Hiệp hội ngành hàng hỗ trợ, nâng cao khả năng cạnh tranh và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU CỦA HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG DA GIẦY XUẤT KHẨU VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 43 - 46)

1.2.Hoạt động hiệp hội ngành hàng xuất khẩu và phát triển hiệp hội ngành hàng.

1.4.3. Hiệp hội ngành hàng hỗ trợ, nâng cao khả năng cạnh tranh và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.

vệ lợi ích của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.

1.4.3.1. Đối với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Đây là chức năng quan trọng nhất của hiệp hội để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Để làm được việc đó trước hết phải nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về mọi mặt mà trước hết là nhận thức về xu thế khách quan của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Những thuận lợi và khó khăn của quá trình của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đối với doanh nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh bằng việc áp dụng kỹ thuật mới, cải tiến mẫu mã hàng hoá. áp dụng quy trình quản lý mới vào sản xuất như hệ thống quản lý chất lượng theo Bộ tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000... để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, tăng năng suất lao động, hạ giá thành... Nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ngoài các chức năng như tư vấn thông tin, hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên, Hiệp hội ngành hàng còn phải giúp các doanh nghiệp trong việc định hướng từ sản xuất, chế biến, phân phối và xuất khẩu. Để có thể thực hiện được tốt nhiệm vụ này các Hiệp hội ngành hàng cần phải xây dựng chiến lược phát triển cho ngành hàng của mình nhằm định hướng hoạt động cho các doanh nghiệp trong Hiệp hội.

phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu. Hiệp hội ngành hàng còn là người đóng vai trò trung gian giúp các doanh nghiệp trong Hiệp hội phát triển xuất khẩu một cách có hiệu quả, chống các hành vi gian lận, cửa quyền, tranh mua tranh bán trong kinh doanh xuất khẩu.

Thực tế rất nhiều hàng hoá của Việt Nam chất lượng không thua kém gì hàng hoá của nước ngoài nhưng thường có giá thấp hơn nhiều so với một số nước trong khu vực và trên thế giới. Nguyên nhân một phần do tình trạng tranh mua, tranh bán đang diễn ra phổ biến, các doanh nghiệp thường hoạt động đơn lẻ trong quá trình chào hàng, bán hàng cho các công ty nước ngoài, các doanh nghiệp vô hình chung đã tự phá giá hàng hoá của chính mình. Hơn nữa, các công ty nước ngoài thường lợi dụng tình trạng này nhằm ép giá đối với các công ty Việt Nam làm giảm hiệu quả xuất khẩu của Việt Nam.

1.4.3.2. Bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp trong nước trước những rủi ro kinh doanh trên thị trường trong quá trình hội nhập quốc tế.

Với vai trò là người bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp trong nước trước các rủi ro kinh doanh trên thị trường thế giới, Hiệp hội phải cùng với nhà nước đề có các biện pháp bảo hộ thích hợp. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế các nước thường sử dụng các công cụ bảo hộ nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước của mình. Hiện nay nhiều công cụ kỹ thuật được sử dụng để bảo hộ các doanh nghiệp yếu kém, một trong những công cụ như vậy là thuế chống bán phá giá.

Theo như các quy định của WTO bất kỳ hàng hoá nào được bán phá giá với biên độ phá giá lớn hơn hoặc bằng 2% giá xuất khẩu và khối lượng hàng nhập khẩu từ mỗi nước lớn hơn hoặc bằng 3 % đều có thể bị xem xét điều tra xem có chống bán phá giá hay không. Vì vậy, nếu như các doanh nghiệp ồ ạt bán hàng hoá của mình vào một thị trường rất có thể sẽ bị đánh thuế chống bán phá giá. Muốn bảo vệ lợi ích chung cho toàn bộ ngành hàng thì doanh nghiệp phải thông qua Hiệp hội để phối hợp hành động nhằm hạn chế xuất khẩu quá mức vào các thị trường, tránh bị đánh thuế chống bán phá giá của nước nhập khẩu. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp chủ động đối phó với các chính sách bảo hộ của các nước

nhập khẩu.

Ở hầu hết các nước, việc khởi kiện và kháng kiện đều do các Hiệp hội ngành hàng chủ động phát động chứ không phải là do các cơ quan quản lý Nhà nước. Vấn đề khởi kiện và kháng kiện trong các vụ tranh chấp thương mại quốc tế không phải vấn đề là để phán xử ai thắng, ai thua mà là để đòi hỏi các quyền đối xử bình đẳng theo nguyên tắc không phân biệt đối xử. Cho đến nay, các Hiệp hội ngành hàng của chúng ta mới chỉ tập trung vào việc đi hầu kiện mà chưa chủ động trong việc khởi kiện và kháng kiện. Vì vậy, trong thời gian tới các Hiệp hội ngành hàng tuỳ theo điều kiện của mình mà cần thiết thì sẵn sàng khởi kiện và kháng kiện.

Tóm lại: Hiệp hội ngành hàng là cầu nối giữa doanh nghiệp của một ngành hàng với chính phủ và cộng đồng quốc tế, đồng thời bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp hội viên. Hiện nay, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hiệp hội phải hiểu rõ bản chất và tính tất yếu của quá trình này. Từ đó hiệp hội ngành hàng phải tham gia hoặc kiến nghị với chính phủ về chiến lược hội nhập, về công tác hoạch định các chính sách phù hợp với những yêu cầu, cam kết của quá trình hội nhập. Đối với cộng đồng quốc tế, hiệp hội phải tập hợp lực lượng của các hội viên nhằm đấu tranh vì lợi ích chính đáng của mình trên thương trường quốc tế. Cuối cùng và quan trọng nhất là Hiệp hội ngành hàng phải tiến hành các hoạt động để hỗ trợ doanh nghiệp, không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình đó chính là biện pháp bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp một cách bền vững lâu dài.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG DA – GIẦY XUẤT KHẨU VIỆT NAM

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU CỦA HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG DA GIẦY XUẤT KHẨU VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w