Kết quả xây dựng văn hóa ứng xử của người dân nông thôn ngoại thành Hà Nội trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Văn hóa ứng xử của người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện potx (Trang 54 - 60)

dân nông thôn ngoại thành Hà Nội trong những năm gần đây

2.2.2.1. Kết quả xây dựng văn hóa ứng xử của người dân nông thôn ngoại thành Hà Nội trong những năm gần đây Hà Nội trong những năm gần đây

Một là, thái độ ứng xử của người dân biến đổi theo hướng dung hòa giữa phong tục

Trong quá trình xây dựng làng văn hóa, nhiều phong tục tập quán được khôi phục. Những nét đẹp của phong tục tập quán được nhiều người dân mặc nhiên lựa chọn và làm theo. Thực tế trong nhiều sinh hoạt văn hóa, người dân nông thôn ngoại thành thường có thái độ ứng xử dung hòa giữa phong tục tập quán và luật pháp, như trong cưới xin, tang ma. Thí dụ: việc cưới xin được tiến hành trên cơ sở hôn nhân tự nguyện của đôi nam nữ đủ tuổi kết hôn; việc tổ chức đám cưới chủ yếu theo “ Quy ước cưới: Trang trọng - Lành mạnh - Tiết kiệm”. Thế nhưng, để đi đến đám cưới các đôi trai gái đều thực hiện những nghi lễ truyền thống được tinh giản, như: lễ ăn hỏi, lễ xin dâu, lễ lại mặt.

Trong tang ma ngoài việc chấp hành những quy định của “Quy ước Tổ chức việc tang trên địa bàn Thành phố”, gia chủ cũng đồng thời tuân thủ những phong tục truyền thống, như tổ chức tang lễ tại nhà, các nghi thức đối với người quá cố, tang phục cổ truyền với áo xô, mũ rơm, gậy tre, khăn vải trắng, vàng, đỏ tùy theo quan hệ với người quá cố, nhạc hiếu...

Thái độ ứng xử theo hướng dung hoà giữa phong tục tập quán truyền thống và luật pháp còn thấy cả khi tham gia vào các công việc của làng phải có sự bàn bạc và đồng thuận của gia đình, họ mạc. Thái độ ứng xử với bản thân cũng theo hướng tương tự. Vì thế “cái Tôi” của người dân nông thôn ngoại thành có nhiều cấp độ: trong gia đình là cái tôi - cá nhân; trong làng xóm thì cái tôi- cá nhân không tách rời cái tôi- gia đình , cái tôi- dòng họ.

Người dân nông thôn ngoại thành ngày nay quan tâm nhiều đến những tập quán liên quan đến chu trình một đời người như các tục sinh đẻ, nuôi con và thượng thọ. Tục làm nhà cũng được mọi người quan tâm. Các phong tục lễ tết trong năm tuy nội dung có được tinh giản, song hầu như mọi người không bỏ qua, như: các phong tục trong Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, Đoan ngọ… Qua đó, chứng tỏ họ có thái độ trân trọng các giá trị nhân văn truyền thống.

Người dân nông thôn ngoại thành hình thành ước mơ, nguyện vọng một cách thiết thực, cụ thể và trước hết ưu tiên vào những ước mơ làm giầu vật chất. Thái độ đối với đồng tiền, cách làm giầu và nghề nghiệp ở họ không khác gì cư dân thành thị. ý chí làm

giầu của họ mạnh mẽ và họ biết chuyển ý chí đó thành kế hoạch chi tiết và cụ thể, từ việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi đến việc mở mang những nghề phi nông nghiệp.

Trước sau họ vẫn trân trọng những nghề có trình độ trí tuệ, học vấn cao và luôn có xu hướng đa dạng hoá nghề nghiệp, chứ không chỉ tập trung vào nghề nông.

Hai là, cách thức ứng xử với môi trường thiên nhiên không giới hạn ở việc nương

nhờ thiên nhiên, mà đã chuyển sang khai thác thiên nhiên.

Cách thức ứng xử này hình thành trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp- nông thôn. Cách thức sản xuất nông nghiệp của người dân ngoại thành ngày nay không tuỳ thuộc một chiều vào thiên nhiên. Ngay nghề trồng lúa cũng chỉ cơ bản nương nhờ vào thiên nhiên ở việc tuân theo thời vụ, còn toàn bộ các khâu “nước- phân- cần- giống” đã dựa vào công tác khuyến nông rất phát triển ở ngoại thành. Những “cánh đồng 50 triệu”, tức là mỗi ha thu hoạch 50 triệu đồng/năm ( và hơn nữa), chứng tỏ khả năng khai thác thiên nhiên ở họ là rất lớn, nhất là thông qua hệ thống liên hoàn chuồng- trại- ao cá và những gia trại, trang trại sản xuất- kinh doanh cây trồng, vật nuôi theo kiểu công nghiệp.

Ba là, cách ăn, mặc, ở, đi lại và sử dụng thời gian rỗi không giới hạn ở “ăn chắc,

mặc bền” và đã theo xu hướng hiện đại, nhất là thanh niên.

Cũng như người dân đô thị, cái ăn giờ đây không còn câu thúc người dân ngoại thành. Các gia đình nông dân vẫn giữ nếp ăn ba bữa/ngày, song cách ăn đã rất linh hoạt như chú ý thay đổi món ăn; do tính chất công việc nhà nông, nên bữa tối nhiều gia đình không phải bao giờ cũng sum họp đầy đủ các thành viên. Tại các gia đình phi nông nghiệp, cách ăn không khác so với cách ăn của cư dân đô thị.

Người dân ngoại thành vẫn giữ nếp ăn đơn giản, kể cả giờ đây họ đã trở nên đủ ăn, khá giả. ăn uống đã có nhiều chất bổ dưỡng hơn. Phương tiện nấu nướng hiện đại cũng khá phổ biến ở nông thôn (nồi cơm điện, bếp ga...).

ở nhiều gia đình trẻ, nhất là các gia đình phi nông nghiệp, đã tổ chức sinh nhật cho con; bữa sáng có thể ăn quà, ăn hàng để đỡ “việc bếp núc”.

Tết ở ngoại thành, nhất là tết của các gia đình nông dân, cơ bản vẫn bảo tồn, duy trì các “ biểu trưng” có tính truyền thống của cỗ tết như: rượu cuốc lủi, bánh chưng xanh, câu đối đỏ....

Cách mặc ở nông thôn ngoại thành không khác so với cư dân đô thị. Vào dịp hội hè, lễ tết họ có xu hướng diện hơn. Quần áo may sẵn, mốt cũng xuất hiện ở nông thôn ngoại thành, tuy có muộn hơn so với nội thành. Người nông dân chú ý hơn đến trang phục có tính bảo hộ lao động khi canh tác trên đồng ruộng, như đi ủng, đeo kính khi phun thuốc trừ sâu, che kín mặt, tay, chân khi đi cày, cấy...

Cách ở: kiểu cư trú ba thế hệ (ông, bà, con, cháu) dưới một mái nhà ngày nay đã giảm. Hạt nhân hóa gia đình giờ đây gắn liền với việc ở riêng, chứ không ở chung dưới một mái nhà nhưng ăn riêng như trước. Do đó, tại không ít làng cũng diễn ra tình trạng ở nhà hình ống.

Phong trào xây dựng Làng Văn hóa đã thúc đẩy các gia đình ở hợp vệ sinh hơn, văn minh hơn. Tỉ lệ gia đình nông dân có nhà tầng không phải là hiếm. Tình trạng nhà dột nát đã được thanh toán. Những gia đình có điều kiện thuận lợi về đất ở như tại Sóc Sơn, đã chú ý đến việc bố trí hợp lý nơi ở và khu vực chuồng trại, khu vệ sinh. Hơn 99% gia đình nông thôn ngoại thành có ti vi. Hơn 80% gia đình được dùng nước sạch. Tỉ lệ hộ dân nông thôn có các phương tiện nghe nhìn khác (cát xét, đầu video), phương tiện nấu nướng hiện đại (nồi cơm điện, ấm điện...) rất cao. Nhiều gia đình có cây cảnh, tranh treo trong nhà.

Về đi lại: tỉ lệ gia đình có xe máy ở nông thôn ngoại thành, chiếm khoảng 30%; ở gia đình phi nông nghiệp tỉ lệ này cao hơn. Nhờ đó mức độ, phạm vi cơ động của cư dân nông thôn ngoại thành cũng thường xuyên hơn và rộng lớn hơn. Đây là yêu cầu khách quan của việc đổi mới cách làm ăn theo hướng tăng cường giao lưu với bên ngoài làng, xã, (tiêu thụ sản phẩm, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, làm thêm nghề phụ, thăm viếng bạn bè…).

Về sử dụng thời gian rỗi: tại các gia đình phi nông nghiệp gần giống các gia đình đô thị. Còn tại các gia đình nông dân thời gian rỗi ít hơn. Vào dịp nông nhàn họ thường

có các nghề phụ khác để làm. Thời gian rỗi của họ tập trung vào những ngày tết, vào dịp ngắt quãng giữa hai kỳ công việc và vào buổi tối.

Thú tiêu khiển của cư dân nông thôn vào thời gian rỗi cũng chủ yếu là xem các chương trình truyền hình, thăm viếng người thân, bạn bè. Cần lưu ý một tín hiệu tích cực là tỉ lệ người hưu trí và thanh niên nông thôn ngoại thành tham gia các hình thức câu lạc bộ khá đông, từ câu lạc bộ thể dục thể thao, văn hoá nghệ thuật đến câu lạc bộ khuyến nông trao đổi kinh nghiệm và kiến thức làm ăn mới.

Có thể nói, việc sử dụng thời gian rỗi của cư dân nông thôn ngoại thành tích cực hơn so với cư dân đô thị, ở nội thành. Phần lớn người dân nông thôn ngoại thành tận dụng cả lúc nghỉ ngơi để làm những việc hữu ích cho bản thân và gia đình.

Bốn là, cách thức ứng xử với bản thân biến đổi theo hướng khẳng định “cái tôi”của

bản thân, uy tín của gia đình, họ mạc, hàng xóm và ý nghĩa nhân văn trong cuộc sống hòa bình.

Cũng như người dân đô thị, cư dân nông thôn ý thức rõ ràng các quyền sở hữu, sử dụng, quản lý tư liệu sản xuất, trước hết là ruộng đất. Họ đã thích nghi với quan hệ thị trường. So với cư dân đô thị có lẽ họ còn nắm vững và chi tiết hơn về các quyền sở hữu, chuyển nhượng đất đai.

ý chí lập thân, lập nghiệp ở giới trẻ nông thôn nhìn chung cũng mạnh mẽ hơn nhiều thanh niên đô thị, do họ phải lao động sớm hơn, bươn trải sớm hơn. Thông qua cuộc sống tự lập, họ khẳng định “cái tôi” của mình cũng sớm hơn.

Đời sống hòa bình đã hướng họ vào những giá trị nhân văn như làm giàu, làm đẹp cho bản thân, gia đình, họ mạc, làng xóm, chú ý mở mang quan hệ bạn bè, trước tiên là để làm ăn, sau nữa để cùng chia sẻ sở thích chung (xem bóng đá, chơi cây cảnh...). Người dân nông thôn ngoại thành, nhất là đội ngũ hưu trí, cán bộ, giáo viên, vẫn quan tâm nhiều đến các vấn đề thời sự trong nước, quốc tế, để biết thêm thông tin và mở rộng tầm mắt.

Trong quan hệ giao tiếp họ chú ý đến uy tín của gia đình dòng họ và làng xóm. “Cái tôi” mà họ khẳng định và thể hiện vì thế gồm cả danh dự, uy tín của gia đình, họ mạc (và làng xóm khi giao tiếp với đối tác làm ăn, bạn bè các làng khác).

ở nông thôn cũng diễn ra sự phân hóa giàu nghèo, từ đó là phân hóa trong việc khẳng định và thể hiện “cái tôi”. “Cái tôi” cũng nảy nở, phát triển khá đa dạng như ở đô thị và tùy thuộc vào mức độ nghèo, khá giả, giàu có của mỗi gia đình và cũng bị ảnh hưởng khá mạnh của tính chất công ăn việc làm trong gia đình. Trong những gia đình giàu có nhờ nguồn thu nhập bất hợp pháp (buôn lậu, ghi lô, đề...) kiểu khẳng định “cái tôi” thường thiên về tính manh động tự phát. Còn trong những gia đình khá giả do có thu nhập chính đáng, được dư luận coi là dạng trung lưu, tức là có thu nhập, học vấn, tính chất công ăn việc làm đều thuộc loại khá so với mặt bằng chung, thì việc khẳng định “cái tôi”thường hài hòa với lợi ích chung, nếp sống chung của gia đình.

Năm là, quan hệ ứng xử với gia đình, bạn bè, thầy cô giáo, người lớn tuổi và ở nơi

công cộng, cũng giống như ở đô thị, đã giảm bớt tính xô bồ và chú ý hơn đến quan hệ trong họ, ngoài làng.

Số liệu thống kê cho thấy, tỉ lệ gia đình nông thôn ngoại thành đạt tiêu chuẩn Gia đình Văn hóa trong những năm gần đây thường ở mức 85 - 87%. ở nội thành tỉ lệ này chỉ đạt 84 - 85%. Qua đó cho thấy quan hệ ứng xử với gia đình ở nông thôn ngoại thành có những nét tích cực hơn.

Nông thôn ngoại thành hầu như đều gồm các gia đình có nguồn gốc sở tại. Tính thống nhất về thuần phong mỹ tục trong thái độ, cách thức ứng xử với gia đình, bạn bè, thầy cô giáo, người lớn tuổi là khá cao. Nhờ đó việc thực hiện quy ước hiếu hỷ ở nông thôn ngoại thành hiện nay thuận lợi hơn ở nội thành. ở nội thành, nguồn gốc địa phương khác nhau của các gia đình thể hiện tính đa dạng văn hóa trong hiếu, hỷ, lễ, tết. Vì thế việc thống nhất thể hiện quy ước mới về hiếu, hỷ ở nội thành thường khó khăn hơn ngoại thành.

ở nông thôn ngoại thành, thái độ, cách thức ứng xử trong gia đình, họ mạc rất phân minh, rạch ròi theo đúng “vai vế” trong họ ngoài làng. Có ba khuôn mẫu ứng xử truyền thống đang được phục hồi ở nông thôn: gia trưởng (trọng hàng chi trên - chi dưới), trọng xỉ (trọng người già) và trọng tước (trọng người thành đạt về học vấn chuyên môn, chức danh xã hội). Thực tế người dân nông thôn ngoại thành đang ứng xử theo cả ba chiều

quan hệ như vậy. Trong gia đình, họ mạc trước tiên là trọng hàng chi trên - chi dưới nhưng cũng có chú ý đến tuổi tác và sự thành đạt xã hội. Trong làng xóm thì trọng người lớn tuổi, người có uy tín xã hội.

Cùng với sự phân minh, rạch ròi về “vai vế” thì việc xác định quyền, nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình nông thôn ngoại thành cũng rất rõ ràng và cụ thể, như chia đất làm nhà, chia phần ruộng khoán, trách nhiệm đóng góp nuôi hoặc phụng dưỡng bố mẹ già...

Quan hệ bạn bè ở nông thôn ngoại thành khá phong phú và có khi được thể hiện bằng việc lập hội đồng niên, đồng ngũ, đồng hương. Việc thể hiện quan hệ bạn bè rất thiết thực, như giúp vốn làm ăn, làm đổi công cho nhau để kịp thời vụ làm đất, cấy lúa, gặt lúa, thu hoạch rau, hoa màu.

Quan hệ ứng xử với thầy cô giáo đơn giản hơn ở nội thành. Việc học thêm là hãn hữu, nhất là con gia đình nông dân. Việc tặng quà, tặng hoa nhân ngày Nhà giáo Việt Nam cũng không tấp nập, trọng thị như ở nội thành. Cách thức tôn sư trọng đạo ở nông thôn ngoại thành đơn giản, chất phác.

Quan hệ với người lớn tuổi được coi trọng nhất là trong họ mạc. Trong làng xóm quan hệ trẻ - già ngày càng có tính bình đẳng hơn và theo cách thức tương tự như ở đô thị.

Quan hệ ứng xử nơi công cộng, cụ thể trong làng xóm, đã chú ý tôn trọng những quy ước của làng về giao thông trên đường làng, giữ vệ sinh và trật tự trị an chung... Người dân nông thôn ngoại thành ưu tiên thực hiện các quy định (bất thành văn - “lệ”) trong họ mạc và có ý thức giữ gìn, phát huy uy tín của dòng họ mình với các dòng họ khác trong làng. Quan hệ ứng xử sao cho hài hòa trong họ, ngoài làng luôn câu thúc nhiều người dân nông thôn ngoại thành.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Văn hóa ứng xử của người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện potx (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)