Nguyên nhân kết quả xây dựng văn hóa ứng xử của người dân đô thị Hà Nội trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Văn hóa ứng xử của người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện potx (Trang 45 - 46)

Hà Nội trong những năm gần đây

Việc xây dựng văn hóa ứng xử của người Hà Nội, trong đó có người dân nội thành không chỉ là công việc riêng của ngành văn hóa - thông tin, mà của nhiều ngành, nhiều cấp thông qua việc tham gia tích cực vào cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Ban chỉ đạo cuộc vận động TDĐKXDĐSVH của Hà Nội đã được thành lập trên cơ sở sáp nhập các ban chỉ đạo “Xây dựng NSVM - GĐVH”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”... Trưởng ban là Phó Chủ tịch UBND Thành phố, phụ trách văn hóa - xã hội. Phó Trưởng ban là Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin (Thường trực) và Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố. Các thành viên Ban chỉ đạo là trưởng hoặc phó các ban: Tuyên giáo, Dân vận; các hội, đoàn thể: Nông dân, Cựu chiến binh, Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Liên đoàn Lao động; các ngành: Giáo dục - Đào tạo, Lao động -Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư, Thể dục Thể thao...

Việc xây dựng văn hóa ứng xử đã được lồng ghép vào các hoạt động văn hóa và phong trào văn hóa của các ngành, đoàn thể thuộc các cấp thành phố, quận, phường. Đã có những biện pháp cụ thể để góp phần xây dựng văn hóa ứng xử, như:

- Xây dựng chuyên mục “Người Hà Nội: Văn minh - Thanh lịch - Hiện đại” hàng tuần trên báo, đài của Thủ đô, nhằm tăng cường tuyên truyền, vận động đến mọi tầng lớp nhân dân.

- Xây dựng “Quy ước cưới: Trang trọng - Lành mạnh - Tiết kiệm”, “Quy ước tổ chức việc tang trên địa bàn Thành phố”, và các quy ước về nếp sống văn minh công cộng...

- Tổ chức nhiều cuộc hội thảo sâu rộng trong toàn thành phố về chủ đề “Người Hà Nội: Văn minh - Thanh lịch - Hiện đại”, các quy ước cưới, tang và lễ hội. Thông qua đó

nhiều đại biểu thuộc các ngành, các giới cùng tham gia làm rõ nội dung, tiêu chí: Văn minh - Thanh lịch - Hiện đại của người Hà Nội tại mỗi ngành, mỗi giới. Từ những người này sẽ nhân rộng hơn sự hiểu biết và do đó có ý thức hơn đối với việc trau dồi, bồi dưỡng nội dung: Văn minh - Thanh lịch - Hiện đại và thực hiện các quy ước văn hóa trong đa số cư dân nội thành.

- Kịp thời biểu dương người tốt - việc tốt, những điển hình tiên tiến, xuất sắc; kiên quyết phê phán những biểu hiện tiêu cực, lạc hậu, để phát triển các phong trào văn hóa sâu rộng nhằm mục tiêu: mọi người dân, mọi gia đình, mọi ngành, mọi đoàn thể đều biết và hưởng ứng, tham gia tích cực một (hoặc một số) phong trào văn hóa. Thông qua đó rút ra những kinh nghiệm tốt trong cách nghĩ, cách thực hiện, phối hợp các phong trào văn hóa ở các ngành, các đoàn thể. Đây là điều kiện thúc đẩy cuộc vận động TDĐKXDĐSVH đạt kết quả tốt hơn, trong đó có kết quả xây dựng văn hóa ứng xử.

- Căn cứ vào mục tiêu, nội dung cuộc vận động TDĐKXDĐSVH, các ngành, đoàn thể một mặt tập trung vào các nhiệm vụ cơ bản có tính xuyên suốt của cuộc vận động này là xây dựng người Hà Nội: Văn minh - Thanh lịch - Hiện đại và xây dựng các mô hình văn hóa (tổ dân phố văn hóa, khu dân cư văn hóa, ký túc xá văn hóa...); mặt khác, hướng các ngành, các đoàn thể vào việc thực hiện các quy chế, quy ước văn hóa như “Quy ước cưới: Trang trọng - Lành mạnh - Tiết kệm”, “Quy ước Tổ chức việc tang trên địa bàn Thành phố”, “Quy ước Tổ chức lễ hội” của Bộ Văn hóa - Thông tin, cũng như thực hiện các nhiệm vụ trọng điểm (lập lại trật tự kỷ cương trong giao thông và văn minh đô thị, chuẩn bị chu đáo và tổ chức thành công SEAGAMES 22 và PARAGAMES 2).

Việc xây dựng các mô hình văn hóa và phối hợp hoạt động của các ngành, đoàn thể vào việc thực hiện các nhiệm vụ văn hóa trọng điểm đã tạo ra môi trường và những hướng đột phá để xây dựng tốt hơn văn hóa ứng xử của người Hà Nội, trong đó có người dân đô thị.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Văn hóa ứng xử của người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện potx (Trang 45 - 46)