Đánh giá hoạt động hiệp hội ngành hàng da giầy xuất khẩu Việt Nam.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU CỦA HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG DA GIẦY XUẤT KHẨU VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 68 - 72)

- Nền kinh tế Châu Âu đang có chiều hướng suy thoái, lạm phát tăng cao, việc giá cả tăng sẽ có ảnh hưởng nặng nề hơn cho người tiêu dùng có thu nhập thấp –

2.3. Đánh giá hoạt động hiệp hội ngành hàng da giầy xuất khẩu Việt Nam.

Việt Nam.

2.3.1. Thành tựu.

2.3.1.1. Tập hợp những ý kiến đóng góp và những kiến nghị của hội viên lên Đảng, Nhà nước, các Bộ, thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với nhà nước.

Trên lĩnh vực đại diện cho lợi ích của các doanh nghiệp, thực tế cho thấy hiệp hội đã đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường, chính sách phát triển ngành, thể hiện tích cực vai trò đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp nhằm phát triển kinh tế ư xã hội của đất nước.

Với vai trò đại diện cho các doanh nghiệp, các hiệp hội đã thông qua việc cùng với các cơ quan chính quyền tổ chức các cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp và chính quyền nhằm tháo gỡ những vướng mắc và tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp. ở Trung ương, hàng năm các hiệp hội ngành hàng đã tham gia cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với văn phòng Chính phủ tổ chức cuộc gặp của Thủ tướng với doanh nghiệp. Ở địa phương, lãnh đạo của nhiều tỉnh cũng thường xuyên phối hợp với chi nhánh của Hiệp hội tổ chức các cuộc đối thoại giữa chính quyền với doanh nghiệp. Các cơ chế tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp thông qua các Hiệp hội ngành hàng và các hiệp hội doanh nghiệp đang ngày càng được mở rộng. Các kiến nghị và tác động của hiệp hội doanh nghiệp cũng đã tích cực thúc đẩy quá trình đổi mới thủ tục hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước, dễ nhận thấy nhất đó là việc đổi mới trong khâu đăng ký thành lập doanh nghiệp, thủ tục hải quan, thuế..

2.3.1.2. Hỗ trợ các hội viên chú trọng phát triển cả thị trường trong nước lẫn thị trường nước ngoài và đẩy mạnh xuất khẩu.

Thông qua các hiệp hội, hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng - đối tác, mở rộng thị trường xuất khẩu đã được thực hiện có hiệu quả. Hiệp hội đã tiến hành điều tra khảo sát xác định lợi thế cạnh tranh của hàng Việt Nam so với một số hàng hoá tương ứng của các nước khác qua

đó khuyến nghị các hội viên phát triển chiến lược cạnh tranh và chuẩn bị tích cực để thâm nhập vào thị trường mới, đồng thời cùng các hội viên, các cơ quan nhà nước tích cực xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội để thực hiện những chiến lược đầu tư và xuất khẩu mang tính cơ bản, lâu dài.

Hiệp hội đã thực sự là đầu mối đại diện tham gia vào các diễn đàn thế giới và trong khu vực, là cầu nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp quốc tế. Một dấu hiệu đáng mừng là các hiệp hội trong các lĩnh vực kinh tế trọng điểm của Việt Nam đều đã thiết lập quan hệ hợp tác với các hiệp hội tương ứng của các nước và trong khu vực và các hiệp hội doanh nghiệp này đã tích cực nói lên tiếng nói của các doanh nghiệp, các nhà sản xuất Việt Nam, tích cực bảo vệ lợi ích thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam trong các mối quan hệ thương mại song phương và đa phương.

Nhằm thúc đẩy cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp, gần đây nhiều hiệp hội cũng đã có chương trình hợp tác với các ngân hàng thương mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh tế gia đình tiếp cận được tốt hơn đối với các nguồn vốn chính thức.

2.3.1.3. Khuyến khích các hội viên ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu và quảng bá nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam.

- Ngành giầy có 507 doanh nghiệp với khoảng gần 850 dây chuyền đồng bộ, với năng lực sản xuất triệu đôi giầy/năm.

Ngày càng nhiều các Doanh nghiệp đầu tư mạnh vào đổi mới công ngh, ứng dụng tự động hóa trong lĩnh vực thiết kế và phát triển sản phảm như Công ty Giày Thái Bình, Cty Cổ phần Giày An Lạc, Cty Giày Việt (Vina Giày), Cty Biti’s… từng bước chuyển đổi từ gia công sang tự sản xuất và xuất khẩu trực tiếp, chủ động cân đối đầu vào, đầu ra. Các doanh nghiệp tập trung nâng câp, đồng bộ hóa dây chuyền sản xuất: từ nghiên cứu thiết kế mẫu mã, cân đối nguyên liệu và các điều kiện cần thiết, đến tổ chức quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cùng các dịch vụ đi kèm.

Ngành công nghiệp phụ trợ, sản xuất vật tư nguyên liệu và máy móc thiết bị phục vụ cho ngành chưa phát triển. phần lớn vật tư nguyên phụ liệu vẫn phải nhập khẩu (chiếm khoảng 60%) từ Trung Quốc, Đài Loan và một số nước khác trên thế giới…Tuy nhiên HIệp hội đang nghiên cứu hướng đi mới, tập trung nghiên cứu phát triển công nghiệp phụ trợ, sản xuất vật tư. Cũng như đầu tư cho công nghệ thuộc da – một khâu rất yếu của ngành công nghiệp da giầy. Toàn ngành có trên 40 cơ sở thuộc da. Các cơ sở có quy mô sản xuất nhỏ, chưa có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, còn gây ô nhiễm và chưa có đủ điều kiện kiểm tra để hạn chế hàm lượng hóa chất độc hại. Vì thế, hỗ trợ các Doanh nghiệp hoàn thiện và phát triển thêm các cơ sở thuộc da là mục tiêu ưu tiên trong thời gian tới của Hiệp hội.

- Hiệp hội đã quy tụ được một số nhà sản xuất và Doanh nghiệp xuất khẩu lớn thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia vào Hiệp hội, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và tổ chức cho hội viên tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước nhằm phát triển thị trường và quảng bá sản phẩm hàng hóa Việt Nam

- Hỗ trợ các hội viên chú trọng phát triển cả thị trường trong nước lẫn thị trường nước ngoài và đẩy mạnh xuất khẩu.

2.3.1.4. Hiệp hội có trang web riêng để cung cấp thông tin và quảng bá sản phẩm.

Hầu hết các thành viên hiệp hội Da –Giầy VN đều đã có trang web riêng cung cấp thông tin và quảng bá sản phẩm. Các Hiệp hội ngành hàng đã cung cấp thông tin thị trường, giá cả và tình hình sản xuất cho các hội viên tương đối kịp thời, phong phú, nhờ đó mà nhiều hội viên đã kịp thời chuyển đổi phương thức và mặt hàng kinh doanh, mở rộng quy mô và định hướng phát triển sản xuất – kinh doanh.

Một số trang web của Hiệp hội:

(1) Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam - Email: hhdg@hn.vnn.vn - Website:

www.lefaso.org.vn

Tel: 84-4-7281560/7281562 - Fax: 84-4-7281561

(2) Hiệp hội Da - Giầy TH Hồ Chí Minh: http:www.sla.org.vn (3) @f shoesleather@fpt.vn pt.vnsleather@

Ngoài ra, Hiệp hội còn có những kênh thông tin khác, như sách, báo, tạp chí, …các ấn phẩm mà Hiệp hội ban hành như:

(1) Bản tin phát hành hàng tháng tới các DN hội viên và các DN trong ngành để cung cấp các thông tin về sản xuất - kinh doanh, công nghệ, quản lý và đào tạo... Đồng thời, tạo cầu nối giữa LEFASO VN, các DN hội viên với các bạn hàng và những người quan tâm tới sự phát triển của ngành CN Da - Giầy VN nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác và sự hiểu biết lẫn nhau. Trong tương lai bản tin sẽ được phát hành bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt.

(2)Cuốn danh bạ song ngữ (Anh - Việt) giới thiệu về Hiệp hội Da - Giầy VN được phát hành 1 năm một lần với những thông tin cập nhật mới nhất về các DN hội viên và các DN khác trong ngành. Cuốn sách đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp rất bổ ích từ nhiều nhà lãnh đạo, bạn hàng và các tổ chức quốc tế khác.

2.3.2. Tồn tại.

2.3.2.1. Chưa thực hiện tốt chức năng đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp hội viên

Tiếng nói của Hiệp hội trong lĩnh vực tư vấn cho các cơ quan chính quyền còn yếu ớt, ít tính thuyết phuc, không tính toán được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp hội viên. ít sức thuyết phục, thậm chí thiên lệch không tính đến lợi ích lâu dài của hội viên và cộng đồng doanh nghiệp. Có hiệp hội doanh nghiệp chưa thoát khỏi tư duy bao cấp, do vậy trong xu thế đẩy mạnh tiến trình đổi mới và hội nhập thay vì tập trung kiến nghị những giải pháp hỗ trợ nâng cao sức cạnh tranh, họ vẫn còn đưa ra những kiến nghị nặng về bảo hộ, củng cố và tăng cường vị thế độc quyền của các doanh nghiệp hội viên (trong một số trường hợp chỉ là một số ít hội viên lớn), làm phương hại đến lợi ích của khối doanh nghiệp nhỏ và vừa và cả nền kinh tế.

Hội viên các hiệp hội chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân chiếm tỉ trọng nhỏ, và có rất ít doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia hiệp hội.

Toàn ngành Da – Giầy Việt Nam có 373 doanh nghiệp trong đó chỉ có 115 doanh nghiệp là hội viên hiệp hội ( số liệu năm 2007)

2.3.2.2. Bị động, lúng túng, không đưa ra được những dịch vụ mang lại lợi ích thiết thực cho hội viên trong lĩnh vực xúc tiến hỗ trợ kinh doanh.

Cơ sở thông tin của họ quá nghèo nàn chưa tiếp cận được các công nghệ thông tin hiện đại; chất lượng các hoạt động đào tạo, tư vấn thấp, thiếu các hoạt động hỗ trợ xúc tiến đa dạng và hiệu quả. Hoạt động của một vài Hiệp hội còn mang nặng tính chất mặt trận - bảo trợ xã hội, chưa thực sự phát huy được vai trò của một tổ chức xã hội - nghề nghiệp của giới doanh nghiệp.

2.3.2.3. Yếu kém về mặt tài chính và nhân sự tạo nên vòng luẩn quản, bế tắc của hiệp hội.

Do những mặt yếu kém và khó khăn về tài chính và nhân sự nêu trên tạo nên một vòng luẩn quẩn của không ít các hiệp hội: ảnh hưởng xã hội, uy tín và chất lượng hoạt động không cao, không những không hấp dẫn được thêm hội viên mới, mà còn làm cho hội viên cũ chán nản không tham gia vào hoạt động của hiệp hội, không đóng hội phí, từ đó hoạt động của hiệp hội co hẹp, nguồn thu giảm sút, hiệp hội không đủ khả năng giải quyết dứt điểm những khó khăn của mình. Một số hiệp hội thừa nhận họ đang trong tình trạng bế tắc, lúng túng, chưa có lối ra.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU CỦA HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG DA GIẦY XUẤT KHẨU VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w