Về công tác tính giá dự toán dự thầu tại công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ở công ty TNHH xây dựng Vinaust (Trang 31 - 38)

II. Những đặc điểm chủ yếu về kinh tế Kỹ thuật của công ty có ảnh hởng

8.Về công tác tính giá dự toán dự thầu tại công ty

Công tác tính giá dự toán dự thầu là một yếu tố hết sức quan trọng trong hoạt động đấu thầu, có ảnh hởng lớn đến việc trúng thầu hay trợt thầu của công ty.Nguyên tắc cơ bản nhất trong công tác tính giá dự thầu là tính đúng và tính đủ. Các sản phẩm xây dựng th ờng mang tính cá biệt

phụ thuộc vào nhiều địa điểm xây dựng, vào chủng loại công trình đợc xây dựng theoi đồ án thiết kế, theo từng đối tợng đặt hàng cụ thể. Vì thế giá cả của sản phẩm xây lắp không thể quy định thống nhất mà mỗi công trình có giá riêng, kể cả các công trình áp dụng thiết kế định hình, thiết kế mẫu đợc xây dựng trong cùng một khu vực và cùng trong một thời điểm nhất định. Công ty chỉ có thể định giá cho từng bộ phận cấu thành công trình thông qua các định mức đơn giá và các quy định tính toán chung.

Hiện nay, nội dung chi tiết của giá dự toánội dungự thầu trong xây lắp bao gồm các khoản mục sau:

- Chi phí trực tiếp. - Chi phí chung - Lợi nhuận và thuế

Việc xác định các khoản mục này phải luôn tuôn thủ các quy định của chính phủ và bộ xây dựng. Cách tính cụ thể nh sau:

* Chi phí trực tiếp:

Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công.

+ Chi phí nguyên vật liệu xây dựng:

* Chi phí vật liệu: bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện thi công, các vật liệu sử dụng luân chuyển nh đà ván, cốt pha, dàn giáo,... Công ty căn cứ vào bảng khối lợng công trình xây lắp, định mức tiêu hao vật liệu, mức giá vật liệu ở từng nơi xây dựng công trình để xác định chi phí vật liệu trong đơn giá xây dựng cơ bản. Chi phí vật liệu trong dự toán xây lắp đợc xác định bằng khối lợng xây lắp theo thiết kế đợc duyệt nhân với chi phí vật liệu trong đơn giá xây dựng cơ bản của từng loại công tác xây lắp. khi có sự thay đổi về giá cả và cớc phí vận tải thì căn cứ vào mức giá bình quân khu vực ở từng thời

kỳ để xác định phần chênh lệch và đa trực tiếp vào chi phí vật liệu trong dự toán.

Chi phí này đợc xác định dựa trên khối lợng và đơn giá dự toán xây dựng chi tiết theo công thức sau:

VL = ∑ = + m i i vi vi CL D . Q 1 Trong đó:

VL: chi phí vật liệu xây dựng

Qj: Khối lợng công tác xây lắp thứ i

Dvi: Chi phí vật liệu trong đơn giá dự đoán xây dựng của công tác xây lắp thứ i

CLvl : Chênh lệch vật liệu (nếu có).

+ Chi phí nhân công:

Chi phí nhân công đợc tính cho công nhân trực tiếp làm nhiệm vụ xây lắp.

Theo qui định hiện hành, đơn giá chi phí nhân công bao gồm: tiền lơng cơ bản, phụ cấp lu động ở mức thấp nhất (20% tiền lơng tối thiểu), phụ cấp không ổn định sản xuất ở mức bình quân (10%), lơng phụ cho nghỉ lễ tết và nghỉ phép (12%) và một số chi phí có thể khoán trực tiếp cho ng… ời lao động khoảng 4% so với tiền lơng cơ bản.

Chi phí cho nhân công (ký hiệu NC) đợc tính theo công thức sau:

NC = ∑ =  + +  m i i ni n h n F h F D . Q 1 2 2 1 1 1 Trong đó:

- Dni: Chi phí cho nhân công nằm trong đơn giá xây dựng chi tiết cho công việc i

- F1 : Các khoản phụ cấp lơng (nếu có) tính theo tiền lơng tối thiểu mà cha đợc tính hoặc cha đủ trong đơn giá xây dựng.

- F2 : Các khoản phụ cấp lơng (nếu có) tính theo tiền lơng cấp bậc mà cha đợc tính hoặc cha đủ trong đơn giá xây dựng.

- h1n : Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lơng tối thiểu của các nhóm lơng thứ n.

- h2n : Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lơng cấp bậc của các nhóm lơng thứ n.

+Chi phí máy thi công:

Chi phí máy thi công là chi phí sử dụng các loại máy móc, thiết bị thi công, kể cả chi phí phục vụ cho máy móc, thiết bị thi công hoạt động nh: chi sửa chữa lớn, chi khấu hao cơ bản, chi tiền lơng công nhân điều khiển máy, chi phí nhiên liệu và các chi phí khác.

M = ∑ = m i i mi D . Q 1 Trong đó:

Dmi: Chi phí sử dụng máy nằm trong đơn giá xây dựng chi tiết của loại công việc i

Vậy chi phí trực tiếp ký hiệu là T bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

T = VL + NC + M Chi phí chung:

Đó là loại chi phí phục vụ chung cho mọi đối tợng sản phẩm hay công việc xây dựng nằm trong dự toán xây lắp của hạng mục công trình đang xét mà chúng không thể tính trực tiếp và chính xác theo từng đối tợng sản phẩm hay công việc xây lắp.

Chi phí chung thờng bao gồm một số chi tiết chính nh: chi phí quản trị hành chính, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công và các chi phí chung khác.

Chi phí chung (ký hiệu là C ) đợc tính nh sau:

C = NC . P

Trong đó:

P: tỷ lệ chi phí chung so với chi phí nhân công.

Thuế và lãi định mức:

Thuế và lãi định mức đợc tính theo tỷ lệ phần trăm so với tổng chi phí trực tiếp cộng với chi phí chung .

Thuế và lãi (ký hiệu TL ) đợc tính theo công thức sau:

TL = (T + C ) R

Trong đó:

R: tỷ lệ thuế và lãi so với giá thành xây lắp dự toán.

Tổng hợp các chi phí trên ta có giá trị dự toán xây lắp sau thuế là:

Gxl = T + C + TL + VAT

Trong đó:

VAT: là thuế giá trị gia tăng đầu ra.

Nếu nh có tính đến trợt giá và rủi ro thì cuối cùng ta có công thức tính đơn giá dự thầu là:

Di= Gxli (1 + Ktr.g + Krr)

Trong đó

Ktr.g : Hệ số trợt giá Krr : Hệ số rủi ro

Các nhân tố tác động tới giá trị dự toán xây lắp công trình

Các nhân tố thuộc về chủ đầu t

- Yêu cầu về năng lực kỹ thuật, năng lực tài chính:

Nếu yêu cầu cao về năng lực kỹ thuật thì nhà thầu sẽ phải đầu t mua sắm máy móc thiết bị thi công mới, tiền lơng trả cho công nhân điều hành máy và cho cán bộ chủ chốt sẽ tăng. Kết quả là giá trị dự toán xây lắp sẽ tăng và ngợc lại.

Nếu yêu cầu nhà thầu phải có nhiều vốn thì nhà thầu sẽ phải đi vay ngân hàng. Số vốn lớn thì chi phí trả lãi sẽ cao và giá trị dự toán xây lắp sẽ tăng và ngợc lại.

- Địa điểm thực hiện công trình.

Nếu ở xa nơi tập kết xe máy của nhà thầu thì nhà thầu sẽ phải di chuyển máy móc, nhân công làm tăng chi phí vận chuyển, giá trị dự toán xây lắp tăng và ngợc lại.

- Yêu cầu tăng hay giảm khối lợng công việc sẽ làm tăng hay giảm giá trị dự toán xây lắp.

Các nhân tố thuộc về nhà thầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số lợng và chất lợng máy móc, thiết bị thi công:

Nếu nhà thầu không có đủ số lợng máy móc theo yêu cầu, nhà thầu sẽ phải mua mới hoặc đi thuê. Cả 2 phơng án đều làm tăng giá trị dự toán xây lắp.

Nếu nhà thầu có đủ số lợng máy móc, thiết bị thi công song chất lợng không đảm bảo, cũ kỹ, hiệu suất sử dụng thấp, chi phí sửa chữa sẽ lớn, chi phí nhiên liệu cao. Điều này sẽ làm tăng chi phí máy thi công và làm tăng giá trị dự toán xây lắp.

Nếu các cán bộ làm công tác dự thầu có năng lực và kinh nghiệm sẽ bóc tách khối lợng công việc đúng đủ, chính xác, tính toán đơn giá cho từng hạng mục chính xác, lập kế hoạch tiến độ thi công hợp lý sẽ sử dụng tiết kiệm nhân lực. Điều này sẽ làm giá trị dự toán xây lắp sát thực tế, khả năng trúng thầu sẽ cao.

Nếu năng lực hạn chế, công tác bóc tách khối lợng công việc sẽ thiếu, giá trị dự toán xây lắp ở mức thấp song khả năng trúng thầu là không cao do không đáp ứng yêu cầu bên mời thầu.

- Tiền lơng, khoản phụ cấp lơng cho cán bộ công nhân viên.

Nếu tiền lơng, khoản phụ cấp lơng tăng sẽ làm tăng chi phí nhân công. Giá trị dự toán xây lắp tăng và ngợc lại.

- Sai sót của ngời thiết kế dẫn đến việc tăng, giảm không có cơ sở khối l- ợng công tác xây lắp. Do đó việc tính toán các chi phí dự toán là không đúng.

- Nghiên cứu không đầy đủ các giải pháp thiết kế dẫn đến lựa chọn ph- ơng án không hợp lý làm tăng chi phí dự toán.

- Việc giám sát thi công công trình không đợc tuân thủ theo các quy định đề ra gây thất thoát lãng phí nguyên vật liệu, rút ngắn khối lợng công tác, chất lợng công trình không đảm bảo mà chi phí dự toán thực tế lại tăng.

Các nhân tố thuộc về thị trờng xây dựng

- Giá cả nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị thi công tăng hay giảm sẽ làm cho chi phí vật liệu, chi phí máy thi công tăng hoặc giảm và giá trị dự toán xây lắp sẽ tăng hoặc giảm.

- Sự cung ứng vật t kỹ thuật của nhà cung ứng không đầy đủ hoặc không theo kế hoạch yêu cầu của nhà thầu sẽ làm cho nhà thầu phải mua ở nơi khác với giá cao hơn, giá trị dự toán xây lắp sẽ tăng và ngợc lại.

- Số lợng và thị phần của các nhà thầu đối thủ.

Nếu có nhiều nhà thầu có đủ năng lực cùng tham gia 1 gói thầu thì buộc các nhà thầu phải cạnh tranh bằng cách hạ thấp giá trị dự toán xây lắp.

Căn cứ vào phơng pháp xác định giá trị dự toán xây lắp công trình xây dựng do nhà nớc ban hành, yêu cầu trong hồ sơ mời thầu và năng lực của công ty, công ty sẽ tiến hành xác định giá dự thầu.

Dựa vào đơn giá xây dựng cơ bản, dựa vào kinh nghiệm thi công với đội ngũ công nhân lành nghề và cán bộ quản lý tốt có tinh thần lao động sáng tạo, dựa vào hệ thống máy móc thiết bị tiên tiến và biện pháp thi công, thăm dò giá bỏ thầu của đối tợng cạnh tranh công ty thờng đa ra đợc giá thầu sát với giá chuẩn mà chủ đầu t dự kiến nên dễ dàng đợc chấp thuận...

Tuỳ theo yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, công ty tính giá bỏ thầu theo cách xác định đơn giá chi tiết hoặc đơn giá tổng hợp.

+ Xác định đơn giá chi tiết:

Hồ sơ mời thầu yêu cầu về chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công trên một đơn vị khối lợng công tác xây lắp riêng biệt và đợc xác định trên cơ sở định mức dự toán chi tiết hoặc một bộ phận kết cấu xây lắp.

+Xác định đơn giá tổng hợp dự thầu:

Hồ sơ mời thầu yêu cầu về chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công, chi phí chung, lãi và thuế cho từng loại công việc hoặc một đơn vị khối lợng công tác xây lắp tổng hợp hoặc một kết cấu xây lắp hoàn chỉnh và đợc xác định dựa vào định mức dự toán tổng hợp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ở công ty TNHH xây dựng Vinaust (Trang 31 - 38)