Nguyên nhân hạn chế trong việc xây dựng văn hóa ứng xử của người dân nông thôn ngoại thành trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Văn hóa ứng xử của người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện potx (Trang 64 - 66)

dân nông thôn ngoại thành trong những năm gần đây

Sự nhận thức, về sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền, cấp uỷ các cấp, về biểu dương, khen thưởng và xử phạt hành chính đối với những người vi phạm nếp sống văn minh có những nguyên nhân gần giống với những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong xây dựng văn hóa ứng xử tại đô thị. Ngoài ra, ở nông thôn ngoại thành Hà Nội còn có những nguyên nhân sau:

- Sự phục hồi di sản văn hóa làng cổ truyền, trong đó có cả những hủ tục, như hình thức quan hệ dòng họ, phe giáp. Chẳng hạn việc xuất hiện những hội đồng niên, đồng tộc... có một nét tích cực là xây dựng quan hệ cộng đồng trong điều kiện gia tăng phân hóa giàu nghèo - phân hóa xã hội ở nông thôn; nhưng đồng thời, những hội dân lập tự quản này cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến việc tập hợp, tổ chức thanh niên, phụ nữ, người cao tuổi tham gia nhiệt tình vào các tổ chức chính trị - xã hội. Hậu quả là gây khó khăn cho việc tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân, nhằm vào việc xây dựng đời sống văn hóa, trong đó có xây dựng văn hóa ứng xử ở nông thôn.

- Do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nhất là trong bước đầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ví dụ chuyển từ nghề nông sang các nghề phi nông nghiệp, nên không thể tập trung được nhiều nguồn lực vào xây dựng văn hóa ứng xử với môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội.

- Xây dựng văn hóa ứng xử ở các làng đòi hỏi sự chỉ đạo thống nhất, thường xuyên của chính quyền, cấp ủy xã và phải phát huy nhân tố con người sở tại. Song việc hội đủ hai yếu tố này không phải lúc nào cũng thuận lợi. Thí dự có sự chỉ đạo thống nhất, thường xuyên của chính quyền, cấp ủy xã thì thôn lại thiếu cán bộ tâm huyết và có năng lực; và ngược lại.

Kết luận chương 2

Thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử của người Hà Nội trong những năm gần đây được phân tích, đánh giá rõ ở hai khu vực: đô thị, gồm nội thành và các đô thị ngoại thành (các thị trấn); nông thôn ngoại thành. Tại cả hai khu vực này, văn hóa ứng xử đều chịu sự tác động của môi trường thiên nhiên và môi trường văn hóa. Môi trường thiên nhiên ở đô thị, nhất là tại nội thành, chủ yếu là thiên nhiên nhân tạo còn môi trường thiên nhiên tại nông thôn ngoại thành chủ yếu là thiên nhiên thiên tạo (tự nhiên).

Thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử tại đô thị và nông thôn đều được phân tích, đánh giá kết quả, hạn chế và nguyên nhân của chúng trên các phương diện: thái độ ứng xử, cách thức ứng xử với môi trường thiên nhiên, cách thức ứng xử trong ăn, mặc, ở, đi lại, sử dụng thời gian rỗi, với bản thân, với gia đình, bạn bè, thầy cô giáo, người lớn tuổi và ở nơi công cộng. Khi phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân kết quả, hạn chế xây dựng văn hóa ứng xử ở nông thôn ngoại thành đều có chỉ ra những đặc trưng khác biệt so với ở đô thị.

Thực trạng, nhất là những nguyên nhân của kết quả và hạn chế trong xây dựng văn hóa ứng xử của người Hà Nội là cơ sở thực tiễn để xác định yêu cầu, giải pháp tiếp tục xây dựng văn hóa ứng xử ở Thủ đô trong thời gian tới.

Chương 3

Yêu cầu và giải pháp tiếp tục xây dựng văn hóa ứng xử

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Văn hóa ứng xử của người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện potx (Trang 64 - 66)