Công ty Cổphần dược phẩmViệt Nam(VNA)

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh của VPI đến năm 2015 (Trang 57 - 60)

III- Phân tích môi trường nội bộ của VPI 1-Phân tích các hoạt động trực tiếp

6- Công ty Cổphần dược phẩmViệt Nam(VNA)

Là thành viên duy nhất có hệ thống 5 cửa hàng thuốc. Nhưng hoạt động cũng gặp nhiều cạnh tranh khốc liệt. Trong hệ thống phân phối dược phẩm, số lượng các đại lý thuốc rất lớn: từ ngõ phố, khu vực chợ bình dân, đường phố… đâu đâu cũng có đại lý bán thuốc. Hiện nay trên thị trường có 4150 điểm bán lẻ của các doanh nghiệp nhà nước, 11532 đại lý bán lẻ, 8650 nhà thuốc tư nhân, 8700 quầy thuốc thuộc trạm y tế xã và trung bình khoảng 2600 dân có điểm bán lẻ thuốc dễ dàng mang thuốc đến tận tay người tiêu dùng.

Tiêu chuẩn GPP đối với các đại lý thuốc ra vào năm 2003 nhưng cho đến hiện nay vẫn chưa thực hiện được.

Một trong những nguyên tắc đầu tiên để các nhà thuốc có thể được công nhận GPP là chỉ bán thuốc cho khách khi có toa hợp lệ của bác sĩ khám bệnh. Ngay cả với những toa đã mua trong lần điều trị trước, toa kê các loại thuốc có biệt duợc không được phép lưu hành, hay bệnh nhân đến với hộp thuốc, vỉ thuốc cũ cũng đều bị từ chối.

Ngoài nguyên tắc trên, doanh nghiệp dược hoặc nhà thuốc phải đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo văn minh, sạch đẹp như: có máy lạnh, nơi chờ đợi, nhà vệ sinh,

phòng tư vấn dược, quầy bán các loại thuốc không toa (thực phẩm dinh dưỡng, thảo dược, mỹ phẩm…) và nhân viên, dược sĩ ngoài bằng cấp chuyên môn còn phải được đào tạo huấn luyện theo tiêu chuẩn phục vụ GPP

Đại đa số các đại lý thuốc hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa thực hiện tốt tiêu chuẩn này, chỉ những đại lý phân phối của các công ty còn đáp ứng được tiêu chuẩn. Và bên cạnh đó do người dân ít biết đến tiêu chuẩn này và vẫn có thói quen cũ nên tình hình này vẫn chưa cải thiện. Nhìn chung cạnh tranh trong phân phối bán lẻ qua hệ thống các đại lý là khó khăn và khốc liệt.

Để cải thiện tình hình, VNA đi vào nhóm thực phẩm chức năng đặc biệt sản phẩm sữa Physiolac và duy trì 3 cửa hàng hiệu quả nhất. Kinh doanh đại lý dần thu hẹp tùy theo tình hình khách hàng sắp tới.

Sữa có nhiều chủng loại và tính cạnh tranh cũng cao. Hiện nay Dược phẩm VIệt Nam đang tập trung kinh doanh sản phẩm sữa Physiolac của Pháp được tín dụng và phát triển không ngừng do đặc điểm của sản phẩm sữa bột dinh dưỡng cao cấp PHYSIOLAC, với công thức tối ưu gần giống với thành phần sữa mẹ, cung cấp đầy đủ các vitamin và dưỡng chất cần thiết giúp hỗ trợ phát triển trí não, thị lực, hệ miễn dịch cũng như chiều cao của bé, giúp bé có một sự khởi đầu thuận lợi nhất trong những tháng đầu đời. Đặc biệt, dòng sản phẩm sữa bột PHYSIOLAC - AR(Anti-Regurgitation) còn có tác dụng cải thiện chức năng tiêu hóa và giúp tăng cường hấp thụ dinh dưỡng, rất hữu ích trong trường hợp bé hay bị nôn trớ hoặc đầy chướng, táo bón khó tiêu.

Trong thời gian đầu nhưng đã được sự tín nhiệm của khách hàng. Đây là mặt hàng chủ lực và mang tính quyết định đối với công ty cổ phần dược phẩm Việt Nam. Với tín hiệu sử dụng tốt của thị trường, vừa rồi VNA đã nhập thêm sữa Physiolac giai đoạn 2-3 bổ xung cho giai đoạn 1. Physiolac đang được tiêu dùng

với tốc độ tăng nhanh thể hiện ở giá trị chênh lệch nhập khẩu 2 lô sữa vừa rồi lên đến khoảng 3 tỷ VND.

Nhóm thực phẩm chức năng: Sữa (sản phẩm chủ lực của Công ty cổ phần dược phẩm Việt Nam) thì khách hàng chủ yếu là các cửa hàng qui mô hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ chuyên bán sữa cho trẻ em. Đặc điểm kinh doanh của loại hình này là theo lợi nhuận là chính, dễ thay đổi nhà cung cấp. Cùng với đó là sự cạnh tranh gay gắt của rất nhiều hãng sữa cho trẻ em: sản phẩm của Abbott trong đó gồm: Ensure, PediaSure, Glucerna, Gain IQ, Grow, Growschool, và Similac Mom... Dumex, Mead Johnson, Milex... Có rất nhiều hãng nổi tiếng với kinh nghiệm hoạt động trên thị trường Việt Nam lâu năm.

Với chất lượng tốt và là mặt hàng sữa cao cấp trên thị trường tiêu thụ ở Pháp chắc chắn Physiolac sẽ chiếm lĩnh được thị trường ở Việt Nam. VNA là đại diện của hãng sữa này vì vậy nhiệm vụ chính của VNA thời điểm này là làm sao đưa được sản phẩm này vào sâu thị trường Việt Nam. Cho nên hoạt động của VNA sẽ được giữ vững về nguồn thu tài chính, về hướng phát triển trong 2 năm tới với sự hỗ trợ về nhân lực của VPI.

Chương III: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO VPI ĐẾN NĂM 2015

I- MỤC TIÊU CỦA VPI ĐẾN 2015

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh của VPI đến năm 2015 (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w