0
Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Hiệp hội ngành hàng là tổ chức tư vấn cho Chính phủ về những vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU CỦA HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG DA GIẦY XUẤT KHẨU VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 41 -43 )

1.2.Hoạt động hiệp hội ngành hàng xuất khẩu và phát triển hiệp hội ngành hàng.

1.4.2. Hiệp hội ngành hàng là tổ chức tư vấn cho Chính phủ về những vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế.

đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế.

đang trong quá trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là phải tiến hành rất nhiều các cuộc đàm phán gia nhập. Trong đó, bao gồm cả các cuộc đàm phán đa phương và song phương. Nội dung của các cuộc đàm phán gia nhập kể cả đa phương lẫn song phương bao giờ cũng tập trung giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu đối tác chấp thuận việc mở cửa thị trường đối với những ngành hàng mà mình có lợi thế cạnh tranh và hạn chế đến mức cần thiết việc mở cửa thị trường đối với những mặt hàng mà các doanh nghiệp trong nước còn có khả năng cạnh tranh thấp. Ngoài ra, có một số ngành mang tính nhạy cảm, liên quan đến các vấn đề như tôn giáo, an ninh quốc gia, xã hội,... đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ. Đây là những vấn đề động chạm mạnh đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp hội viên của hiệp hội.

Vì vậy, cho nên trong thực tế ở các nước cũng như ở nước ta, thái độ chủ quan của các Hiệp hội ngành hàng về tham gia hội nhập rất khác nhau. Đối với những ngành hàng mà các doanh nghiệp của Hiệp hội có khả năng cạnh tranh cao và Hiệp hội nhận thấy việc mở cửa hội nhập sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng các doanh nghiệp của mình cơ hội phát triển tốt hơn, thì các Hiệp hội ngành hàng đó thường ủng hộ các chủ trương hội nhập của Chính phủ. Ngược lại, những ngành hàng mà khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành còn thấp, thì các Hiệp hội lại chính là người dè chừng với chủ trương hội nhập của chính phủ. Thậm chí trong một số trường hợp còn phản đối chủ trương hội nhập của chính phủ.

Do đó, để đảm bảo lợi ích một cách tổng thể, các chính phủ phải có chiến lược mở cửa thị trường, xác định lộ trình mở cửa đối với từng ngành hàng tuỳ theo năng lực cạnh tranh của hàng hoá và doanh nghiệp. Đó là một thực tế và yêu cầu các hiệp hội chủ động tham gia xây dựng lộ trình hội nhập trong đàm phán. Vấn đề là ở chỗ, muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện hội nhập các hiệp hội phải tìm cách nâng dần khả năng cạnh tranh của ngành mình. Tuy nhiên, cùng với các Hiệp hội ngành hàng các chính phủ cũng có chiến lược bảo hộ thích hợp đối với các ngành hàng còn yếu kém.

Với chức năng tư vấn cho chính phủ trong quá trình đàm phán hội nhập, Hiệp hội ngành hàng phải cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến thực trạng của

ngành hàng mình, kể cả thực trạng trong nước lẫn thực trạng của phía đối tác mà hiệp hội nắm được.

Cùng với việc cung cấp các thông tin, các hiệp hội phải đề xuất với chính phủ về mức độ và lộ trình mở cửa thích hợp để chính phủ có căn cứ và quyết định phương án đàm phán nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất. Bản chất của đàm phán là sự cân nhắc, so sánh các lợi ích của mình và đối tác, nên khi có các thông tin chính xác về thực trạng, nhất là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước và của đối tác thì các đoàn đàm phán mới đưa ra được phương án tối ưu.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU CỦA HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG DA GIẦY XUẤT KHẨU VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 41 -43 )

×