Chợ truyền thống vẫn có chỗ đứng riêng

Một phần của tài liệu Các định chế bán lẻ ở Việt Nam (Trang 67 - 70)

4. NHẬN ĐỊNH VÀ GIẢI PHÁP CỦA NHÓM CỦA NHÓM

4.1.3. Chợ truyền thống vẫn có chỗ đứng riêng

Thời gian qua, có không ít lo ngại rằng chợ truyền thống sẽ “chết yểu” trước sự soán ngôi của trung tâm thương mại, Liệu chợ truyền thống có thể “hồi sinh”, vì nó có chỗ đứng nhất định trong một bộ phận khách hàng, đặc biệt là du khách nước ngoài.

Lợi thế đặc thù

So với trung tâm thương mại hiện đại, chợ truyền thống vẫn có những lợi thế đặc thù. Về vị trí, chợ truyền thống thường nằm ở những vị trí đắc địa (chợ Bến Thành – trung tâm Q.1; chợ Lớn – trung tâm Q.5; chợ Bà Chiểu – trung tâm Q.Bình Thạnh…); về đối tượng, chợ

truyền thống phục vụ cho các nhóm dân cư có thu nhập đa dạng; về sản phẩm, không nơi đâu bán nhiều mặt hàng đa dạng như chợ truyền thống.

Chợ Bình Tây là một trong những chợ truyền thống lâu đời và có tiếng tại đất Sài Gòn – Gia Định xưa. Đến nay, chợ Bình Tây vẫn giữ được chức năng như thuở ban đầu của nó. Điểm khác biệt là giờ đây, khu chợ này đã được sắp xếp một cách quy củ hơn, từng khu vực được bày bán những nhóm mặt hàng khác nhau.

Tại chợ Bình Tây, theo chúng tôi quan sát, có khu dành riêng cho các sản phẩm gia dụng bằng inox, khu bán nón bảo hiểm, khu quần áo, khu khăn mặt, khu rau củ, khu trái cây, khu thịt, khu hải sản… Tuy nhiên, điểm khác biệt so với siêu thị là từng khu vực được phân bố diện tích khá rộng, có nhiều chủ hàng riêng lẻ nên khách có thể tự do đối chiếu giá bán.

Chợ truyền thống vẫn có chỗ đứng riêng

Một trong những nét riêng biệt nổi bật của chợ truyền thống là nơi “tập kết” của các sản phẩm làng nghề và dễ tìm các món hàng “độc” nên thu hút một lượng đối tượng khách hàng nhất định, đặc biệt là khách nước ngoài.

Với lợi thế là đầu mối của các đại lý bán lẻ, chợ truyền thống thu hút các tiểu thương cấp 2 (các cửa hàng nhỏ ở khu dân cư) lấy hàng với số lượng lớn. Chị Thủy, chủ quần bánh mứt 677 tại chợ Bình Tây cho biết, doanh thu chủ yếu của chị là bỏ mối cho tiểu thương các tỉnh. Các tiểu thương này có khi đến từ các tỉnh rất xa, cả ở miền Trung hay tận mũi Cà Mau.

Sở dĩ khách hàng đến từ các tỉnh xa như vậy vì chợ truyền thống ở TP.HCM vốn được xem là đầu mối tiêu thụ hàng giá sỉ của khu vực phía Nam. Khách ở tỉnh xa thường mua sỉ với số lượng lớn. Cũng chính vì vậy mà những thực phẩm khô như bánh mứt, đậu, đồ hộp,

thực phẩm đóng gói; các mặt hàng như vải vóc, mỹ phẩm, đồ gia dụng… và sản phẩm làng nghề được xem là những mặt hàng đặc trưng có giá trị gia tăng của chợ truyền thống.

Chị Bùi Thu, nhà ở quận Tân Bình cho biết, nhà chị ở ngay chợ Tân Bình nên từ trước tới giờ chị không bao giờ mua hàng trong siêu thị, mặc dù thỉnh thoảng chị vẫn thích đi siêu thị nhưng chủ yếu đi dạo là chính. Chị Thu phân trần: “Vì sống gần chợ nên tôi đã quá quen với chất lượng sản phẩm và giá cả ở đây, nếu so với giá ở siêu thị thì giá ở chợ rõ ràng là cạnh tranh hơn. Chính vì vậy gia đình tôi cũng tiết kiệm được phần nào chi tiêu hàng ngày”.

Mơ “sự tái sinh”

Chị Bùi Ngọc Thạch, một thương lái từ Bình Dương không chút ngần ngại chia sẻ: “Tụi tui thường xuyên phải lấy sỉ các mặt hàng tạp hóa với số lượng lớn để về bán lại, do đó bằng mọi cách phải tìm cho được giá gốc mới có lãi, nếu không có chợ truyền thống thì tụi tui không biết lấy hàng ở đâu”.

Hầu hết các tiểu thương ở các tỉnh đều cho biết, khi lên Sài Gòn lấy hàng, chợ truyền thống chính là địa chỉ họ tìm đến. Với việc mua sỉ, họ có thể mua được với giá ưu đãi và đây là lợi thế mà siêu thị và trung tâm thương mại không có được. Ngoài ra, mua món gì thanh toán món đó, có thể trả giá… cũng là lợi thế của chợ truyền thống.

Đối với khách hàng mua lẻ, chị Tú Trinh, nhà ở quận 2 chia sẻ: “Đôi lúc tôi lại thích “la cà” ở chợ hơn là ở siêu thị, vì ở chợ tôi còn được trò chuyện với người bán hàng, quầy nào đều có chủ của quầy đó, nên được tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau”. Đây cũng là một điểm khác biệt giữa chợ truyền thống và siêu thị, người đi siêu thị chỉ tiếp xúc với sản phẩm và nhân viên thu ngân, trong khi đi chợ, họ thích mua hàng của người nào thì đến quầy người đó.

Trong định hướng quy hoạch phát triển mạng lưới chợ truyền thống giai đoạn từ năm 2011 – 2015, TP.HCM quyết định giữ lại tất cả các chợ đầu mối như chợ đầu mối Bình Điền (đầu mối hàng hóa từ miền Tây lên), chợ đầu mối Thủ Đức (đầu mối hàng hóa khu vực miền Đông). Bên cạnh đó, thành phố tiếp tục nâng cấp, hiện đại hóa 31 chợ khác.

Đối với hệ thống các chợ đặc thù chuyên kinh doanh hàng công nghiệp như chợ hóa chất, vải sợi, nguyên liệu ngành may, hàng may mặc, giày da, hàng công nghiệp thực phẩm, hàng gia dụng… đều tiếp tục được duy trì hoạt động trên cơ sở đầu tư nâng cấp để mang dáng dấp của các trung tâm giao dịch, các đầu mối buôn bán phục vụ cho toàn khu vực phía Nam chứ không chỉ “gói gọn” trên địa bàn TP.HCM.

Ông Richard Leech, Giám đốc Điều hành CBRE Việt Nam nhận định: “Sự “tái sinh” của chợ truyền thống sẽ tạo ra một mô hình bán lẻ hiện đại và tiện lợi. Qua đó, chợ truyền thống đóng vai trò như một khách hàng lớn thu hút khách hàng đến trung tâm thương mại”.

Theo các chuyên gia, điểm yếu của chợ truyền thống là công tác quản lý thường lỏng lẻo. Ngoài ra, hàng nhái, hàng giả cũng là vấn đề nhức nhối của chợ truyền thống từ bấy lâu

nay. Chính vì vậy, để phát huy lợi thế và vực dậy chợ truyền thống, công tác quản lý và “điểm mặt” nguồn gốc hàng hóa phải tiến hành rốt ráo và công khai.

Thời gian gần đây, chợ truyền thống trên địa bàn TP.HCM đã được quy hoạch lại và hoàn thiện cả về giao thông, môi trường, không gian quầy hàng, an ninh trật tự và cách ứng xử của các tiểu thương. Với những lợi thế nêu trên và thói quen mua sắm của người dân, chợ truyền thống có nhiều điều kiện để “mơ” đến sự “hồi sinh” trong nay mai.

Một phần của tài liệu Các định chế bán lẻ ở Việt Nam (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w