Yếu tố kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh của VPI đến năm 2015 (Trang 26 - 29)

II- Phân tích môi trường bên ngoài của VPI 1-Phân tích môi trường vĩ mô

1.1- Yếu tố kinh tế vĩ mô

Nhu cầu về y tế là không ngừng tăng do sự quan tâm của người dân cũng như chính phủ đến sức khỏe ngày càng được coi trọng. Khi đời sống người dân càng được nâng cao thì vần đề sức khỏe ngày càng được chú trọng trong phòng bệnh và điều trị bệnh, điều này được thể hiện qua các con số dưới bảng sau: Theo số liệu thống kê cho thấy GDP bình quân của Việt Nam cũng như các nước khác ngày càng tăng cao thì mức chi cho bảo vệ sức khỏe: khám chữa bệnh, điều trị ngày càng tăng. Tổng giá trị tiền thuốc tăng nhanh liên tục theo thời gian :Năm 2007, tổng giá trị tiền thuốc đạt l47 1.114 triệu USD tăng 16.5% so với năm 2006, đạt 12,69USD/người/năm. Và theo công bố mới nhất của Bộ Y tế : quy mô thị trường dược phẩm Việt Nam năm 2008 đạt trên 1.4 tỷ USD tức 16.45 USD/người/năm.

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

GDP (tỷ đồng) 441646 481295 535762 613443 715307 839211 974266 1144015 GDP/người(USD) 402 425 440 492 553 639 723 835 Tiền thuốc/ người 5.4 6 6.7 7.6 8.6 9.85 10.78 12.96

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Về phía chính phủ thì đầu tư cho ngành y tế luôn được chú trọng và mức chi ngân sách cho sự nghiệp y tế tăng đáng kể theo thời gian. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu cho biết, năm 2009, Chính phủ dự kiến chi cho ngành y tế 23.360 tỷ đồng, tăng 20% đầu tư thêm cho ngành y tế( Báo Vietnamnet). Hiện nay, tổng chi cho y tế ở Việt Nam khoảng 5-6% GDP và tính theo đầu người khoảng 45 USD/người/năm .

HÌNH 8: Chi ngân sách hàng năm cho ngành y tế

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng chi ngân sách 108961 129773 148208 181183 214176 262697 308058 329610 347936 Chi sự nghiệp y tế 3453 4211 4656 5372 6009 7608 11528 20.71 24.423 Chi sự nghiệp 3,17 3,24 3,14 2,96 2,81 2,90 3,74 5,6 6,1. y tế (%)

Xu hướng trong tương lai thì ngành y tế sẽ được đầu tư nhiều hơn về kỹ thuật: nâng cấp TTBYT, đầu tư mới TTBYT ở các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến Trung Ương. GS Đỗ Nguyên Phương, cố Bộ trưởng Bộ Y tế, đã nhận định rằng: “Nếu như trước đây, ngành Y tế chỉ bao gồm chuyên ngành Y và chuyên ngành Dược

thì ngày nay TTBYT đã thực sự trở thành nhân tố thứ ba cấu thành của ngành Y tế”.

Việt Nam tuy là một nước nghèo nhưng vấn đề y tế luôn được coi trọng và ngày càng nâng cao. Tại các bệnh viện đã được trang bị những máy móc thiết yếu cho chuẩn đoán và chữa bệnh, tuy nhiên do chi phí cho các thiết bị này là rất lớn trong khi ngân sách cấp cho các bệnh viện hàng năm lại có giới hạn vì vậy các trang thiết bị y tế thường thay thế sau một thời gian dài, và thường không đủ để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của đất nước 80 triệu dân.

Hiện nay với chủ trương xã hội hóa ngành y tế, các bệnh viện và các phòng khám tư nhân được phép hoạt động thì nhu cầu về trang thiết bị y tế ngày một tăng, bên cạnh đó là tiến trình hội nhập thì việc nâng cấp và thay đổi công nghệ diễn ra là một tất yếu theo thời gian.

Cùng với tăng mức chi cho ngành Y tế, Chính phủ còn có các chính sách thuế hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh TTBYT : Cơ sở thực hiện xã hội hóa có thu nhập từ hoạt động xã hội hóa ( giáo dục, y tế, văn hóa thể thao, khoa học, công nghệ, môi trường) được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian hoạt động

Cơ sở thực hiện xã hội hóa mới thành lập kể từ ngày Nghị định 124/2008/NĐ-CP này có hiệu lực thi hành được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm tiếp theo.

Về lãi suất Các công ty kinh doanh dược phẩm thường là các công ty tư nhân có nguồn vốn nhỏ hẹp vì vậy lãi suất thị trường là một chi phí đáng kể đối với doanh nghiệp. Trong năm 2008, lãi suất trên thị trường VN biến động rất mạnh, có khi lên tới đỉnh điểm là 19.56%/năm, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh của các DN đi vay trong đó có các thành viên của VPI:

Dược Nano, Dược Đông Nam và đặc biệt là Dược phẩm Việt Nam đã phải chi một khoản lớn chi phí lãi vay trong 2008 lên tới 550 triệu VND.

HÌNH 9: Chi phí lãi vay hàng năm thành viên VPI Đơn vị: VND

2005 2006 2007 2008

TNHH Dược Na no 60.000.000 67.400.000 570.000.000 508.240.631 Dược phẩm Đông Nam 60.000.000 72.000.000 72.000.000 175,500,000

Nguồn( phòng tài chính kế toán)

Như vậy chi phí vay tín dụng là một khoản ngày càng tăng đối với các thành viên VPI có nguồn vốn kinh doanh nhỏ nhất là khi mở rộng và đẩy mạnh kinh doanh trong thời kỳ này.

Tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp đến chi phí và doanh thu của các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Đặc biệt DN trong lĩnh vực y tế phần lớn là nhập khẩu dược phẩm và TTBYT là những sản phẩm mang giá trị và khối lượng lớn. Vì vậy rủi ro tỷ giá là điều cần quan tâm.

Nói đến tỷ giá thì giá USD biến động rất mạnh trong thời gian vừa qua. USD là đồng tiền được sử dụng chính trong giao dịch quốc tế nhưng điều cần nói đến ở đây là giá USD ở Việt Nam tăng cao trong khi giá USD trên thế giới lại giảm vậy nên giao dịch bằng ngoại tệ nào? Các mặt hàng kinh doanh của VPI chủ yếu là nhập khẩu và sử dụng USD làm phương tiện thanh toán. Trong năm vừa qua do tình hình biến động theo chiều hướng tăng của giá USD nên chi phí đầu vào của nhập khẩu hàng hóa tăng khoảng 7-8.5%, vì vậy đây là vấn đề đáng quan tâm đối với VPI.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh của VPI đến năm 2015 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w