Đổi mới việc giáo dục triết học Mác-Lênin và các khoa học khác trong

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay pot (Trang 62 - 68)

Trường Chính trị

Để góp phần thiết thực nâng cao hiệu quả bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay, trong quá trình bồi dưỡng, nâng cao lý luận Mác-Lênin một cách toàn diện cho họ, cần đặc biệt quan tâm, coi trọng và nâng cao hiệu quả việc bồi dưỡng, nâng cao kiến thức triết học Mác-Lênin cho đội ngũ này. Sở dĩ như vậy vì:

Triết học là hạt nhân của thế giới quan duy vật biện chứng. Nó là hạt nhân về mặt lý luận trong hệ thống các quan điểm, tri thức khoa học về tự nhiên, xã hội về vai trò của con người trong thế giới. Nó giúp con người nói chung, người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng có khả năng nhận thức và hành động đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển khách quan và dự báo được sự phát triển đó trong tương lai.

Triết học Mác-Lênin có vai trò cơ bản, quan trọng trong lĩnh vực hoạt động của người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Nó là một trong những cơ sở phương pháp luận để xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị, công tác chuyên môn. Đây là một trong những hoạt động cơ bản, trọng tâm của người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở; bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt, làm cho cán bộ ta luôn trung thành với Đảng, Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và với nhân dân.

Triết học Mác-Lênin còn là cơ sở khoa học để trang bị cho đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng niềm tin, lý tưởng, phương pháp tư duy khoa học và các nguyên tắc phương pháp luận Mác-xít. Trên

cơ sở đó, làm cho họ luôn có định hướng đúng đắn trong nhận thức và hành động, biết xem xét và giải quyết khoa học, kịp thời, có hiệu quả mọi vấn đề trong hoạt động thực tiễn. Ngoài ra triết học Mác-Lênin còn góp phần làm hình thành ở người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở những phẩm chất, nhân cách tốt đẹp như: phẩm chất chính trị, phẩm chất trí tuệ, đạo đức, lối sống cách mạng và năng lực công tác. Từ đó, nó làm cơ sở cho họ có điều kiện và khả năng hoàn thành mọi công việc.

Từ sự phân tích trên đây cho thấy rằng, để bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay có hiệu quả, trường chính trị tỉnh cần tiếp tục đổi mới việc giáo dục triết học Mác-Lênin và các khoa học khác.

Đổi mới việc giáo dục triết học Mác-Lênin và các khoa học khác gồm hai phần chính: đổi mới chương trình, giáo trình, sách giáo khoa và đổi mới phương pháp giảng dạy. Đối với chương trình, giáo trình, sách giáo khoa là vấn đề quan trọng hàng đầu của bất cứ một trường, lớp học nào trong công tác đào tạo, giáo dục. Nó liên quan đến chất lượng đào tạo, mục đích đào tạo, đối tượng đào tạo…Do chậm trễ của công tác tổng kết kinh nghiệm cho nên trong thời gian qua việc xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo giảng dạy cho đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập, đặc biệt là chương trình riêng dành cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Tuy vậy, việc đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo trong các trường chính trị cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo cán bộ trong thời kỳ cách mạng mới là chức năng của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Còn bản thân các trường chính trị tỉnh không đủ thẩm quyền làm được điều này mà chỉ có thể kiến nghị, đề xuất ý kiến mà thôi.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, ngày 29-7-2009, Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã ra quyết định số 1845/QĐ-HVCT-HCQG về việc

ban hành “Chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, đoàn

thể nhân dân cấp cơ sở” (hệ Trung cấp lý luận chính trị - hành chính) và tổ chức viết giáo trình. Chương trình giáo trình này thay cho chương trình, giáo trình trung cấp lý luận chính trị và được thực hiện thốnh nhất ở tất cả các trường chính trị tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương từ ngày 01-9-2009, đây là cơ sở để trường chính tỉnh đổi mới nội dung giáo dục triết học Mác-Lênin và các môn khoa học khác.

Trước hết, cần phải tiến hành đổi mới nội dung môn triết học, nội dung phải gắn liền với thực tiễn, thực tiễn ở đây không chỉ là thực tiễn của cả nước, mà là thực tiễn của cấp tỉnh, của cơ sở, gắn với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn, với công tác lãnh đạo, quản lý ở cơ sở. Các khái niệm, phạm trù, quy luật khi giảng dạy phải đảm bảo tính khoa học và chặt chẽ, các ví dụ minh hoạ phải đảm bảo tính hiện đại. Phần lịch sử triết học nên đưa vào chương trình; mỗi nguyên lý, quy luật, phạm trù đều gắn với lịch sử hình thành của nó (có mức độ vừa phải) để người học có sự so sánh, thấy được mối liên hệ, quá trình phát triển. Nói tóm lại, nội dung phải đảm bảo tính khoa học, hệ thống, hiện đại, thực tiễn, phù hợp với cấp tỉnh. Đặc biệt, khi giảng dạy phần chủ nghĩa duy vật biện chứng, cần chú ý tới sự thống nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgic biện chứng, đảm bảo cho triết học Mác-Lênin là một chỉnh thể. Mỗi nguyên lý, quy luật, phạm trù của triết học duy vật biện chứng đều thực hiện cả ba chức năng: bản thể luận, nhận thức luận và lôgic học, nên cần phải được xem xét cả ba mặt. Trong sách giáo khoa trung cấp trước nay cũng như trong giảng dạy ở trường chính trị tỉnh còn dừng lại ở bản thể luận và nhận thức luận, từ đó làm cho người học khó xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng. Mặt khác, cần đưa môn lôgic học hình thức vào chương trình, vì đây là môn khoa học về tư duy chính xác, điều kiện quan trọng để bồi dưỡng, phát triển thế giới quan duy vật biện chứng.

Thế giới quan duy vật biện chứng được hình thành và phát triển trên cơ sở hệ thống tri thức được khái quát từ thực tiễn lịch sử, từ những trào lưu tư tưởng tiến bộ, những thành tựu của khoa học, kỹ thuật, chuyên ngành. Bởi vậy, nếu không có trình độ văn hoá, tri thức nhất định của các khoa học cụ thể mang lại thì khó có thể hình thành thế giới quan duy vật biện chứng với tính cách là thế giới quan khoa học và cách mạng nhất. Do đó, việc bồi dưỡng, phát triển thế giới quan duy vật biện chứng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên tại trường chính trị tỉnh không chỉ lấy việc đổi mới giáo dục môn triết học Mác-Lênin mà còn phải có sự đổi mới và kết hợp chặt chẽ triết học với các khoa học cụ thể khác trong quá trình giảng dạy.

Các khoa học cụ thể là kết quả của hoạt động trí tuệ của con người trong hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới, là sự tổng kết, khái quát nhận thức của con người một cách đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc về tự nhiên, xã hội và về con người. Tri thức trong các môn khoa học có vai trò cực kỳ to lớn trong hoạt động và trong đời sống của con người. Nó là một trong những tiền đề cơ bản đầu tiên đảm bảo cho hoạt động của con người đạt kết quả ngày càng tối ưu.

Thiếu tri thức của các môn khoa học, con người sẽ không thể có sự hiểu biết đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc về bản chất, quy luật của thế giới khách quan. Và đương nhiên, con người cũng sẽ không đạt được kết qủa cao như mong muốn trong lao động sản xuất, học tập và công tác.

Việc đổi mới bồi dưỡng, trang bị và nâng cao tri thức của các môn khoa học sẽ tạo điều kiện quan trọng để người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở biết cách xem xét, phân tích, đánh giá đúng đắn tình hình, nắm bắt nhanh, xử lý khoa học, kịp thời và có hiệu quả các vấn đề, sự việc, hiện tượng nảy sinh trong cuộc sống. Đồng thời nó còn giúp cho họ có cơ sở để đấu tranh phòng chống và đẩy lùi mọi ảnh hưởng của các loại hình thế giới quan phi khoa học như: thế giới quan duy tâm, tôn giáo và duy vật siêu hình, cũng như giúp họ khắc phục được những biểu hiện giản đơn, chủ quan duy ý chí hoặc bảo thủ, trì trệ trong hoạt động nhận thức và thực tế công tác. Mặt khác chính việc tiếp thu những tri thức khoa học hiện đại thì nó cũng là điều kiện để xoá bỏ các phong tục tập quán lạc hậu cũng như những tư tưởng, tâm lý sản xuất nhỏ nông nghiệp tiểu nông, manh mún đã tồn tại từ lâu trước đây ở người dân Thái Nguyên, cản trở cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Vì vậy, xoá bỏ những tập quán, tâm lý, lối sống cổ hủ lạc hậu cần có sự sàng lọc kế thừa để vẫn giữ gìn và xây dựng bản sắc văn hoá lành mạnh, hiện đại giúp nhân dân và cán bộ tiếp thu văn hoá khoa học và thế giới quan duy vật biện chứng.

Khi người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có tri thức đầy đủ và biết kết hợp chặt chẽ tri thức triết học với các môn khoa học khác sẽ giúp cho họ có cơ sở để hình thành, củng cố và phát triển niềm tin vững chắc vào mục tiêu, lý tưởng cách mạng xã hội chủ nghĩa, vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp

hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời, giúp họ có cơ sở để đấu tranh những nhận thức lệch lạc, những biểu hiện dao động, suy giảm niềm tin và bản lĩnh chính trị thiếu vững vàng đang tồn tại dưới những hình thức mức độ khác nhau trong một bộ phận nhân dân và một số ít cán bộ chủ chốt tại các đơn vị cơ sở hiện nay.

Nhìn vào thực trạng trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay cần thấy rằng, bên cạnh những mặt tích cực là cơ bản, chủ yếu, vẫn còn những hạn chế nhất định. Điều đó được thể hiện ở chỗ: trình độ học vấn, văn hoá, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ của một bộ phận cán bộ chủ chốt cấp cơ sở còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu, công việc trong thời kỳ mới. Do đó, vấn đề đổi mới giáo dục triết học Mác-Lênin và các khoa học khác để nâng cao tri thức lý luận, khoa học cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay là một trong những vấn đề rất cơ bản, quan trọng và cấp thiết. Nó có giá trị cả về lý luận lẫn thực tiễn, trước mắt cũng như lâu dài.

Việc đổi mới nhằm nâng cao kiến thức các môn học là điều kiện để nâng cao nhận thức đúng đắn, khoa học chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng mà ở đó bao chứa những quan điểm, nguyên tắc của thế giới quan duy vật biện chứng, dưới hình thức trực tiếp hay gián tiếp. Tri thức của các môn khoa học trang bị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải đảm bảo tính cơ bản, hệ thống, toàn diện, chuyên sâu, hiện đại và cập nhật. Bảo đảm vừa có kiến thức chung, vừa có kiến thức cơ sở vừa có kiến thức chuyên ngành; vừa có kiến thức chính trị; vừa có kiến thức khoa học tự nhiên, kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn. Việc đổi mới giáo dục triết học Mác- Lênin và các khoa học khác cũng cần hết sức quan tâm, coi trọng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức vận dụng vào thực tế công việc cho họ. Bởi vì, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là những người thường xuyên, trực tiếp triển khai mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân. Họ là những người trực tiếp chỉ đạo nhân dân lao động, sản xuất, học tập, công tác.

Như vậy, nội dung thế giới quan duy vật biện chứng rất phong phú, tất cả các môn khoa học đều là nền tảng, góp phần xây dựng thế giới quan, nhưng tri thức triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan đó. Do đó, trong quá trình đổi mới nội dung bồi dưỡng thế

giới quan duy vật biện chứng phải kết hợp chặt chẽ triết học với các khoa học cụ thể khác.

Cùng với đổi mới nội dung, phải tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy và phương pháp học tập của học viên. Phương pháp giảng dạy phải gắn với đối tượng và yêu cầu thực tiễn ở cơ sở. Cán bộ lãnh đạo cũng như đảng viên ở cơ sở về trình độ học vấn còn thấp, nên phương pháp thuyết trình vẫn là phương pháp chính nhưng không có nghĩa là giảng viên nói hết mọi điều làm cho người học tiếp thu bài giảng một cách thụ động, nên gợi mở nhiều vấn đề cho học viên tiếp tục suy nghĩ, thảo luận theo tổ, theo nhóm…Bên cạnh đó giảng viên cũng cần sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại để hỗ trợ bằng hình ảnh làm sinh động thêm bài giảng. Phương pháp truyền đạt kiến thức bao giờ cũng gắn với đối tượng, vì vậy công tác chiêu sinh cũng phải chú ý đến trình độ học vấn tương đối đồng đều trong mỗi lớp. Phương pháp giảng dạy phải gắn với yêu cầu công tác thực tiễn ở cơ sở, tránh tình trạng chỉ giảng suông về luận, mỗi nguyên lý, quy luật, phạm trù phải chú ý đến việc rút ra ý nghĩa phương pháp luận, giúp người học nâng cao thế giới quan duy vật biện chứng, như vậy thì đòi hỏi giảng viên phải am hiểu đối tượng, có kiến thức thực tế, đây cũng là hạn chế chung trong cán bộ giảng dạy tại các trường chính trị tỉnh, cần có biện pháp khắc phục. Phương pháp học tập phải phát huy được tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của người học, về điều này liên quan đến nhiều vấn đề: phương pháp giảng dạy; yêu cầu học tập của trường, chuẩn bị và tiến hành chu đáo, khoa học các khâu học tập, kiểm tra, thi, công tác quản lý…quan trọng nhất là động cơ học tập của học viên, làm thế nào để biến quá trình học tập thành tự học, tự đào tạo. Xây dựng phương pháp học tập khoa học cũng là phương pháp để nâng cao thế giới quan duy vật biện chứng.

Đội ngũ cán bộ giảng dạy có vai trò quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức cho người học. Vì vậy, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy là khâu then chốt quyết định cho việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy. Trường chính trị tỉnh phải tích cực đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ giảng dạy, gắn đào tạo và đào tạo lại. Tiếp tục bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên phương pháp sư phạm tốt, khả

năng truyền thụ hấp dẫn lôgic,…giúp học viên nắm chắc kiến thức qua đó mà thế giới quan duy vật biện chứng của họ càng được củng cố và nâng cao.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay pot (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)