các phương tiện và phương pháp khác nhau trong đó việc giáo dục chủ nghĩa Mác- Lênin làm trọng tâm
Trong tình hình diễn biến phức tạp hiện nay, các thế lực thù địch dùng mọi hình thức và thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nhằm làm suy giảm lòng tin của nhân dân và cán bộ đối với chủ nghĩa Mác-Lênin, đối với chế độ xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, những tiêu cực do mặt trái của cơ chế thị trường hàng ngày, hàng giờ cũng tác động vào tư tưởng, tình cảm của cán bộ, đảng viên. Một số đảng viên, cán bộ phai nhạt lòng tin, giảm sút ý chí chiến đấu, suy thoái về đạo đức, lối sống. Do đó công tác giáo dục chính trị tư tưởng và công tác bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong tình hình hiện nay phải hết sức khéo léo, vận dụng linh hoạt mọi hình thức, phương tiện và phương pháp khác nhau để giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền, vận động nhằm ngăn chặn và đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống, làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống xã hội
Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng phải triển khai trên khắp mọi mặt của đời sống xã hội, sử dụng hết tất cả sức mạnh vật chất của chế độ để làm tốt công tác này. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng phải sử dụng linh hoạt, khéo léo các phương tiện. Các phương pháp phải đi vào chiều sâu, đi vào ngõ ngách của đời sống xã hội, của từng con người. Sự hình thành, củng cố lòng tin ở mỗi con người không chỉ trong học tập công tác, mà ngay cả trong sinh hoạt rất thường ngày của mỗi con người, mỗi gia đình. Do đó sử dụng các phương tiện, phương pháp khác nhau của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng không những triển khai trên tất cả các mặt của đời sống xã hội mà còn phải ở mọi nơi, mọi chỗ, mọi lúc, phải gắn cả với hình thức giải trí, sinh hoạt văn hoá ở nơi công cộng cũng như ở từng gia đình. Chỉ có thông qua các hình thức phong phú, đa dạng trong việc bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở mới làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin , tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng đi vào lòng người, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở mới có thể nhận thức sâu sắc và từ đó thế giới quan duy vật biện chứng được nâng cao.
Tóm lại, để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay, trước hết và chủ yếu cần thường xuyên tiến hành đồng thời, đồng bộ và chặt chẽ, nhịp nhàng những giải pháp trên. Những giải pháp chủ yếu nói trên có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động xâm nhập và bổ sung cho nhau.
Kết Luận
Hiện nay, đất nước ta đang tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh quốc tế và trong nước chuyển biến nhanh chóng và phức tạp, có cả cơ hội lớn và thách thức lớn. Tình hình đặt ra cho Đảng, Nhà nước và toàn thể hệ thống chính trị phải tập trung bồi dưỡng, rèn luyện, đào tạo cán bộ một cách toàn diện, đồng bộ, xây dựng được đội ngũ cán bộ thật sự kiên định, vững vàng, sáng tạo. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vừa là nội dung thường xuyên của công tác xây dựng đảng, vừa là đòi hỏi thiết yếu của việc đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của tổng thể hệ thống chính trị. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay. Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng sẽ giúp họ hiểu được sâu sắc chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính trị của Đảng; giúp họ nâng cao trình độ lý luận và năng lực tổng kết thực tiễn, nâng cao đạo đức cách mạng…, từ đó họ có thể vận dụng sáng tạo, linh hoạt đường lối chính trị của Đảng vào thực tiễn địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước.
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, nằm trong vùng trung du và miền núi Bắc bộ, ở phía Đông bắc của Tổ quốc. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên đã có một vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, tư tưởng và an ninh - quốc phòng của tỉnh. Tuy vậy, do những điều kiện lịch sử, kinh tế xã hội, văn hoá, phong tục, tập quán…,đứng trước yêu cầu của quá trình đổi mới đất nước họ đã biểu hiện những hạn chế về trình độ, phẩm chất, năng lực tư duy sáng tạo, tổ chức thực tiễn…trong đó có sự hạn chế về thế giới quan duy vật biện chứng.
Do đó, vấn đề bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên để đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình mới là vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp bách. Để công tác bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên có hiệu quả, phải tiếp tục đổi mới việc giáo dục triết học Mác-Lênin và các khoa học khác, phải tăng cường công tác tổng kết thực tiễn để nâng cao nhận thức của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, phải gắn liền với việc đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tiêu cực ở cơ sở, đồng thời phải đổi mới chính sách đối với cán bộ và đẩy mạnh việc bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng bằng các
phương tiện và phương pháp khác nhau trong đó việc giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin làm trọng tâm. Các giải pháp chủ yếu đó cần phải tiến hành đồng thời, đồng bộ, nó vừa đáp ứng được yêu cầu cấp bách trước mắt, vừa có ý nghĩa tác dụng cơ bản lâu dài.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Ph.Ăngghen (1971), Biện chứng tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội.
2. Nguyễn Thái Bình (2000), “Triết học Mác-Lênin với việc nâng cao thế giới quan và
phương pháp luận khoa học cho sinh viên”, Sinh hoạt lý luận, (43).
3. Bộ Nội vụ (1998), Pháp lệnh cán bộ công chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Chính phủ (2003), Nghị định số114/2003/NĐ-CP về cán bộ công chức xã, phường, thị trấn.
6. Nguyễn Trọng Chuẩn (1988), “Một số khía cạnh về vai trò của sinh học hiện đại
đối với sự hình thành và củng cố thế giới quan khoa học”, Triết học, (3).
7. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVI.
8. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVII.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành
Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành
Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số định h-
ướng trong công tác tư tưởng hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Tạ Xuân Đậu (2002), “Nâng cao vai trò lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở cơ sở”,
Cộng sản, (26).
18. G.Getx (1982), Triết học Mác-xít và tri thức khoa học tự nhiên, Nxb Tiến bộ,
Mátxcơva.
19. Nguyễn Tĩnh Gia (1997), “Sự tác động hai mặt của cơ chế thị trường đối với đạo
20. Phan Thanh Giản (2004), “Những phẩm chất và năng lực cần cho việc xây dựng uy
tín của chủ tịch uỷ ban nhân dân xã”, Tâm lý học, (6).
21. Phạm Văn Hai (1997), Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở (Qua thực tế tỉnh Long An), Luận văn thạc sĩ triếthọc, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
22. Trần Thanh Hà (1993), Vấn đề giáo dục thế giới quan khoa học cho cán bộ đảng
viên người dân tộc Khơ-Me ở đồng bằng sông Cửu long trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
23. Bùi Khắc Hằng (2004), “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở các
huyện miền núi Thanh Hoá”, Quản lý nhà nước, (5).
24. Đỗ Thị Thu Hằng (2005), “Bàn về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực công chức
cấp xã”, Tổ chức nhà nước, (11).
25. Nguyễn Huy Hoàng (2003), “Mấy suy nghĩ về việc xác định bản chất thế giới
quan”, Triết học, (3).
26. Nguyễn Duy Hùng (2007), Luận cứ khoa học và một số giải pháp xây dựng đội
ngũ cán bộ lãnh đạo phường hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia,HàNội.
27. Nguyễn Văn Huyên (2004), “Phẩm chất năng lực người lãnh đạo theo yêu cầu của
công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Lý luận chính trị, (8).
28. Vũ Nhật Khải (1996), “Nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ, quản
lý đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của giai đoạn mới”, Nghiên cứu lý luận, (4).
29. Vũ Khiêu (2003), “Sự suy thoái về đạo đức và giải pháp của chúng ta”, Tâm lý học,
(9, 12).
30. Mai Hữu Khuê (1998), Cải cách hành chính địa phương - Lý luận và thực tiễn, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. V.I.Lênin (1974), Toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
32. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 23, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
34. Nguyễn Thị Luyến (2005), Vấn đề giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
35. C.Mác-Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. C.Mác-Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. C.Mác-Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. C.Mác-Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. C.Mác-Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. C.Mác-Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 42, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
44. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45. Mạc Văn Nam (2004), “Đạo đức người cán bộ đảng viên”, Xây dựng đảng, (9).
46. Lê Hữu Nghĩa (2005), “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc nâng cao đạo đức
cán bộ, đảng viên hiện nay”, Cộng sản, (6).
47. Bùi ỉnh (1998), Vấn đề giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng đối với cán bộ
đảng viên là người dân tộc thiểu số trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
48. Trần Văn Phòng (2008), Nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn của đội ngũ cán bộ
lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
49. Trần Viết Quân (2002), Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp huyện ở Tây Nguyên hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
50. Chu Văn Ry (2001), “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, trớc
51. Nguyễn Bắc Son (2004), “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Thái
Nguyên”, Kinh tế phát triển, (11).
52. Tạp chí Văn hoá nghệ thuật (1998), số 3.
53. Trần Thành (2006), Bản lĩnh chính trị với năng lực của cán bộ lãnh đạo, quản lý
trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
54. Ngô Ngọc Thắng (2004), “Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ
cấp cơ sở trong thời kỳ đổi mới”, Lý luận chính trị, (8).
55. Hồ Bá Thâm (2002), “Phát triển năng lực tư duy của người lãnh đạo, quản lý hiện
nay”, Cộng sản, (23).
56. Vũ Công Thương (2007), Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong
hoạt động lãnh đạo của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở nước ta hiện nay (qua thực tế ở Bình Phước), Luận văn thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
57. Trần Thước (1993), Sự hình thành thế giới quan xã hội chủ nghĩa ở tầng lớp trí
thức Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
58. Nguyễn Đình Trãi (1999), “Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn với
việc nâng cao tư duy lý luận cho giảng viên Mác-Lênin ở các trường chính trị
hiện nay”, Triết học, (1).
59. Nguyễn Phú Trọng - Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
60. Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên (2007), Tình hình nhiệm vụ địa phương, Nxb
Lý luận chính trị, Hà Nội.
61. Nguyễn Quốc Tuấn (2005), “Nâng cao tri thức của cán bộ chủ chốt cấp huyện vùng
đồng bằng sông Cửu Long”, Lý luận chính trị, (2).
62. Từ điển triết học (Liên Xô) (1986), Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 63. Từ điển triết học (1976), Nxb Sự thật, Hà Nội.
65. Nguyễn Văn Vinh (2001), Phát triển thế giới quan duy vật biện chứng cho sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận ántiến sĩ triết học, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội.
66. Lê Kim Việt (2001), “Uy tín của người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện
nay”, Cộng sản, (20).
67. Lê Xuân Vũ (1986), “Thế giới quan Mác - Lênin trong đời sống tinh thần của nhân
dân ta”, Cộng sản, (6).
68. V.V.XÔCÔLÔP (2008), “Thế giới quan và triết học với tư cách những hiện tượng
chung nhất của văn hoá tinh thần”, Triết học, (9).
Mục Lục
Trang
mở đầu 1
Chương 1: thế giới quan duy vật biện chứng và những nhân tố ảnh
hưởng tới thế giới quan duy vật biện chứng của đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay 7
1.1. Quá trình hình thành thế giới quan duy vật biện chứng và vai trò của thế giới quan duy vật biện chứng đối với đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở 7
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới thế giới quan của đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên 29
Chương 2: Vấn đề bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho