thành nếp ứng xử có văn hoá
ở Hà Nội hiện nay vấn đề tạo môi trường lao động, sản xuất, kinh doanh phù hợp với quá trình hình thành văn hoá ứng xử được giải quyết thông qua việc xây dựng các mô
hình văn hoá (Làng Văn hoá, Tổ Dân phố Văn hoá, Đơn vị Văn hoá...); trong đó chủ yếu thông qua việc xây dựng Đơn vị Văn hoá với tính chất là biện pháp trọng tâm thực hiện cuộc vận động 'Xây dựng Nếp sống văn hoá công nghiệp" trong công nhân, viên chức, lao động Thủ đô.
Nhưng việc triển khai cuộc vận động "Xây dựng Nếp sống văn hoá công nghiệp" đang gặp nhiều khó khăn, nhất là tại khu vực kinh tế dân doanh. Do đó, cần có một số giải pháp như sau:
Một là, Ban chỉ đạo cuộc vận động TDĐKXDĐSVH của Thành phố cần tiến hành
đánh giá kết quả hoạt động xây dựng đơn vị văn hóa ở cơ sở làm căn cứ cấp bằng công nhận của Thành phố cho các đơn vị đạt tiêu chuẩn. Từ đó có cơ sở động viên và nhân rộng phong trào trên địa bàn toàn Thành phố.
Xây dựng đơn vị văn hoá do Liên đoàn Lao động Thành phố phát động từ năm 2001 và được triển khai rộng rãi trong khối các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang... Đến năm 2002 đã có 2891 đơn vị đăng ký xây dựng Đơn vị Văn hoá, trong đó có 2431 đơn vị đạt danh hiệu này, tỷ lệ 84,1%. Nhưng việc công nhận này mới chỉ được tiến hành ở cấp quận, huyện. Thành phố chưa tiến hành công nhận, mặc dù những bước cần thiết đã được xúc tiến từ năm 2002.
Hiện nay cần xúc tiến công nhận ở cấp Thành phố, để kịp thời biểu dương những đơn vị xuất sắc, nhằm nhân rộng phong trào ra khắp địa bàn thành phố, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Hai là, Ban chỉ đạo cuộc vận động TDĐKXDĐSVH Thành phố và Liên đoàn Lao
động Thành phố tiếp tục hướng dẫn các đơn vị (doanh nghiêp, cơ quan, trường học, bệnh viện....) xây dựng "Quy ước Văn hoá” của đơn vị cùng với "Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở" để tạo môi trường lao động, sản xuất, kinh doanh có văn hoá.
Hiện nay việc xây dựng thực hiện "Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở" đã khá phổ biến. Trong Quy chế này tất nhiên đã có những điều khoản thực hiện nếp sống văn hóa, nhằm tạo môi trường lao động, sản xuất, kinh doanh phù hợp với quá trình biến đổi văn
hoá đô thị theo hướng tiến bộ, tức là nhằm tạo môi trường lao động, sản xuất, kinh doanh có văn hoá.
Môi trường lao động, sản xuất, kinh doanh có văn hóa được thể hiện trong nội dung "Quy ước Văn hoá" của đơn vị có thể gồm:
- Văn hoá của đơn vị thể hiện ở tinh thần "Tất cả các thành viên vì đơn vị và đơn vị vì mỗi thành viên" và được thể hiện cụ thể ở việc bảo đảm việc làm ổn định, có thu nhập ổn định và ngày càng cao, thực hiện tốt các chế độ chính sách như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế....
- Văn hoá đơn vị thể hiện tập trung ở tinh thần đoàn kết thương yêu, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống và trong lao động, sản xuất, kinh doanh.
- Văn hoá đơn vị thể hiện ở thái độ, phong cách lao động, sản xuất, kinh doanh trong khuôn khổ đường lối, chủ trương, pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Thành phố và thể hiện ở chất lượng lao động, sản xuất, kinh doanh.
Nội dung "Quy ước Văn hoá" của đơn vị có thể cụ thể hoá thành các nhóm điều khoản quy ước như:
- Văn hoá trong lao động, sản xuất, kinh doanh với các điều khoản về bảo đảm thời gian làm việc, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả tốt; chấp hành nghiêm túc ý kiến và sự phân công của người quản lý...
- Văn hoá trong sinh hoạt và học tập với các điều khoản về tác phong sinh hoạt có văn hoá, không vi phạm các tệ nạn xã hội, xây dựng gia đình văn hoá, tôn trọng và thực hiện tốt các yêu cầu trong sinh hoạt, hội họp và học tập...
- Văn hóa trong giao tiếp ứng xử với các điều khoản về cách thức giao tiếp ứng xử trong đơn vị, quan hệ đồng nghiệp...
- Văn hóa trong bảo vệ môi trường và vệ sinh trong đơn vị với các điều khoản vệ sinh nơi làm việc, tham gia các hoạt động bảo vệ, cải thiện môi trường chung của đơn vị (cây xanh, vườn hoa, không gian chung trong đơn vị).
Ba là, đối với các hộ kinh doanh trên đường phố (đường làng) cần tăng cường
kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các điều khoản trong quy ước xây dựng cộng đồng dân cư văn hoá (tổ dân phố văn hoá, làng văn hoá sức khoẻ, ký túc xá văn hoá).
Kinh doanh trên đường phố (đường làng) đang thu hút một lực lượng lao động lớn. Họ lao động, sản xuất, kinh doanh trong môi trường tự quản ở dạng kinh tế hộ gia đình. Vì thế phải tăng cường các biện pháp điều chỉnh tác phong lao động, sản xuất, kinh doanh bằng các biện pháp hành chính (ngoại trừ trường hợp vi phạm luật pháp). Do đó quy ước văn hoá của các cộng đồng dân cư có vai trò điều chỉnh rất quan trọng đối với việc tạo môi trường lao động, sản xuất, kinh doanh có văn hoá, khu vực kinh tế phi kết cấu hay khu vực kinh tế không chính thức này.