Phân tích các phương án và lựa chọn chiến lược tối ưu

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh của VPI đến năm 2015 (Trang 63 - 65)

III- Phân tích môi trường nội bộ của VPI 1-Phân tích các hoạt động trực tiếp

1- Phân tích các phương án và lựa chọn chiến lược tối ưu

Phương án 1:

Kết hợp (C1, C2, C4 và M3, M5) :Chiến lược tăng trưởng bằng chiến lược tập trung hóa vào dược phẩm đang kinh doanh( thuốc chống ung thư, thuốc da liễu và thuốc bổ) và tìm hiểu thêm các dòng thuốc khác:

- Thuận lợi:

Đi sâu phát triển dòng sản phẩm đa dạng sẽ dễ dàng cung cấp thêm nhiều loại sản phẩm cho viện hơn để tăng doanh thu.

Tích lũy kinh nghiệm và uy tín lớn trong lĩnh vực phân phối dược phẩm nên sẽ dễ dàng hơn trong các khâu đấu thầu và khai thác khách hàng hiện có

Đầu ra của dược phẩm thuận lợi, nhu cầu về thuốc này ngày càng lớn, và có chiều hướng tăng nhanh ở các viện.

Nhân viên cũ vẫn có kinh nghiệm chuyên môn và khả năng đảm nhận lớn khi thêm các sản phẩm này

- Hạn chế:

Thị trường này phát triển mạnh, quan hệ khách hàng tuyến tỉnh cũng sẽ đạt được nhưng còn mất khoảng thời gian.

Phương án 2

Kết hợp ( C3 với Y3,Y4 và M3) Chiến lược tăng trưởng bằng con đường đa dạng hóa sản phẩm( đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh thêm chủng loại TTBYT )

Bằng cách liên kết với công ty cổ phần TTBYT

- Thuận lợi

Chiến lược này giúp cho VPI tăng doanh thu bán hàng trên những khách hàng có sẳn trong lĩnh vực dược phẩm.

Liên kết này vừa giúp VPI phát triển thêm quan hệ khách hàng có sẵn của công ty TNHH TTBYT ở tuyến 2, cải thiện được hạn chế hiện tại là chưa xâm nhập vào được tuyến bệnh viện này và ta có thêm thuận lợi cung cấp hàng dược phẩm vào đây.

TTBYT là sản phẩm sử dụng lâu dài đối với những sản phẩm có giá trị cao, máy móc công nghệ cao vì vậy sẽ phải có những sửa chữa lớn, hay thay thế vật tư. Từ đây có thể phát triển thêm được một dịch vụ mới có doanh thu khá cao và chắc chắn với khách hàng( cung cấp hàng và hậu dịch vụ đi sau).

Vật tư tiêu hao đi kèm: máy X-quang còn có giấy chụp X-quang, … như vậy không chỉ bán được sản phẩm chính còn một loạt sản phẩm phụ đi kèm theo, mà các sản phẩm phụ tuy giá thành thấp nhưng lại được tiêu thụ với số lượng lớn. Bên cạnh đó, yêu cầu sản phẩm chính là công nghệ cao thường có giá thành cao, ta có thể thay thế các phụ kiện trong nước có chất lượng cao để hạ giá thành. - Khó khăn:

Đội ngũ nhân lực hiểu biết TTBYT hiện của VPI chưa có, đội ngũ TTBYT của công ty TNHH TTBYT thì còn chưa vững.

Lượng vốn cho TTBYT có giá trị cao nhưng chỉ với những máy móc giá trị lớn. Phải hòa hợp thành viên mới: từ ban lãnh đạo đến nhân viên của công ty cổ phần TTBYT.

Phương án 3:

Kết hợp C2, C3 với M3 thành lập công ty mới chuyên kinh doanh TTBYT(hoặc bộ phận mới chuyên trách về TTBYT )

- Thuận lợi:

Cũng tận dụng được lợi thế khách hàng sẵn có và sắp có của VPI. Tuy nhiên có nhiều mặt khác: Có sự thống nhất từ trên xuống( do liên kết nên ban giám đốc và nhân viên là hoàn toàn mới, cần phải có sự hòa hợp lớn.)

- Khó khăn:

Về vốn thì lượng cần thiết là rất lớn trong khi VPI vẫn đang cần thêm vốn cho phát triển mảng dược phẩm.

Đây là mảng hoàn toàn mới đối với VPI: chưa có kinh nghiệm, chưa có nhân lực cho bộ phận này, sự hiểu biết còn hạn hẹp.

Từ 3 chiến lược trên, qua phân tích ta thấy VPI nên đi theo con đường phát triển kinh doanh mảng TTBYT bên cạnh mảng kinh doanh truyền thống dược

phẩm. Tuy nhiên nên đi theo phương án 2( con đường liên kết) vì vốn là vấn đề quan trọng mà hiện nay VPI đang phải giải quyết.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh của VPI đến năm 2015 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w