Kết hợp giữa chợ truyền thống và trung tâm thương mại (TTTM)

Một phần của tài liệu Các định chế bán lẻ ở Việt Nam (Trang 72 - 74)

4. NHẬN ĐỊNH VÀ GIẢI PHÁP CỦA NHÓM CỦA NHÓM

4.2.2. Kết hợp giữa chợ truyền thống và trung tâm thương mại (TTTM)

Theo nhận định của nhóm, xu hướng tương lai của thị trường bán lẻ Việt Nam là sự kết hợp giữa chợ truyền thống và trung tâm thương mại (TTTM). Theo đà tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam và thị trường bán lẻ, cùng với sự phát triển về đô thị và khu dân cư thì các TTTM, siêu thị và đại siêu thị dần trở nên là một phần của nhu cầu tiêu dùng trong cuộc sống của người Việt Nam.

Các TTTM lớn đã và đang dần thay đổi thói quen mua sắm của người Việt Nam từ các chợ truyền thống, cửa hiệu trên các tuyến phố và các siêu thị quốc doanh sang các siêu thị

hiện đại, TTTM, khu mua sắm. Người thành thị ngày càng quen với việc đến các TTTM hiện đại để mua sắm.

Do đó, dù thị trường bất động sản ở nước ta lên xuống thất thường nhưng riêng phân khúc mặt bằng bán lẻ (MBBL) tại các TTTM thì vẫn phát triển rất ổn định và sẽ còn phát triển rất mạnh trong tương lai.

Theo thống kê của CBRE Việt Nam, diện tích MBBL tại các TTTM ở TPHCM hiện nay đã tăng gấp đôi trong 3 năm qua và tăng gấp 7 lần cách đây 10 năm. Đến năm 2013, diện tích MBBL sẽ đạt con số 1 triệu m2, gấp 3 lần hiện nay; trong đó, diện tích tại khu vực trung tâm không tăng trưởng nhiều nhưng khu vực ngoài trung tâm lại tăng gấp 7 lần hiện tại.

Chính xu hướng phát triển trên làm xuất hiện tình trạng khan hiếm MBBL hiện đại tại khu vực trung tâm TP, đẩy giá thuê trong khu vực trung tâm lên mức kỷ lục; trong khi đó, các dự án ngoài trung tâm thì đang phải đối mặt với áp lực giảm giá để cạnh tranh.

Nguyên nhân chính của tình trạng trên là sự khan hiếm mặt bằng tại khu vực trung tâm thành phố. Đây không phải là đặc trưng của riêng TPHCM mà hầu hết các thành phố đang phát triển khác ở Châu Á cũng đều gặp phải.

Sự kết hợp giữa chợ truyền thống và TTTM sẽ giải quyết được vấn đề này. Theo mô hình ông giới thiệu thì chợ truyền thống có thể được cải tạo, xây cao ốc thấp tầng. 1, 2 tầng dưới tiếp tục kinh doanh như chợ truyền thống, các tầng trên thì kinh doanh theo hình thức bán lẻ hiện đại. Ông cho rằng: “Sự tái sinh của chợ truyền thống sẽ tạo ra một mô hình bán lẻ hiện đại và tiện lợi”.

Mô hình kết hợp chợ truyền thống và TTTM (nguồn: CBRE Việt Nam)

Việc cải tạo các chợ truyền thống theo mô hình trên sẽ khai thác được rất nhiều lợi thế như: nằm ngay tại khu trung tâm, là vị trí đắc địa cho bán lẻ; và vì là khu vực mua sắm truyền

thống nên có lượng khách hàng thân quen lớn; mặt khác khu vực tập trung dân cư đông nên đối tượng khách hàng và các nhóm thu nhập đa dạng…

Mô hình khu bán lẻ với một phần là chợ truyền thống, một phần là TTTM hiện đại sẽ không làm mất những khách hàng quen thuộc của chợ truyền thống; đồng thời thu hút thêm lượng khách trẻ, thu nhập cao thích thú với mô thức bán lẻ hiện đại.

Ngoài ra, với mô hình này, khách hàng của chợ truyền thống cũng có thể đến khu TTTM mua sắm, đóng vai trò khách hàng lớn của khu bán lẻ hiện đại; khách hàng của TTTM cũng có thể đến chợ truyền thống mua sắm, thu hút nhiều khách hàng có thu nhập cao cho chợ truyền thống.

Tuy nhiên, để thành công với mô hình mới lạ này, ông Richard Leech cho là công tác quản lý của chợ truyền thống và TTTM phải được kiểm soát chặt chẽ, chú ý kỹ đến chất lượng hàng hóa, thương hiệu, đội ngũ nhân viên, phân bổ hợp lý vị trí các ngành hàng…

Một phần của tài liệu Các định chế bán lẻ ở Việt Nam (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w