1.2.Hoạt động hiệp hội ngành hàng xuất khẩu và phát triển hiệp hội ngành hàng.
1.2.3. Phương thức hoạt động của hiệp hội ngành hàng:
1.2.3.1. Về phương thức hoạt động:
- Hiệp hội ngành hàng không chỉ hoạt động như một cơ quan quản lý kinh doanh, không can thiệp vào các hoạt động tự chủ của các đơn vị thành viên. Bản thân
Hiệp hội không tổ chức hoạt động kinh doanh lợi nhuận, mà chỉ có thể tổ chức một số dịch vụ phục vụ nội bộ Hiệp hội để gây quỹ hoạt đông tự trang trải kinh phí hoặc tạo thêm phúc lợi tập thể.
- Các hoạt động chung đươc huy đông lực lượng từ cá đơn vị thành viên với sự phân công hợp lý có sự điều phối của cơ quan điều hành Hiệp hội. Bộ máy giúp việc vơ quan điều hành Hiệp hội rất gọn nhẹ, chủ yếu là thuê theo hợp đồng (bao gồm chuyên gia, nhân viên).
- Mọi chủ trương của Hiệp hội ngành hàng để là thông tin qua thương lượng dân chủ, bình đẳng giữa các thành viên, phục vụ quyền lợi chung của các doanh nghiệp trong Hiệp hội, có sự nhất trí cao.
- Tài chính (thu, chi kinh phí hoạt động) phải cong khai, minh bạch, có chức danh kiểm soát và chế độ báo cáo. Phần kinh phí kết dư khong được phân chia cho cá nhân, phải để lại quỹ để chi đúng mục đích. Kinh phí đóng góp của các đơn vị thành viên được quy định trong điều lệ, cũng có thể tự nguyện đóng góp thêm. Khi hợp nhất, chia tách hoặc giải thể chấm dứt hoạt động cần phải kiểm kê, đánh giá tài sản và thống nhất cách sử lý.
-Việc gia nhập hoặc rút ra khỏi Hiệp hội là hoàn toàn tự nguyện. Khi tham gia, mỗi đơn vị thành viên không hoạt động riêng trái với thỏa thuận chung ảnh hưởng đến các thành viên khác;được đảm bảo quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ.Các biện pháp cạnh tranh với đối tác bên ngoài cần được phối hợp.
- Đại diện đơn vị thành viên là giám đốc hoặc người được ủy quyền. Cơ cấu thành viên Hiệp hội do điều lệ quy định.
- Các nguồn thu kinh phí của Hiệp hội ngành hàng bao gồm: Đóng góp vào Quỹ của các đơn vị thanh viên (do Đại hội quy đinh.Tài trợ của các tổ chức và cá nhân (trong nước và nước ngoài). Hỗ trợ của Nhà nước do đóng góp có hiệu qur vào các nhiệm vụ của Nhà nước. Các nguồn thu khác hợp pháo như lãi gửi tiết kiệm, dịch vụ gây quỹ…
diện các đơn vị thành viên với nhiệm kỳ 2 hoạc 3 năm. Tùy quy mô hiệp hội, có thể có Chủ tịch, Phó chủ tịch, Tổng thư ký. Thành viên Ban điều hành nói chung là những giám đốc đơn vị thành viên kiêm nhiệm, chỉ trường hợp Hiệp hội ngành hàng quy mô toàn quốc mới có người chuyên trách (Tổng tư ký). Nói chung, mô hình tổ chức cơ quan điều hành thường gọn nhẹ với số cán bộ, nhân viên giúp việc tối thiểu.
1.2.3.2. Về hình thức tổ chức:
Hiệp hội được thành lập và hoạt động sau khi Đại hội các hội viên nhất trí thông qua điều lệ và được Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan quản lý Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho phép thành lập và phê chuẩn. – tổ chức của hiệp hội ngành hàng gồm:
(1) Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu hội viên của hiệp hội. (2) Hiệp hội đồng quản trị
(3) Ban kiểm tra, điều phối và hòa giải (4) Cơ quan giúp việc hội đồng quản trị
Cơ quan thường trực Hội đồng quản trị: Chủ tịch, Phó chủ tịch thường trực, Tổng thư ký và một số ủy viên.
-Ban kiểm tra gồm một số thành viên của Hội đồng quản trị với nhiệm kỳ 3 năm. Ban kiểm tra có 3 Ủy viên trong đó có 1 Trưởng ban thực hiện theo quy chế được HĐQT thông qua. Ban kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra tư cách địa biểu tham dự đại hội; kiểm tra việc thực hiện theo Nghị quyết của Đại hội của Hội đồng quản trị; trước hội nghị hàng năm trước Đại hội kiểm tra về tài chính và báo cáo kết quả kiểm tra trước Hội đồng quản trị.
- Để giúp việc cho Hội đồng quản trị, hiệp hội thành lập Văn phòng của Hiệp hội do Tổng thư ký hiệp hội phụ trách.
1.2.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệp hội ngành hàng:
1.2.3.1. Nhận thức và tiền lực kinh tế của cộng đồng doanh nghiệp
Nhận thức:
Yếu tố nhận thức có vai trò rất lớn đối tới sự hình thành và phát triển của các Hiệp hội ngành hàng. Tuy các Hiệp hội có điều lệ, có quy chế hoạt động và các ràng
buộc nhất định, song nhìn chung là dựa trên cơ sở tự giác nhận thức của các doanh nghiệp. Vì vậy, để các Hiệp hội hình thành và phát triển, trước hết cần phải nhận thức đúng vai trò, tính chất và chức năng của Hiệp hội. Đối với doanh nghiệp là những người trực tiếp sản xuất, kinh doanh và tự nguyện đứng trong hàng ngũ của hiệp hội, phải hiểu rằng Hiệp hội chính bảo vệ quyền lợi cho họ, phản ánh tâm tư nguyện vọng của hộ đối với chính quyền các cấp và đứng ra đáu tranh vì quyền lợi của họ trước cộng đồng quốc tế. Để hiệp hội mạnh và đảm nhận được các chức năng này họ phải có tráh nhiệm xây dựng hiệp hội, chọn những người có năng lúc đứng vào hàng ngũ lãnh đạo của Hiệp hội, phải tích cực tham gia thực hiện các quyết định của Hội, mạnh dạn đề xuất những sáng kiến củn cố và phát triển hiệp hội và phát triển hiệp hội và phải đóng hội phí, lệ phí đầy đủ để góp phần xây dựng hội ngày càng lớn mạnh. Nếu doanh nghiệp không đứng trong hang ngũ của một tổ chực hiệp hội của nước mình đẻ nâng cao sức cạnh tranh của cả ngành, thì rõ ràng rất bất lợi và thường bị thua thiệt.
Tiềm lực kinh tế của các doanh nghiệp thành viên
Một hiệp hội có nhiều doanh nghiệp hội viên mạnh thì sẽ gặp thuận lợi lớn trong việc tổ chức triển khai các chương trình hành động của mình. Các doanh nghiệp lớn bao giờ cũng có các bộ phận tiến hành các hoạt động Marketing, xúc tiến thương mại, thông tin… Đây cũng là những nhiệm vụ quan trọng của hiệp hội, vì vậy giữa ban lãnh đạo hiệp hội và các doanh nghiệp hội viên có thể hợp tác với nhau.
Chính các doanh nghiệp lớn mới thực sự có nhu cầu thực sự về đào tạo, tư vấn và các nhu cầu khác phù hợp với chức năng của hiệp hội. Do đó khi hiệp hội tiến hành tổ chức một hoạt động nào đó thì sẽ lôi kéo đông đảo các doanh nghiệp hội viên tham gia và như vậy trên cơ sở đó, các hoạt động dịch vụ có thu của hiệp hội mới phát triển.
Khung khổ pháp lý.
Khung khổ pháp luật chính là sự cụ thể hóa sự thừa nhận và sự quan tâm của nhà nước và xã hội đối với sự tồn tại và phát triển của Hiệp hội ngành hàng.
Nước ta suốt một thời gian dài nhìn chung các hiệp hội ngành hàng chưa được pháp luật thừa nhận. Gần đây, nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, cũng
như nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của ngành/doanh nghiệp và các sản phẩm hàng hóa - dịch vụ, vai trò của các hiệp hội ngành hàng mới được củng cố và phát huy. Một số văn bản pháp lý về hiệp hội ngành hàng bắt đầu được ban hành, nhờ đó mà các hiệp hội ngành hàng có cơ sở pháp lý để tồn tại và phát triển.
Vai trò của cơ quan quản lý đối với Hiệp hội
Hiệp hội ngành hàng ra đời và hoạt động tương đối độc lập theo những nguyên tắc riêng như tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động các hiệp hội vẫn có mối quan hệ với các cơ quan chính quyền, song đó là mối quan hệ hợp tác và hỗ trợ, các hiệp hội không chịu sự áp đặt từ phía chính quyền.
Ở nước ta, vai trò của nhà nước đối với Hiệp hội còn thể hiện ở chỗ, trong mối quan hệ này nhà nước là người quản lý. Đầu mối quản lý các hiệp hội là vụ tổ chức phi chính phủ - Bộ Nội vụ, đó là điều cần thiết và hợp lý. Quản lý Nhà nước đối với hiệp hội trong nền kinh tế thị trường đang phát triển. Đồng thời, cần chống những mưu toan biến hiệp hội thành một tổ chức phường, hội, chỉ vun vén lợi ích cục bộ, chống âm ưu lợi dụng hội hiệp hội của những thế lực phản động trong và ngoài nước.
Vai trò của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam không phải là một hiệp hội ngành hàng, về thực chất là một tổ chức phi chính phủ, tính chất và nguyên tắc hoạt động như một hiệp hội doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở nước ta Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có vai trò tác động rất lớn đến hoạt động của các Hiệp hội ngành hàng.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là một trong những tổ chức có vai trò hàng đầu về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Được thành lập năm 1963, với chức năng "xúc tiến mậu dịch giữa Việt Nam với các nước trên thế giới", VCCI trở thành tổ chức xúc tiến thương mại đầu tiên ở nước ta. Cùng với quá trình phát triển, chức năng của VCCI ngày càng được mở rộng. Từ chỗ chỉ bó hẹp trong phạm vi xúc tiến mậu dịch quốc tế (xúc tiến ngoại thương) đến xúc tiến thương mại - đầu tư; rồi xúc tiến kinh doanh nói chung. Từ 1990, trước yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, VCCI trở thành tổ chức độc lập, phi chính phủ và được bổ sung thêm chức
năng. VCCI đã thực sự trở thành tổ chức của cộng đồng doanh nghiệp - một thể chế quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Điều lệ VCCI xác định: VCCI là tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho các hiệp hội doanh nghiệp và các doanh nghiệp mọi thành phần kinh tế đồng thời là tổ chức xúc tiến thương mại, đầu tư. Chức năng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp của VCCI được thể hiện ở một số nội dung dưới đây.
(1) Đại diện để bảo vệ quyền lợi của cộng đồng doanh nghiệp
Một là, mở rộng liên kết, tập hợp các hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế, xây dựng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thống nhất, tham gia tích cực vào quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Hai là, tạo lập kênh thông tin và đối thoại trực tiếp giữa các cơ quan chính quyền và doanh nghiệp; tham gia tích cực vào quá trình xây dựng luật pháp, chính sách kinh tế, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi ở Việt Nam.
Ba là, bảo vệ quyền lợi chính đáng của từng doanh nghiệp, từng nhóm doanh nghiệp để góp phần quan trọng xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh.
(2) Xúc tiến hỗ trợ kinh doanh và đầu tư
Thứ nhất, cung cấp thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp. Do có mối quan hệ mật thiết với các cơ quan của Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp
Thứ hai, tổ chức chắp mối giới thiệu bạn hàng và các hoạt động xúc tiến khác. Thứ ba, tổ chức đào tạo cán bộ cho doanh nghiệp, góp phần xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và đội ngũ doanh nhân Việt Nam