Giới thiệu hội chợ Global Shoe tại Đức.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU CỦA HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG DA GIẦY XUẤT KHẨU VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 59 - 61)

Hội chợ Global Shoe hàng năm tổ chức 2 kỳ vào tháng 3 và tháng 9 tại Dusseldorf - Đức được đánh giá là sự kiện giầy dép lớn nhất thế giới với sự hội tụ của gần 1400 nhà trưng bày và hơn 4000 khách tham quan từ 63 quốc gia trên thế

giới. Từ năm 2003, được sự hỗ trợ của chương trình XTTM - Bộ Thương mại, Hiệp hội Da - Giầy Việt nam đã tổ chức thường xuyên đoàn DN tham gia trưng bày tại hội chợ - 2 lần trong một năm.

Tuy nhiên, để tham gia hội chợ đạt hiệu quả các DN cần phải nắm bắt đầy đủ các thông tin về hội chợ cũng như cách thức chuẩn bị thật tốt trước khi tham gia

Nắm bắt được nhu cầu trên, Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam phối hợp cùng với Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức - Đại diện Messe Duesseldorf tại Việt Nam và Ban tổ chức hội chợ Global Shoes của Công ty Hội chợ Messe Duesseldorf tổ chức cuộc hội thảo giới thiệu về Hội chợ và cách thức tham dự cũng như tình hình thị trường giày da trên thế giới và Việt Nam.

Nội dung cuộc hội thảo sẽ tập trung giới thiệu cụ thể các thông tin chi tiết về giá cả, gian hàng Hội chợ Global Shoes, hướng dẫn đăng ký tham gia hội chợ. Thị trường ngành giày da thế giới, các thị trường tiềm năng thế giới về sản xuất, xuất nhập giày da, xu hướng thị trường thế giới. Đánh giá ngành giày da Việt Nam, thách thức và cơ hội tăng khả năng cạnh tranh quốc tế giữa thị trường giày da Việt nam với thị trường trong khu vực như Đài Loan, Indonesia và Trung Quốc. Đồng thời sẽ giải đáp các thắc mắc và các yêu cầu của người tham dự đối với hội chợ, tư vấn sản phẩm trưng bày tại hội chợ.

Thời gian: 18h00 ngày 24/04/2007

Địa điểm: Phòng họp C, tầng 1 - Khách sạn Omni, 253 Nguyễn Văn Trỗi, Q. Phú Nhuận, TP. HCM

Người trình bày: Ông Peter Kern - Chuyên gia tư vấn

Ông Marc Eberhardt, Giám đốc Hội chợ Global Shoe, Công ty Mess Dusseldorf

Ăn tối 19h30 tại khách sạn Omni

Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam trân trọng kính mời Quý DN tới tham dự Hội thảo trên.

2.2.4. Về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế cho các doanh nghiệp

Thời gian qua, ngành da – giầy Việt Nam đã phải đối mặt với khó khăn nổi cộm về tranh chấp quốc tế, rất nhiều các doanh nghiệp da – giầy VN, Hiệp hội da –

giầy Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước, các đối tác (như Mĩ,…) đã phải vào cuộc để giải quyết vụ việc này. Trong đó, sự tham gia của Hiệp hội là tích cực và có đóng góp rất quan trọng.

Ngày 07/07/2005 Uỷ ban Châu Âu (EC) đã chính thức thông báo quyết định mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với các sản phẩp giầy mũ da của Việt Nam và Trung Quốc theo đơn kiện của liên minh ngành sản xuất giầy da Châu Âu. Có 33 mã sản phẩm bị điều tra bán phá giá.

Trong số các mã hàng bị kiện, nhóm hàng tập trung nhiều nhất là hàng giầy dép da cao cấp, gồm đầy đủ các chủng loại, kể cả giầy dép thể thao, điền kinh là sản phẩm công nghệ cao lẽ ra phải được miễn, nhưng EU cũng đưa vào danh mục kiện. Có 63 nhà xuất khẩu của Việt Nam bị liệt kê trong đơn kiện, gồm cả các nhà đầu tư trong nước và cả các nhà đầu tư nước ngoài. Vì thế, sự chuẩn bị kỹ lưỡng của nhà sản xuất sẽ rất cần thiết và có lợi trong khi điều tra, nhằm đáp ứng được những yêu cầu của phía EU.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi bắt đầu vụ kiện, các doanh nghiệp xuất khẩu phải đưa danh sách các công ty vào nhóm mẫu điều tra. Tuy nhiên, bày tỏ tháy độ tôn trọng nước xuất khẩu, EU đã để cho phía Việt Nam giới thiệu danh sách những doanh nghiệp trong nhóm mẫu để kiểm tra. Nếu doanh nghiệp nào yêu cầu được đối xử riêng, cũng phải có những phản ứng trong thời hạn này. Trong thời gian điều tra, các doanh nghiệp phải có số liệu chứng minh rằng đã đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn của lền kinh tế thị trường, để chứng minh không bán phá giá.

2.2.4.1. Thiệt hại của việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU CỦA HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG DA GIẦY XUẤT KHẨU VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 59 - 61)