Cơ chế quản lý cộng đồng đối với lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan.

Một phần của tài liệu Một số giải Pháp quản lý Nhà nƣớc để giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang (Trang 51 - 56)

Lan.

a. Một số nét chung về cơ chế quản lý cộng đồng đối với lễ hội Đình làng của dân tộc Cao Lan.

Lễ hội Đình làng của dân tộc Cao Lan được hình thành và phát triển cùng với cộng đồng người Cao Lan. Do đó, việc tổ chức các lễ hội đình làng này hầu hết là do cộng đồng các thôn, làng đứng ra tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu tâm

http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính

52 linh cũng như sinh hoạt văn hóa của dân làng. Hầu hết việc tổ chức lễ hội do các bô lão, các vị cao niên có kinh nghiệm tổ chức trong đó có người đứng đầu cai quản các công việc của lễ hội là ông mo đame nhiệm. Việc tham gia lễ hội và tổ chức lễ hội như thế nào là do Hội đồng các vị cao niên trong làng họp bàn trước khi tổ chức lễ hội. Dần dần các quy định chung của Hội đồng các vị cao niên đó trở thành một tiền lệ cho việc tổ chức và quản lý các lễ hội đình làng. Các quy định tập trung vào sự tham gia đóng góp cho tổ chức lễ hội của các hộ gia đình trong làng, quy định về nghi thức và các chủ lễ trong đình, quy định về trật tự đối với lễ hội…Các quy định này không có văn bản nào cụ thể, nhưng có sự kế thừa qua các lần tổ chức và trở thành các quy định riêng của cộng đồng người Cao Lan về tổ chức và quản lý lễ hội của mình. Các quy định này được mọi người, mọi gia đình tham gia lễ hội tôn trọng và tuân thủ một cách tự giác và đầy đủ.

b. Một số quy định cụ thể

 Quy định đối với các hộ gia đình tham gia lễ hội.

Lễ hội Đình làng là một nét sinh hoạt truyền thống mang tính cộng đồng của người Cao Lan ở Tuyên Quang. Đây là lễ hội mang tính đặc trưng cho văn hoá của cộng đồng người Cao Lan. Lễ hội được người dân các làng bản của người Cao Lan tổ chức dưới sự tham gia của cộng đồng. Nguồn vật chất cũng như nguồn lực cho công tác tổ chức là do các hộ gia đình tham gia đóng góp theo quy định chung của làng. Do đó, để tổ chức lễ hội thành công và theo đúng mục tiêu thì các hộ gia đình tham gia hội đình làng phải tham gia đóng góp nhất định. Cứ trước mỗi lễ hội thì các vị cao niên trong làng lại tập trung họp bàn về kế hoạch tổ chức lễ hội, phân công công việc cho các hộ gia đình và họp bàn thống nhất quy định tham gia đóng góp nguồn lực cho hội đình. Thông thường có các quy định đã được hình thành từ lâu và trở thành các tiền lệ để thực hiện. Các tiền lệ đó bao gồm việc mỗi hộ gia đình đóng góp xôi, thịt gà, rượu, đồ cúng, tiền...cho việc cúng lễ trong đó có quy định cụ thể về số lượng, chất

http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính

53 lượng; đóng góp về các trang bị cho phần Hội như: các hộ gia đình đóng góp 5 quả còn khâu đẹp trong quả còn bắt buộc phải đựng gạo hoặc thóc, góp tre, gỗ và các đồ dùng khác phục vụ lễ hội. Bên cạnh đó tuỳ vào những nội dung phát sinh trong lễ hội khác với những kỳ hội trước mà có quy định các khoản đóng góp khác theo quyết định của các vị bô lão trước khi lễ hội diễn ra. Ngoài ra để đảm bảo lễ hội được tổ chức thành công thì trước khi diễn ra lễ hội Hội đồng các bô lão cũng họp bàn quy định phân công công việc chuẩn bị cho từng nhóm hộ gia đình. Trong đó bầu ra một Ban chuẩn bị các công việc cho lễ hội gọi là Cáp gồm đại diện hai hộ gia đình phân theo các nhiệm kỳ. Nhiệm vụ của Cáp là chuẩn bị các công việc cho tổ chức lễ hội như ghi sổ sách về các khoản đóng góp, chuẩn bị các đồ lễ và các công việc cho phần hội, đồng thời chịu trách nhiệm phân công cho các gia đình từng công việc chuẩn bị theo sự chỉ đạo của ông mo cũng như Hội đồng các vị cao niên trong làng. Những quy định chung này đều được các hộ gia đình tham gia thực hiện một các tự giác, tuân thủ chặt chẽ. Do đó mà lễ hội đình làng diễn ra một cách suôn sẻ và thành công.

 Quy định trong tổ chức lễ và tổ chức hội

Bên cạnh các quy định về tham gia và chuẩn bị cho tổ chức lễ hội còn có quy định cho tổ chức phần lễ và tổ chức phần hội. Về phần lễ có quy định chặt chẽ những ai được tham gia tế lễ, quy định về nội dung đọc văn tế, trang phục cúng lễ, đồ cúng lễ…Theo đó chỉ có những vị bô bão trong làng có tài làm phép và cầu khấn mới được phép thực hiện nghi lễ cúng lễ trong đình làng, văn tế viết bằng chữ Hán Nôm của người Cao Lan….Ngoài ra còn quy định nội dung phần lễ là để tỏ lòng tạ ơn của dân làng đối với Thành Hoàng, vị thần có công che chở, phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt và suộc sống yên bình. Còn về phần Hội, Ban tổ chức ( Chính là Hội đồng các vị cao niên trong làng ) quy định các trò chơi bắt buộc tổ chức, vì nó thể hiện các giá trị văn hoá truyền thống to lớn của người Cao Lan, là một sự tiếp nối truyền thống cha ông của người Cao Lan. Trong đó có hội thi ném còn là trò chơi bắt buộc phải tổ chức trong phần Hội.

http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính

54

 Quy định của ban tổ chức trong việc đảm bảo trật tự trong lễ hội

Để đảm bảo cho hội đình làng diễn ra thành công, để hội đình làng diễn ra thật sự có không khí vui vẻ, thể hiện tinh thần đoàn kết và giáo dục truyền thống cho các thế hệ việc tham gia lễ hội cũng phải tuân theo các quy định về trật tự nơi lễ hội. Theo quan niệm của người Cao Lan thì tổ chức lễ hội mang tính thiêng liêng, thể hiện tính tín ngưỡng cao đối với thế giới tâm linh. Lễ hội được tổ chức thành công là biểu hiện của sự may mắn cho dân làng trong năm mới đó. Còn nếu trong lễ hội có bất trắc gì tạo nên không khí không vui cho lễ hội thì năm đó dân làng sẽ không gặp may mắn. Do vậy mà, theo quy định thì tất cả mọi người tham gia lễ hội đều phải kiểm soát mọi hành vi của mình, tránh các hiện tượng như cãi nhau, chửi nhau, gây gổ, đánh nhau gây mất trật tự tại lễ hội. Vì những hành vi này sẽ làm ảnh hưởng đến không khí lễ hội và theo quan niệm thì sẽ làm cho cả làng không may mắn trong năm đó. Chính vì thế hầu hết các gia đình đều tự bảo ban nhau, giáo dục cho con cháu tham gia lễ hội một cách lành mạnh, không đánh chửi nhau trong lễ hội. Đây là một quan niệm mang tính tín ngưỡng nhưng đồng thời cũng là một cách giáo dục các thế hệ trong việc quản lý và bảo vệ trật tự nơi lễ hội để hội đình làng diễn ra với một không khí vui vẻ và phấn khởi. Tuy quy định này không chính thức thành văn bản nhưng nó là một quy ước ( ngầm ) quan trọng đối với việc quản lý lễ hội.

c. Vai trò của cộng đồng đối với tổ chức và quản lý lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan

Lễ hội đình làng là hoạt động văn hoá mang tính cộng đồng của người Cao Lan. Lễ hội được tổ chức trên tinh thần tham gia một cách tự nguyện, tự giác của người dân trong làng. Sức hấp dẫn cũng như tính giáo dục sâu sắc của lễ hội chính là yếu tố quyết định đến việc tổ chức và tham gia hội làng của người dân trong làng theo một định kỳ hàng năm. Việc tổ chức lễ hội là do người dân trong làng thống nhất quyết định, lễ hội có được duy trì tổ chức định kỳ hay không là do chính người dân trong làng quyết định. Mọi công việc chuẩn bị và

http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính

55 đóng góp nguồn lực cho việc tổ chức lễ hội là do cộng đồng tham gia. Hơn nữa việc tổ chức lễ hội là nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hoá của cộng đồng người dân trong làng, sức hấp dẫn của lễ hội sẽ thu hút sự tham gia một cách tự nguyện và đông đảo mọi thế hệ người dân trong làng tham gia. Lễ hội được tổ chức đáp ứng đúng với nhu cầu của người dân trong làng sẽ quyết định đến việc tồn tại của chính lễ hội trong cộng đồng. Do vậy, lễ hội được tổ chức thành công hay không phụ thuộc vào vai trò của cộng đồng đối với lễ hội. Bên cạnh đó cộng đồng cũng chính là nơi lưu giữ và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống của lễ hội. Lễ hội có giữ được bản sắc truyền thống hay không phụ thuộc rất lớn vào sự lưu giữ và bảo vệ của cộng đồng. Vì vậy cộng đồng chính là mảnh đất để lễ hội được duy trì và phát triển.

Do đó có thể nói lễ hội đình làng chính là con đẻ về tinh thần của đồng bào dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang. Việc duy trì và phát triển hội đình làng phụ thuộc rất lớn vào vai trò quyết định của cộng đồng làng bản của người Cao Lan. Do đó, quá trình quản lý Nhà nước và tổ chức lễ hội nhằm duy trì và phát triển loại hình lễ hội này đòi hỏi phải phát huy cao độ vai trò của cộng đồng.

d. Một số nhận xét

Như vậy việc quản lý Nhà nước đối với các lễ hội truyền thống trong đó có lễ hội Đình làng của dân tộc Cao Lan là một trong những nội dung nhằm duy trì và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với lễ hội truyền thống đã có hệ thống các cơ quan quản lý theo từng loại hình lễ hội đã được phân cấp quản lý theo quy định tại Quy chế tổ chức lễ hội do Bộ Văn hoá Thông tin ban hành, cùng với các văn bản của địa phương ban hành. Bên cạnh đó việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh nói chung và lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan nói riêng còn có vai trò tự quản của cộng đồng đối với việc tổ chức và quản lý lễ hội. Các lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn kết chặt chẽ với cộng đồng, do vậy mà cộng đồng

http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính

56 cũng có các quy định riêng trong việc tổ chức và quản lý lễ hội của mình. Vì thế trong quản lý Nhà nước cần có sự kết hợp các quy định mang tính pháp lý của Nhà nước với các quy định mang tính tự quản của cộng đồng nhằm phát huy cao độ vai trò của cộng đồng đối với lễ hội của mình. Tuy nhiên có thể thấy rằng Quy chế tổ chức lễ hội do Bộ Văn hoá – Thông tin ban hành quy định các lễ hội do làng, thôn tổ chức thì không cần xin phép, không cần báo cáo với cơ quan quản lý phần nào đã làm cho các lễ hội này thiếu sự quan tâm của các cấp chính quyền. Vì thế mà việc quản lý Nhà nước đối với các lễ hội truyền thống do làng, thôn tổ chức nhiều khi mang tính hình thức, thiếu chặt chẽ dẫn đến việc tổ chức các lễ hội truyền thống mang tính tự phát, không có mục đích và nội dung rõ ràng, hơn nữa còn làm mai một dần các lễ hội đó do thiếu sự quản lý và hỗ trợ của Nhà nước.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải Pháp quản lý Nhà nƣớc để giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang (Trang 51 - 56)