Hệ thống chính sách của Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu Một số giải Pháp quản lý Nhà nƣớc để giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang (Trang 28 - 33)

Giữ gìn và phát triển lễ hội truyền thống là một nội dung quan trọng trong nhiệm vụ duy trì và phát huy văn hoá truyền thống của Nhà nước ta. Để lễ hội truyền thống được duy trì và phát triển theo định hướng, trong những năm qua Nhà nước ta đã ban hành các chính sách tạo điều kiện cho các lễ hội được tổ chức và được quản lý theo đúng chủ trương và định hướng. Hệ thống các văn bản liên quan đến việc tổ chức và quản lý lễ hội do Nhà nước ta ban hành bao gồm:

- Luật Di sản văn hoá năm 2001;

- Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;

http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính

29 - Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2006 của Chính Phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng;

- Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2006 của Chính Phủ về xử phạt hành chính trong hoạt động văn hoá – thông tin;

- Quyết định số 39/2001/QĐ-BVHTT ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Văn Hoá Thông Tin về việc ban hành Quy chế tổ chức lễ hội ;

- Văn bản số 04/VHTTCS-DĐSVH gửi Sở VH-TT các địa phương yêu cầu chỉ đạo, quản lý và tổ chức lễ hội năm 2007 theo tinh thần Nghị định số 11/2006/NĐ-CP của Chính Phủ…

Luật Di sản văn hoá năm 2001 quy định việc bảo vệ các di sản văn hoá gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể - là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Luật ban hành nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hoá, đồng thời xác định quyền và nghĩa vụ của các cá nhân tổ chức đối với di sản văn hoá của Việt Nam. Phạm vi điều chỉnh của luật Di sản là di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Trong đó những di sản văn hoá phi vật thể được xác định “ sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác ” và di sản văn hoá vật thể được điều chỉnh trong luật này

được xác định “ sản phẩm vật chất có giá trị líchử, văn hoá, khoa học, bao gồm

di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ”.

Theo đó lễ hội nói chung và lễ hội truyền thống nói riêng là di sản văn hoá phi vật thể, Việc bảo vệ và tạo điều kiện để phát huy lễ hội truyền thống được quy

http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính

30 định như sau: “ Nhà nước tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hoá của

các lễ hội truyền thống, bài trừ hủ tục và chống các biểu hiện tiêu cực, thương mại hoá trong tổ chức và hoạt động lễ hội. Việc tổ chức lễ hội truyền thống phải theo quy định của pháp luật ”.

Trong Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội có quy định khi tổ chức lễ hội các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về di sản văn hoá và Quy chế tổ chức lễ hội của Bộ Văn hóa Thông tin. Quy chế cũng quy định cụ thể những yêu cầu đối với tổ chức lễ hội như:

“ 1. Không trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc; không được thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan như xem số, xem bói, xóc thẻ, yểm bùa, trừ tà và các hình thức mê tín dị đoan khác.

2. Không gây mất trật tự, an ninh xã hội; không lợi dụng để truyền đạo trái phép và có các hoạt động chia rẽ đoàn kết dân tộc.

3. Không làm cản trở giao thông và các hoạt động công cộng. 4. Không tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức. 5. Giữ gìn sự yên tĩnh, hạn chế gây tiếng ồn vào ban đêm.”

Đồng thời quy định phải quản lý chặt chẽ, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm: “ Chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức phải có biện

pháp quản lý chặt chẽ, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm di tích, danh lam thắng cảnh; lừa đảo, trộm cắp của du khách; thương mại hoá và các hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội theo phạm vi và thẩm quyền của mình khi tổ chức lễ hội

Quy chế tố chức lễ hội ban hành kèm theo Quyết định số 39/2001 của Bộ Trưởng Bộ Văn hóa Thông tin quy định cụ thể các mục tiêu của việc tổ chức lễ hội, các loại hình lễ hội được điều chỉnh, quy định cụ thể các loại lễ hội phải được cấp phép tổ chức và các loại không phải xin phép, quy định thủ tục xin phép tổ chức lễ hội, quy định trong việc tổ chức lễ hội như: Ban Tổ chức lễ hội,

http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính

31 các hành vi bị cấm tại lễ hội…Quy chế tổ chức lễ hội là cơ sở pháp lý để cho các cơ quan quản lý Nhà nước về lễ hội thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, đảm bảo cho các lễ hội diễn ra theo đúng mục đích và nhu cầu của cộng đồng.

Nghị định số 56/2006/NĐ-CP của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá - thông tin có quy định các mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm tại lễ hội như: Phạt từ 300.000 đồng đến 1000.000 đồng đối với việc sử dụng âm thanh quá mức độ ồn tối đa để tuyên truyền, quảng bá các loại trò chơi, dịch vụ ở lễ hội; phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2000.000 đồng trong trường hợp tổ chức lễ hội phải báo cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà không báo cáo hoặc có báo cáo nhưng không được cơ quan có thẩm quyền đồng ý mà vẫn tổ chức; phạt tiền từ 5000.000 đồng đến 15 000.000 đồng đối với trường hợp tổ chức lễ hội theo quy định phải có giấy phép mà không có…Ngoài ra Nghị định cũng quy định cụ thể các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm. Như vậy, Nghị định là cơ sở để kiểm tra và xử lý vi phạm trong tổ chức và quản lý lễ hội.

Trong Quy chế Hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 11/2006/NĐ-CP của Chính Phủ có quy định về việc tổ chức lễ hội như các lễ hội phải xin phép, các lễ hội không phải xin phép, hồ sơ xin cấp phép tổ chức lễ hội…

Như vậy, vấn đề tổ chức và quản lý lễ hội được Nhà nước rất chú trọng. Các cơ quan quản lý về văn hoá nói chung và quản lý về lễ hội truyền thống nói riêng đã có nhiều văn bản để thực hiện quản lý và tổ chức các lễ hội. Từ việc quy định các điều kiện tổ chức, cấp phép, các hành vi bị cấm đến các quy định về xử phạt hành chính đều được quy định rõ tại các văn bản đã kể trên. Tuy nhiên việc tổ chức và quản lý lễ hội còn có quá nhiều văn bản điều chỉnh, chẳng hạn như việc tổ chức và quản lý lễ hội đã có quy chế riêng của Bộ Văn hoá Thông tin nhưng vẫn có các văn bản khác quy định về tổ chức lễ hội như đã nêu ở trên. Điều này làm chức năng quản lý chồng chéo nhau, gây ảnh hưởng đến

http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính

32 quản lý về lễ hội của các cơ quan cấp dưới. Chẳng hạn như trong Quy chế tổ chức lễ hội có quy định các lễ hội phải có sự xin phép của UBND cấp tỉnh như: lễ hội được tổ chức lần đầu; lễ hội lần đầu được khôi phục sau nhiều năm gián đoạn; lễ hội tổ chức định kỳ nhưng có thay đổi nội dung, thời gian, địa điểm so với truyền thống; lễ hội du nhập từ nước ngoài vào do người nước ngoài hoặc người Việt Nam tổ chức; những lễ hội không phải là lễ hội Đền Hùng ( Phú Thọ), lễ hội Chùa Hương ( Hà Tây ), lễ hội Phủ Dầy ( Nam Định ), lễ hội Xuân núi Bà Đen ( Tây Ninh ), lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam ( An Giang ); lễ hội tôn giáo vượt ra ngoài khuôn viên cơ sở thờ tự hoặc trong khuôn viên cơ sở thờ tự nhưng chưa đăng ký tổ chức hàng năm theo quy định của pháp luật. Nhưng quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng lại không quy định những lễ hội không phải là lễ hội Đền Hùng, lễ hội Chùa Hương, lễ hội Phủ Dầy, lễ hội Xuân núi Bà Đen,…; lễ hội tôn giáo vượt ra ngoài khuôn viên cơ sở thờ tự hoặc trong cơ sở thờ tự nhưng chưa đăng ký tổ chức thường xuyên theo quy định của pháp luật phải có sự xin phép của UBND cấp Tỉnh. Sự khác biệt trong quy định của các văn bản điều chỉnh lễ hội dẫn đến hiện tượng không đồng nhất trong tổ chức thực hiện ở cấp dưới.

http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính

33

Một phần của tài liệu Một số giải Pháp quản lý Nhà nƣớc để giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)