh và được chia thành sạp.Những người bán tại chợ bao gồm cả các chủ sạp và nhân viên được thuê để bán. Thường thì những người bán này không được đào tạo kĩ năng về bán hàng nên không được lòng khách hàng khi mua sản phẩm và đây cũng là một phần yếu kém tại chợ.

3.3.4. Khách hàng và thị trường mục tiêu

Chợ Bà Chiểu là một trong những ngôi chợ bán lẻ lớn và lâu đời nhất TP.HCM. Địa danh có tiếng này còn lưu lại trong ký ức nhiều người đã gắn bó với khu vực quận Bình Thạnh từ xưa.

Chợ nằm kề bên Lăng tả quân Lê Văn Duyệt nên người dân vẫn gọi chung khu vực này là Lăng Ông Bà Chiểu. Chợ Bà Chiểu hàng ngày thu hút khá đông lượng người đến mua sắm cũng như tham quan.

Chợ nằm ở vị trí khá đẹp, ngay trung tâm quận Bình Thạnh, chỉ cần năm phút đi xe máy là đã có thể đến được quận nhất. Khuôn viên chợ được bao bọc bởi bốn con đường, mặt tiền chợ hướng ra đường Phan Đăng Lưu với hai làn xe luôn tấp nập, phía trước có khoảng không gian khá rộng. Như vậy chợ có thể thu hút được các đối tượng tiêu dùng tiện đường đi qua.

3.3.5. Đối thủ cạnh tranh

Những năm gần đây do đầu tư hàng loạt các cửa hàng, siêu thị xung quanh chợ và đặc biệt là khu vực chợ tự phát trên các tuyến đường Ngô Nhơn Tịnh, Diên Hồng, Bùi Hữu Nghĩa đã trở thành những đối thủ cạnh tranh giành mất thị phần của chợ

3.3.6. Chúng ta nói gì?

Bên cạnh những ưu điểm mà Chợ đã có được còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục để có thể hoàn thiện và nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống chợ Bà Chiểu đối với các loại hình phân phối bán lẻ khác.

Thực trạng vệ sinh của chợ, bao gồm vệ sinh trong lòng chợ lẫn bên ngoài chợ. Việc thu gom và quản lý rác ở chợ vẫn còn khó khăn, không chỉ có rác mà còn cả nước thải, nước phun rửa mặt bằng đều đổ thẳng vào cống chung của thành phố hay chảy ra sông ngòi, ao hồ gây ô nhiễm nguồn nước tiêu dùng. Đây là vấn đề xảy ra hàng ngày tại các chợ trên địa bàn TP.HCM nhưng ban quản lý vẫn không có biện pháp tập trung, thu gom rác ở chợ nên rác vẫn còn đổ bừa bãi.

Ngoài ra, còn có các vấn đề về uy tín nhãn hiệu sản phẩm , ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm và có nhiều nhãn hiệu. Tuy nhiên vẫn có các nguồn hàng không đảm bảo (hàng giả, hàng lậu..)

Công tác quản lý chợ: Ban quản lý chợ chưa làm tròn trách nhiệm và quyền hạn của mình.Điều này thể hiện qua việc ban hành và kiểm soát việc thực hiện nội quy chợ kém hiệu quả, các chính sách hỗ trợ còn nhỏ hẹp

Cơ sở hạ tầng (không gian buôn bán, công tác phòng cháy chữa cháy, hệ thống thoát nước, xử lý rác thải...): hầu hết các chợ trong thành phố đều lần lượt xuống cấp nhưng chưa được quan tâm cải thiện triệt để. Mặc dù đã có văn bản về Các dự án quy hoạch, kế hoạch cải tạo cơ sở hạ tầng chợ của Ủy Ban Nhân Dân thành phố nhưng theo tình hình đầu tư cải tạo thì tiến độ triển khai các dự án từ văn bản ra thực tế còn rất chậm. Các dự án đấu tư với quy mô nhỏ, thếu vốn và chưa đồng bộ. Nhiều chợ cải tạo xong khu vực này của chợ thì khu vực khác lại bị xuống cấp. Dẫn đến tình trạng chung của chợ thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở hạ tầng đều bị xuống cấp ở những mức độ khác nhau.

Mặt bằng kinh doanh của chợ không được khai thác hiệu quả trên hai phương diện thời gian và độ cao

3.4. Chợ truyền thống quy mô nhỏ - chợ tự phát Nghĩa Hòa3.4.1. Sơ lược về chợ 3.4.1. Sơ lược về chợ

Chợ Nghĩa Hòa nằm trên đường Nghĩa Phát, phương7 quận Tân Bình. Theo một cụ bà cho biết, chợ được hình thành cách đây khá lâu trước năm 1957. Chợ được thành lập trên nhu cầu mua sống hằng ngày của các hộ gia đình trong khu vực.

Thưở ban đầu, chợ Nghĩa Hòa đơn giản chỉ là các tiệm tạm hóa và các gian hàng nhỏ bán thực phẩm 2 bên đường. Dần dần qui mô được mở rộng hơn với nhiều sản phẩm được bày bán hơn, nhiều người bán hơn.

3.4.2. Các mặt hàng, giá cả các mặt hàng kinh doanh

Các sản phẩm ở đây chủ yếu được các hộ buôn lấy từ các chợ đầu mối. Với qui mô khá nhỏ, sản phẩm của chợ Nghĩa Hòa chủ yếu phục vụ nhu cầu hằng ngày của con người

o Thực phẩm : bao gồm cá thịt, các loại hải sản

o Nông sản : bao gồm các loại rau củ quả, trái cây...

o Dụng cụ gia đình : bàn ghế, chén đĩa, chăn màng đều có thể tìm thấy được ở đây. Ngoài ra các sản phẩm ở trên, tại đây cũng có vài gian hàng bán quần áo, giày dép. Mặc dù các loại thực phẩm, nông sản được nhập từ các chợ đầu mối về nhưng các sản phẩm này rất tươi ngon không kém gì so với ở chợ đầu mối. Nói chung, những sản phẩm cần thiết hàng ngày chúng ta đều có thể tìm thấy được tại chợ này.

Là chợ tự phát nên không có ban quản lý, chính về thế các sản phẩm được bày bán ở đây không được qui hoạch phân bố theo nhóm. Vì vậy để lựa chọn được sản phẩm ưng ý nhất, chúng ta có thể phải đi hết cả chợ, thay vì chỉ đi trong 1 khu vực nhất định. Ngoài ra vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng không được đảm bảo.

Khi buôn bán ở đây, mục đích của các hộ buôn không phải là làm giàu, mà là kiếm thu nhập để trang trải cuộc sống. Chính về thế ở đây người ta bán đúng giá và không thách giá, hoặc cùng lắm chỉ là thách hơn vài ngàn mà thôi. Nếu bạn là người không giỏi trong kĩ năng mặc cả cũng như không rành về giá các sản phẩm thì có thể hoàn toàn yên tâm khi mua sắm tại đây.

Hầu hết các hộ buôn ở đây là nhỏ lẻ, hơn nữa lại không chịu thuế, chính vì thế giá ở đây là khá thấp, rất phù hợp với những người có thu nhập vừa mà thấp.

3.4.3. Tiểu thương kinh doanh tại chợ

Trong chợ được chia thành từng khu vực nhỏ, và mỗi khu vực là một tiểu thương nhỏ, họ cũng chính là người trực tiếp bán.

3.4.4. Khách hàng và thị trường mục tiêu

Đây là chợ tự phát, các hộ buôn chủ yếu là các gia đình ở 2 bên đường, do vậy chợ Nghĩa Hòa chủ yếu phục vụ nhu cầu sống của các hộ gia đình trong khu vực lân cận. Mọi người đều có thể đến đây để mua sắm, nhưng đối tượng chủ yếu ở đây là những người có thu nhập vừa và thấp, là những sinh viên ở trọ gần khu vực chợ, những người công nhân,...

3.4.5. Đối thủ cạnh tranh

Đây là chợ tự phát, các hộ buôn chủ yếu là các gia đình ở 2 bên đường, do vậy chợ Nghĩa Hòa chủ yếu phục vụ nhu cầu sống của các hộ gia đình trong khu vực lân cận. Mọi

người đều có thể đến đây để mua sắm, nhưng đối tượng chủ yếu ở đây là những người có thu nhập vừa và thấp, là những sinh viên ở trọ gần khu vực chợ, những người công nhân,...

3.4.6. Chúng ta nói gì?

Nhếch nhác, thiếu vệ sinh, cản trở giao thông và làm mất mỹ quan đô thị là những từ để mô tả chợ chồm hổm hay còn gọi là chợ tự phát. Do vậy mà ban quản lý đô thị thường can thiệp , nên chợ đôi lúc mất ổn định. Hiện nay, khi thành phố đang tập trung sức, gồm cả nhân lực và tài chính thực hiện nếp sống văn minh đô thị thì thực trạng hoạt động của những ngôi chợ tự phát nói trên đang trở thành lực cản.

Phải chăng ban quản lý nên dẹp hẳn chợ tự phát này để đem lại văn minh đô thị, nhưng để dẹp hẳn chợ tự phát phải giải quyết được công ăn việc làm cho nguồn lao đông này. Đây là một bài toán khó cho các cấp lãnh đạo.

4. NHẬN ĐỊNH VÀ GIẢI PHÁP CỦA NHÓM CỦA NHÓM 4.1. Viễn cảnh cho chợ và siêu thị trong thời gian tới 4.1. Viễn cảnh cho chợ và siêu thị trong thời gian tới

4.1.1. Sức mua tại chợ truyền thống giảm mạnh

Sức mua giảm sút tại các chợ trong những năm gần đây không còn là vấn đề mới. Nhưng điều đáng lưu ý là sức mua đang tụt dốc không phanh, trong khi chúng ta vẫn chưa có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ sức mua, nuôi dưỡng nguồn thu.

Khó cạnh tranh với siêu thị

An Đông là một trong những chợ lớn nhất tại TPHCM. 10 năm trước, nơi đây “kẻ mua, người bán” tấp nập, còn nay các bãi đậu xe đều vắng tanh. Toàn bộ khu vực nhà lồng cũng lâm vào tình trạng người bán nhiều người mua ít. Chợ Bến Thành và Bình Tây sức mua

Người mua tại chợ Bến Thành không còn nhộn nhịp như trước.

cũng không khá hơn. Do vậy, để có đủ tiền duy trì việc ngồi chợ nhiều tiểu thương buộc phải chơi hụi, đi vay nóng với mức lãi lên tới 4%-5%/tháng. Đến thời điểm cần thanh toán lại không có khả năng chi trả dẫn đến số lượng các vụ vỡ nợ, vỡ hụi tại các chợ ngày càng nhiều.

Nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ sức mua giảm, ngoài nguyên nhân kinh tế khó khăn, khách hàng phải “thắt lưng buộc bụng” thì sự ra đời ngày càng nhiều hình thức kinh doanh văn minh hiện đại như siêu thị làm cho mô hình kinh doanh truyền thống đang dần bị thay thế. Theo tính toán của Bộ Công thương, tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM, doanh thu từ các kênh phân phối hiện đại trong năm 2009 đã chiếm tới 37%, thay vì 20% so với 3 năm trước.

Khó khăn là vậy, song với cách tính thuế tại các chợ luôn trong tình trạng năm sau cao hơn năm trước, làm cho tiểu thương đã khó ngày càng thêm khó. Tại chợ An Đông, đầu những năm 2000, mức thuế nộp ngân sách nhà nước khoảng hơn 20 tỷ đồng/năm thì năm 2010, chỉ tiêu từ trên giao gần 56 tỷ đồng! Đây chính là lý do khiến nhiều tiểu thương phải ra ngoài, thuê mặt bằng thành lập chi nhánh hoặc văn phòng để… né thuế. Điển hình nhất là tại Thương xá Đồng Khánh. Trước đây nơi này có tới hàng ngàn hộ tiểu thương nhưng đến nay chỉ còn khoảng 400 hộ!

Hiện có tới hơn 70% số chợ trên địa bàn TP cần được nâng cấp, sửa chữa hoặc được xây dựng mới. Về vấn đề này, một lãnh đạo quận (yêu cầu không nêu tên) thừa nhận, hàng năm nhà nước vẫn thu đúng, thu đủ thuế của tiểu thương nhưng việc trích ngân sách để tu bổ, sửa chữa chợ là vô cùng khó khăn. Chính quy định này đã kéo lùi khả năng cạnh tranh của các chợ so với các kênh phân phối khác.

4.1.2. Siêu thị có thể dần thay thế chợ truyền thốngNgười tiêu dùng đổ về siêu thị Người tiêu dùng đổ về siêu thị

Cơn sốt gạo hồi tháng 5 vừa qua đã gây ra tâm lý lo ngại cho người dân. Song, sự ra tay bình ổn giá kịp thời của một loạt siêu thị như Co.op Mart, Big C, Maxi Mart... bằng cách bán gạo với giá gốc đã góp phần làm yên lòng dân chúng. Có thể vào siêu thị, nơi người mua hàng phải chịu thuế giá trị gia tăng để mua gạo với giá rẻ hơn ngoài chợ đã khiến các bà nội trợ thêm thiện cảm với siêu thị. Từ đó, siêu thị đã trở thành lựa chọn quen thuộc của nhiều

Một phần của tài liệu Các định chế bán lẻ ở Việt Nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w