bộ chủ chốt cấp cơ sở
Đây là giải pháp quan trọng, tác động trực tiếp đến quá trình hình thành, nâng cao thế giới quan duy vật biện chứng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Giải pháp này sẽ là cơ sở quyết định cho việc nâng cao thế giới quan duy vật biện chứng.
Tổng kết thực tiễn có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, mỗi một tổ chức xã hội hay cá nhân con người, bao giờ cũng có sự tổng kết thực tiễn để rút ra tri thức, những bài học kinh nghiệm nhằm chỉ đạo, định hướng cho hoạt động của họ, mức độ tri thức và bài học kinh nghiệm đạt được nhiều hay ít, cao hay thấp và tác dụng của sự chỉ đạo, định hướng của các tri thức, bài học ấy phụ thuộc vào trình độ, năng lực của người tổng kết thực tiễn. Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng ta là những mẫu mực về tổng kết thực tiễn để rút ra lý luận chỉ đạo hoạt động cách mạng.
Tổng kết thực tiễn là một mặt quan trọng không thể thiếu trong công tác lãnh đạo, quản lý ở cơ sở. Một mặt chỉ có qua tổng kết thực tiễn mà đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở mới rút ra được những mặt mạnh, mặt yếu trong phong trào cách mạng của quần chúng, cũng như trong công tác lãnh đạo, quản lý của mình, rút ra được những quy luật, những bài học kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động cách mạng ở cơ sở, kịp thời sửa đổi, bổ sung vào nghị quyết, chính sách, kế hoạch của mình cho phù hợp với thực tiễn, cũng như điều chỉnh phương pháp lãnh đạo, quản lý để đạt hiệu quả cao. Hơn nữa, không phải bao giờ lý luận cũng có sẵn tất cả những lời giải cho cuộc sống. Vì vậy, trong nhiều trường hợp chỉ có thể tìm ra những lời giải đích thực cho cuộc sống bằng việc tổng kết thực tiễn. Mặt khác, bản thân công tác tổng kết thực tiễn nếu được tiến hành chu đáo, khoa học sẽ là môi trường tốt để bồi dưỡng, nâng cao thế giới quan duy vật biện chứng.
Công tác tổng kết thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên trong những năm vừa qua đã được tăng cường, nhưng hiệu quả còn thấp, giá trị hiện thực chưa cao. Có thể nói có nhiều nguyên nhân như: hạn chế về trình độ, mang nặng định kiến kinh nghiệm, dùng kinh nghiệm của bản thân để làm chuẩn cho việc tổng
kết thực tiễn, các bước tiến hành còn qua loa, sơ sài, chưa thực sự xem trọng vai trò tổng kết thực tiễn, thậm chí không phải là không có trường hợp dùng tổng kết thực tiễn làm một cái cớ, nói qua loa ba điều, bốn chuyện để sau đó đi vào tiệc tùng.
Để tổng kết thực tiễn có hiệu quả phải trên tinh thần gắn liền lý luận với thực tiễn. Các tri thức, bài học rút ra từ thực tiễn phải có giá trị lý luận để chỉ đạo thực tiễn. Tổng kết thực tiễn phải theo nguyên tắc khách quan: thực tiễn như thế nào thì phản ánh nó như thế ấy, không lấy kinh nghiệm, ý muốn chủ quan áp đặt cho thực tiễn; phải có cái nhìn bao quát các mặt của thực tiễn, không qua loa sơ sài, bỏ sót mặt nào. Trong vô vàn các mặt, các mối liên hệ của thực tiễn, phải tìm ra những mặt, những mối liên hệ cơ bản quy định thực tiễn. Phải nhìn thực tiễn trong quá trình vận động, biến đổi và các tri thức rút ra phải phản ánh được sự vận động của thực tiễn.
Như vậy, công tác tổng kết thực tiễn là một khoa học thực sự, đòi hỏi đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên phải được đào tạo qua trường lớp để áp dụng kiến thức đó vào trong tổng kết thực tiễn và đó là quá trình phát triển không có điểm cuối cùng. Chỉ có trên cơ sở như thế thì công tác lãnh đạo, quản lý và thế giới quan duy vật biện chứng của đội ngũ cán bộ này mới được nâng cao và phát triển liên tục.
2.3.3. Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng phải gắn với đẩy mạnh việc đấu tranh chống tiêu cực ở cơ sở