3. PHÂN TÍCH 4 MÔ HÌNH BÁN LẺ ĐẶC TRƯNG TẠI VIỆT NAM
3.4. Chợ truyền thống quy mô nhỏ chợ tự phát Nghĩa Hòa
3.4.1. Sơ lược về chợ
Chợ Nghĩa Hòa nằm trên đường Nghĩa Phát, phương7 quận Tân Bình. Theo một cụ bà cho biết, chợ được hình thành cách đây khá lâu trước năm 1957. Chợ được thành lập trên nhu cầu mua sống hằng ngày của các hộ gia đình trong khu vực.
Thưở ban đầu, chợ Nghĩa Hòa đơn giản chỉ là các tiệm tạm hóa và các gian hàng nhỏ bán thực phẩm 2 bên đường. Dần dần qui mô được mở rộng hơn với nhiều sản phẩm được bày bán hơn, nhiều người bán hơn.
3.4.2. Các mặt hàng, giá cả các mặt hàng kinh doanh
Các sản phẩm ở đây chủ yếu được các hộ buôn lấy từ các chợ đầu mối. Với qui mô khá nhỏ, sản phẩm của chợ Nghĩa Hòa chủ yếu phục vụ nhu cầu hằng ngày của con người
o Thực phẩm : bao gồm cá thịt, các loại hải sản
o Nông sản : bao gồm các loại rau củ quả, trái cây...
o Dụng cụ gia đình : bàn ghế, chén đĩa, chăn màng đều có thể tìm thấy được ở đây. Ngoài ra các sản phẩm ở trên, tại đây cũng có vài gian hàng bán quần áo, giày dép. Mặc dù các loại thực phẩm, nông sản được nhập từ các chợ đầu mối về nhưng các sản phẩm này rất tươi ngon không kém gì so với ở chợ đầu mối. Nói chung, những sản phẩm cần thiết hàng ngày chúng ta đều có thể tìm thấy được tại chợ này.
Là chợ tự phát nên không có ban quản lý, chính về thế các sản phẩm được bày bán ở đây không được qui hoạch phân bố theo nhóm. Vì vậy để lựa chọn được sản phẩm ưng ý nhất, chúng ta có thể phải đi hết cả chợ, thay vì chỉ đi trong 1 khu vực nhất định. Ngoài ra vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng không được đảm bảo.
Khi buôn bán ở đây, mục đích của các hộ buôn không phải là làm giàu, mà là kiếm thu nhập để trang trải cuộc sống. Chính về thế ở đây người ta bán đúng giá và không thách giá, hoặc cùng lắm chỉ là thách hơn vài ngàn mà thôi. Nếu bạn là người không giỏi trong kĩ năng mặc cả cũng như không rành về giá các sản phẩm thì có thể hoàn toàn yên tâm khi mua sắm tại đây.
Hầu hết các hộ buôn ở đây là nhỏ lẻ, hơn nữa lại không chịu thuế, chính vì thế giá ở đây là khá thấp, rất phù hợp với những người có thu nhập vừa mà thấp.
3.4.3. Tiểu thương kinh doanh tại chợ
Trong chợ được chia thành từng khu vực nhỏ, và mỗi khu vực là một tiểu thương nhỏ, họ cũng chính là người trực tiếp bán.
3.4.4. Khách hàng và thị trường mục tiêu
Đây là chợ tự phát, các hộ buôn chủ yếu là các gia đình ở 2 bên đường, do vậy chợ Nghĩa Hòa chủ yếu phục vụ nhu cầu sống của các hộ gia đình trong khu vực lân cận. Mọi người đều có thể đến đây để mua sắm, nhưng đối tượng chủ yếu ở đây là những người có thu nhập vừa và thấp, là những sinh viên ở trọ gần khu vực chợ, những người công nhân,...
3.4.5. Đối thủ cạnh tranh
Đây là chợ tự phát, các hộ buôn chủ yếu là các gia đình ở 2 bên đường, do vậy chợ Nghĩa Hòa chủ yếu phục vụ nhu cầu sống của các hộ gia đình trong khu vực lân cận. Mọi
người đều có thể đến đây để mua sắm, nhưng đối tượng chủ yếu ở đây là những người có thu nhập vừa và thấp, là những sinh viên ở trọ gần khu vực chợ, những người công nhân,...
3.4.6. Chúng ta nói gì?
Nhếch nhác, thiếu vệ sinh, cản trở giao thông và làm mất mỹ quan đô thị là những từ để mô tả chợ chồm hổm hay còn gọi là chợ tự phát. Do vậy mà ban quản lý đô thị thường can thiệp , nên chợ đôi lúc mất ổn định. Hiện nay, khi thành phố đang tập trung sức, gồm cả nhân lực và tài chính thực hiện nếp sống văn minh đô thị thì thực trạng hoạt động của những ngôi chợ tự phát nói trên đang trở thành lực cản.
Phải chăng ban quản lý nên dẹp hẳn chợ tự phát này để đem lại văn minh đô thị, nhưng để dẹp hẳn chợ tự phát phải giải quyết được công ăn việc làm cho nguồn lao đông này. Đây là một bài toán khó cho các cấp lãnh đạo.
4. NHẬN ĐỊNH VÀ GIẢI PHÁP CỦA NHÓM CỦA NHÓM 4.1. Viễn cảnh cho chợ và siêu thị trong thời gian tới 4.1. Viễn cảnh cho chợ và siêu thị trong thời gian tới
4.1.1. Sức mua tại chợ truyền thống giảm mạnh
Sức mua giảm sút tại các chợ trong những năm gần đây không còn là vấn đề mới. Nhưng điều đáng lưu ý là sức mua đang tụt dốc không phanh, trong khi chúng ta vẫn chưa có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ sức mua, nuôi dưỡng nguồn thu.
Khó cạnh tranh với siêu thị
An Đông là một trong những chợ lớn nhất tại TPHCM. 10 năm trước, nơi đây “kẻ mua, người bán” tấp nập, còn nay các bãi đậu xe đều vắng tanh. Toàn bộ khu vực nhà lồng cũng lâm vào tình trạng người bán nhiều người mua ít. Chợ Bến Thành và Bình Tây sức mua
Người mua tại chợ Bến Thành không còn nhộn nhịp như trước.
cũng không khá hơn. Do vậy, để có đủ tiền duy trì việc ngồi chợ nhiều tiểu thương buộc phải chơi hụi, đi vay nóng với mức lãi lên tới 4%-5%/tháng. Đến thời điểm cần thanh toán lại không có khả năng chi trả dẫn đến số lượng các vụ vỡ nợ, vỡ hụi tại các chợ ngày càng nhiều.
Nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ sức mua giảm, ngoài nguyên nhân kinh tế khó khăn, khách hàng phải “thắt lưng buộc bụng” thì sự ra đời ngày càng nhiều hình thức kinh doanh văn minh hiện đại như siêu thị làm cho mô hình kinh doanh truyền thống đang dần bị thay thế. Theo tính toán của Bộ Công thương, tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM, doanh thu từ các kênh phân phối hiện đại trong năm 2009 đã chiếm tới 37%, thay vì 20% so với 3 năm trước.
Khó khăn là vậy, song với cách tính thuế tại các chợ luôn trong tình trạng năm sau cao hơn năm trước, làm cho tiểu thương đã khó ngày càng thêm khó. Tại chợ An Đông, đầu những năm 2000, mức thuế nộp ngân sách nhà nước khoảng hơn 20 tỷ đồng/năm thì năm 2010, chỉ tiêu từ trên giao gần 56 tỷ đồng! Đây chính là lý do khiến nhiều tiểu thương phải ra ngoài, thuê mặt bằng thành lập chi nhánh hoặc văn phòng để… né thuế. Điển hình nhất là tại Thương xá Đồng Khánh. Trước đây nơi này có tới hàng ngàn hộ tiểu thương nhưng đến nay chỉ còn khoảng 400 hộ!
Hiện có tới hơn 70% số chợ trên địa bàn TP cần được nâng cấp, sửa chữa hoặc được xây dựng mới. Về vấn đề này, một lãnh đạo quận (yêu cầu không nêu tên) thừa nhận, hàng năm nhà nước vẫn thu đúng, thu đủ thuế của tiểu thương nhưng việc trích ngân sách để tu bổ, sửa chữa chợ là vô cùng khó khăn. Chính quy định này đã kéo lùi khả năng cạnh tranh của các chợ so với các kênh phân phối khác.
4.1.2. Siêu thị có thể dần thay thế chợ truyền thốngNgười tiêu dùng đổ về siêu thị Người tiêu dùng đổ về siêu thị
Cơn sốt gạo hồi tháng 5 vừa qua đã gây ra tâm lý lo ngại cho người dân. Song, sự ra tay bình ổn giá kịp thời của một loạt siêu thị như Co.op Mart, Big C, Maxi Mart... bằng cách bán gạo với giá gốc đã góp phần làm yên lòng dân chúng. Có thể vào siêu thị, nơi người mua hàng phải chịu thuế giá trị gia tăng để mua gạo với giá rẻ hơn ngoài chợ đã khiến các bà nội trợ thêm thiện cảm với siêu thị. Từ đó, siêu thị đã trở thành lựa chọn quen thuộc của nhiều người.
Chị Nguyễn Huỳnh Anh Thư, một nhân viên văn phòng cho biết, nhà chị ở sát chợ Bà Chiểu nhưng thời gian gần đây, chị hầu như không biết đi chợ là gì. Cứ cuối tuần, chị vào siêu thị Co.op Mart Đinh Tiên Hoàng mua đủ lượng hàng cho cả nhà dùng trong một tuần, trữ trong tủ lạnh, hết lại mua tiếp. Theo chị, ngoài các lợi thế về không gian, môi trường mua bán mà các chợ không thể có được, chị cho rằng mua hàng trong siêu thị chị có nhiều cơ hội mua hàng với giá tiết kiệm hơn.
Theo nhận định của chị, nếu mua quần áo thì chị không chọn hàng giảm giá trong siêu thị vì hầu như phần lớn đồ đã qua "mốt". Song, chị rất hài lòng với việc giảm giá các mặt
hàng thiết yếu như: gạo, thịt, nước mắm, rau quả, mì chính, dầu ăn, đường, trứng, sữa... Các đồng nghiệp nữ ở công ty chị cũng có xu hướng đổ vào siêu thị thay vì ra chợ.
"Thời buổi khó khăn, phải thắt lưng buộc bụng nên mua hàng cách nào mà tiết kiệm nhất đương nhiên mình sẽ chọn", chị Thư cho biết.
Nắm được tâm lý người tiêu dùng, các siêu thị triệt để áp dụng mọi chiêu thức kích cầu bằng cách liên tục khuyến mãi, giảm giá. Đại diện chuỗi siêu thị Saigon Co.op, bà Quỳnh Chi, PGĐ Marketing cho biết, chỉ từ cuối tháng 4 đến nay, Saigon Co.op đã phối hợp cùng các nhà cung cấp đầu tư trên 2,5 tỷ đồng để tham gia bình ổn giá. Trong đó, hệ thống này đã chi hơn 1,5 tỷ đồng cho mặt hàng thịt gia súc.
Cũng theo Bà Quỳnh Chi, từ nay đến cuối năm, hệ thống này sẽ tiếp tục nhiều chương trình giảm giá khác và tiếp tục mở rộng hệ thống trên toàn quốc.
Cũng là một hệ thống đi đầu về khuyến mãi, Big C liên tục tung ra các chiêu hút khách với hàng trăm mặt hàng được giảm giá. Theo bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc đối ngoại của hệ thống này, với những đợt bình ổn giá liên tục, áp dụng trên 1.300 mặt hàng từ mùa hè năm 2007 đến nay, lượng khách đến với hệ thống đã tăng lên khoảng 25-30%.
Có thể thấy, siêu thị đã như một cứu cánh cho người tiêu dùng trong thời tăng giá.
Tiểu thương khốn khó
Từ lâu, sự xuất hiện của các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại lớn đã khiến các chợ truyền thống bị chia sẻ một lượng khách đáng kể, phần lớn là những người có thu nhập trung bình - khá. Song, từ đầu năm đến nay, lượng khách đến các chợ sụt giảm đáng kể.
Tại chợ Bà Chiểu, chị Hai Bình, một người bán giày dép lâu năm ở chợ này cho biết, đã qua rồi cái thời làm nên ăn ra như cách đây 5-7 năm về trước.
Theo chị, thời gian trước, các tiểu thương như chị làm ăn được là vì phần đông người dân còn giữ thói quen đi chợ truyền thống. Vả lại, nhu cầu tiêu dùng của đại bộ phận dân chúng cũng không quá cao nên chợ là một sự lựa chọn phù hợp. Nhưng nay đời sống người dân đã cao hơn rất nhiều, thói quen sinh hoạt cũng thay đổi. Khi cần mua sắm, nhiều người chọn siêu thị hơn là đến chợ. Khách hàng đến chợ giờ đây phần đông là sinh viên và người bình dân.
Được biết, trước đây chợ Bà Chiểu nổi tiếng về nạn nói thách nhưng nay, nói như chị Hai Bình, "ai muốn nhịn đói thì cứ nói thách cho nhiều vào!". Huống hồ, bán một món hàng chỉ lời được năm ba ngàn đồng. Doanh thu giảm, mà tiền thuế, hoa chi, tiền vệ sinh môi trường và trăm chi phí khác thì ngày nào cũng phải tính.
Trên thực tế, đã có không ít tiểu thương, do kinh doanh không lời lãi nên đã sang sạp, chuyển nghề.
Ở chợ Nguyễn Tri Phương, quận 10, các tiểu thương kinh doanh hải sản, thịt heo, rau củ cho biết, trước đây, vào những ngày cuối tuần chợ rất đông nhưng khoảng vài tháng trở lại đây, ngày cuối tuần cũng như ngày đầu tuần. Hiện không ít quầy kinh doanh các mặt hàng này đang bị bỏ trống vì rao sang sạp (chỉ với giá 8-9 triệu đồng/năm) nhưng mãi vẫn chưa có người thuê.
Theo các tiểu thương, lượng khách quen thuộc của chợ đã dần "bỏ rơi" chợ, tìm vào siêu thị để được hưởng những chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
Tại Trung tâm TM-DV An Đông (chợ An Đông cũ), một trong những đầu mối lớn nhất thành phố về mặt hàng vải sợi, quần áo may sẵn và thực phẩm khô, tình trạng cũng không khá hơn.
Theo chị Phương, phó Ban Quản lý chợ, từ đầu năm đến nay, lượng khách đến chợ và doanh thu của các tiểu thương giảm đi thấy rõ. Đã có hơn 60 trường hợp sang sạp, bỏ nghề, chủ yếu là các tiểu thương kinh doanh trong ngành hàng quần áo may sẵn, vải sợi và hàng ăn uống.
Anh Trần Kế Hào, một tiểu thương kinh doanh mặt hàng vải sợi đã nhiều năm tại đây cho biết, hợp đồng thuê mặt bằng của anh có thời hạn từ năm 1997 đến 2011. Thời gian đầu còn "sống" được nhưng từ cuối năm 2007 đến nay, tình hình buôn bán quá khó khăn. Các khách hàng "mối" của anh ở các tỉnh đã chuyển sang mua tận gốc, bán tận ngọn và dần bỏ qua đầu mối phân phối sỉ.
Trong khi đó, khách mua lẻ lại lựa chọn Trung tâm Thương mại An Đông Plaza ngay sát bên hơn là vào chợ. Thế nên, các tiểu thương như anh dù muốn hay không vẫn phải "ngồi chơi xơi nước".
Anh Hào cho biết, kinh doanh vải là nghề truyền thống của gia đình anh. Hai mươi năm nay, vợ chồng con cái anh đã gắn bó với cái nghề này, nhà cửa, gia sản cũng nhờ đó mà ra. Nay không cầm cự được, phải tính đến chuyện bỏ nghề, phần chưa biết sẽ làm gì, phần vì phải rời bỏ một nghề đã trở nên thân thiết, anh đã trăn trở không ít...
Được biết, Ban Quản lý Trung tâm TM-DV An Đông đã phối hợp cùng tiểu thương thực hiện một số biện pháp kích cầu, tăng mãi lực như cho tiểu thương phát triển thêm ngành hàng, kết hợp với các công ty du lịch đưa khách đến tham quan, tổ chức bốc thăm trúng thưởng cho những khách mua hàng trị giá từ 50.000 đồng trở lên. Song, những biện pháp này vẫn chưa thể kéo được người tiêu dùng quay về với chợ. Và như vậy, đời sống của một bộ phận tiểu thương đang rơi vào tình trạng bấp bênh, chưa lối thoát.
Động thái của nhà quản lý
Theo đề án phân phối bán buôn, bán lẻ vừa được UBND TPHCM phê duyệt, từ nay đến năm 2015, TPHCM sẽ giải tỏa 48 chợ truyền thống, thay vào đó là 95 siêu thị và 140 trung tâm thương mại.
Theo định hướng giải tỏa hầu hết các chợ bán lẻ trong khu vực trung tâm TPHCM, chỉ duy trì một số chợ phù hợp quy hoạch, từ nay đến năm 2015, TPHCM sẽ tiến hành di dời, giải tỏa 48 chợ truyền thống.
Các chợ còn lại phải tiến hành sữa chữa, nâng cấp và tổ chức, sắp xếp lại hoạt động kinh doanh để văn minh, sạch sẽ hơn. Cụ thể, từ nay đến 2010, tiến hành sửa chữa 64 chợ; từ 2011 đến 2015, sửa chữa 31 chợ.
TP cũng yêu cầu các địa phương kiên quyết giải tỏa các điểm, khu vực mua bán tự phát, không phép, lấn chiếm lòng, lề đường. Các cá nhân mua bán tự phát được vận động chuyển đổi ngành nghề.
Chỉ các chợ đầu mối lớn là được duy trì hoạt động nhưng phải theo hướng hiện đại hơn. Dự kiến trong năm 2009 sẽ thực hiện thí điểm sàn giao dịch hàng hóa tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức. TP cũng đang xây dựng phương án thành lập Sở giao dịch hàng nông thủy hải sản TP theo mô hình công ty cổ phần.
Các chợ chuyên doanh hàng công nghiệp (hóa chất, vải sợi, nguyên phụ liệu ngành may, hàng may mặc, giày da, hàng công nghệ phẩm, hàng gia dụng…) cũng sẽ đươc duy trì nhưng phải đầu tư nâng cấp để phát triển thành các trung tâm giao dịch, đầu mối bán buôn phục vụ cả khu vực phía Nam.
Từ năm 2009 đến năm 2015, TPHCM sẽ phát triển thêm khoảng 95 siêu thị và 140 trung tâm thương mại. Trong đó, TP ưu tiên phát triển siêu thị, trung tâm thương mại tại những khu vực đầu mối giao thông, khu mua sắm tập trung, phố đi bộ, khu dân cư, khu đô thị