Giải pháp về phân bổ và huy động vốn cho VP

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh của VPI đến năm 2015 (Trang 65 - 67)

III- Phân tích môi trường nội bộ của VPI 1-Phân tích các hoạt động trực tiếp

4- Giải pháp thực hiện chiến lược

4.1- Giải pháp về phân bổ và huy động vốn cho VP

Hoạt động các công ty thành viên đang trong giai đoạn phát triển vì vậy cần bổ sung lượng vốn để mở rộng thị phần và mở rộng kinh doanh. Vì vậy nguồn vốn là cần thiết quan tâm.

Đối với nguồn vốn bị chiếm dụng( do khách hàng kéo dài thời hạn thanh toán) thì cần có những biện pháp triết khấu theo % để họ nhanh chóng thanh toán sẽ giảm được chi phí vốn bị chiếm dụng, và tăng khả năng thanh khoản về tài chính. Còn đối với nhà cung cấp thì có thể thỏa thuận, hợp đồng biến nợ ngắn hạn thành nợ dài hạn khi công ty chưa đáp ứng đủ tài chính cho nhà cung cấp. Do VPI mới thành lập và quy mô còn nhỏ nên chưa thể huy động vốn bằng con đường phát hành cổ phiếu trên TT chứng khoán. Vì vậy trong giai đoạn này thì vấn đề huy động vốn hiệu quả nhất đối với VPI là vay tín dụng hoặc/ và gia tăng vốn chủ sở hữu. Cùng với đó thì VPI nên thỏa thuận với cổ đông để dành 1 phần lợi nhuận chưa phân phối để tiếp tục đầu tư phát triển.

Không giảm nguồn vốn chủ sở hữu của các thành viên hiện nay vì tất cả các thành viên đều đang hoạt động hiệu quả và nguồn vốn chủ sở hữu còn hạn chế nên phải đi vay nhiều: chi phí tài chính ( chi phí cho lãi vay).

Huy động vốn chủ sở hữu thêm 2-3 tỷ: tình hình hoạt động kinh doanh khả quan

của các công ty thành viên nên có lòng tin vững chắc từ phía các cổ đông vào tương lai huy hoàng của VPI cho nên huy động thêm vốn cổ đông là phương án

hơn nữa, với mức lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu cao 0.49 trong năm 2008 bên Nano, và 0.21 năm 2008 bên Đông Nam thì các cổ đông nên gia tăng vốn chủ sở hữu. Trong 3 năm qua, các cổ đông vẫn giữ nguyên nguồn vốn chủ sở hữu. Khi gia tăng nguồn vốn này vừa tăng một lượng vốn đảm bảo cho kinh doanh thời gian dài, vừa là một căn cứ vững hơn sẽ dễ dàng trong vay tín dụng ( đối với ngân hàng tỷ lệ vốn chủ sở hữu/nguồn vốn tối thiểu 25% là đảm bảo 1 phần tính chất thanh khoản và khả năng thanh toán khoản nợ).

Trong vay ngân hàng thì có lẽ VPI chỉ có thể vay bằng tài sản đảm bảo hay vay

bảo lãnh vì VPI là công ty hoạt động trên lĩnh vực thương mại, cơ sở vật chất của VPI đều là đi thuê, các phương tiện vận tải và một số tài sản dài hạn khác giá trị nhỏ nên nguồn này sẽ chỉ được giới hạn nhỏ. Tuy nhiên cùng với đó nếu dự án kinh doanh khả thi đối với ngân hàng thì khả năng vay vốn là rất lớn đến 80% tổng giá trị dự án.

Kinh doanh TTBYT có đặc điểm là khách hàng sẽ ứng trước 50% giá trị hợp đồng ngay tại thời điểm kí, cùng với khả năng thanh toán sau thời điểm giao hàng là ngắn hạn cũng như vậy trong đấu thầu dược phẩm nên đặc điểm này cần được khai thác đối với ngân hàng mà VPI đã có uy tín.

Huy động nguồn vay tín dụng khác thì có lẽ lợi nhuận kỳ vọng sẽ là sức hấp dẫn

đối với các nhà đầu tư khác( đầu tư tài chính)vì: thứ nhất đây là ngành có sức tăng trưởng rất cao, tình hình tài chính các công ty trong thời gian qua là rất khả quan, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lên tới 0.45. Điều này cho thấy đây là điều hấp dẫn các nhà đầu tư trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng này tìm chỗ đầu tư để sinh lời là không dễ dàng.

Tuy nhiên các nhà đầu tư này phải có sự tin tưởng và mối thâm giao với VPI. Vì vậy các lãnh đạo VPI cố gắng khai thác ở điểm này.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh của VPI đến năm 2015 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w