Chính sách của Tuyên Quang đối với việc quản lý văn hoá truyền thống lễ hội ở Tuyên Quang.

Một phần của tài liệu Một số giải Pháp quản lý Nhà nƣớc để giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang (Trang 46 - 48)

thống - lễ hội ở Tuyên Quang.

Lễ hội đình làng của đồng bào dân tộc Cao Lan là một di sản văn hoá phi vật thể của cộng đồng người Cao Lan nói chung và của các dân tộc Tỉnh Tuyên Quang nói chung. Do vậy vấn đề quản lý Nhà nước nhằm giữ gìn và phát huy lễ

http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính

47 hội này là một nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển các di sản văn hoá các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống cũng như các văn bản quản lý Nhà nước của các cơ quan cấp trên, đặc biệt trong vấn đề quản lý Nhà nước đối với các lễ hội truyền thống, Tuyên Quang cũng đã có các chính sách về việc tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống theo quy định.

Các lễ hội truyền thống là một di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo tồn và phát triển. Đây cũng là một nội dung được quy định trong Dự án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang của Sở Văn hoá – Thông tin đã được Chủ tịch UBND Tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 467/QĐ-UBND ngày 31/10/2006. Trong Dự án có nêu: “ Tổng điều tra văn

hoá phi vật thể của 7 dân tộc…để đánh giá, kiểm kê, lập hồ sơ khoa học góp phần nghiên cứu bản sắc văn hoá các dân tộc Tỉnh Tuyên Quang” trong đó co

văn hoá phi vật thể của dân tộc Cao Lan. Bên cạnh đó Dự án còn chủ trương

“Bảo tồn làng văn hoá gắn với du lịch” trong đó có nội dung “ baot tồn làng văn hoá thôn Giếng Tanh, xã Kim Phú, huyện Yên Sơn ( dân tộc Cao Lan ) và “phục hồi và duy trì các sinh hoạt văn hóa truyền thống: lễ hội, nhạc cụ, trang phục, dân ca, dân vũ…” của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Như vậy việc duy trì

và phát triển các lễ hội văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số Tỉnh Tuyên Quang trong đó có lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan đã được xây dựng thành chương trình phát triển cụ thể và có lộ trình nhất định.

Bên cạnh các chủ trương và chính sách đó, việc quản lý Nhà nước đối với các lễ hội truyền thống ở Tuyên Quang trong đó có lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan cũng được quan tâm chặt chẽ. Với mục đích quản lý Nhà nước với lễ hội truyền thống để duy trì và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống lễ hội của các dân tộc thiểu số, ngày 28 tháng 5 năm 2007, Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Quyết định số 14/2007/QĐ-UBND về việc ban hành

http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính

48

Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Trong quy định về tổ chức lễ hội có quy định “Khi tổ chức lễ hội trên địa bàn

tỉnh các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về di sản văn hoá và Quy chế tổ chức lễ hội do Bộ trưởng Bộ Văn hoa – Thông tin ban hành”. Bên cạnh đó văn bản còn quy định cụ thể về yêu cầu khi

tổ chức lễ hội, về tổ chức và quản lý lễ hội, về hồ sơ xin cấp phép tổ chức lễ hội, về quy định báo cáo việc tổ chức lễ hội của các cấp, về các hoạt động trong lễ hội…Đây là văn bản mang tính chất chỉ đạo thực hiện tổ chức và quản lý lễ hội trên địa tỉnh trên cơ sở các văn bản quản lý của cấp trên.

Có thể thấy rằng lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang thuộc loại hình lễ hội tín ngưỡng độc đáo. Hiện nay, việc quản lý lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan thưòng mang tính linh hoạt. Hầu hết các lễ hội đình làng đều do các thôn bản của người Cao Lan tự đứng ra tổ chức, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá của cộng đồng làng bản đó. Việc tổ chức và quản lý đối với lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan tuân theo các quy định của Quy chế tổ chức lễ hội do Bộ Văn hoá – Thông tin ban hành và Quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội do UBND tỉnh Tuyên Quang ban hành. Do hầu hết các lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan đều là các lễ hội mang tính chất làng bản, do các làng bản tự đứng ra tổ chức nên việc tổ chức và quản lý lễ hội theo quy chế thì không phải xin phép và báo cáo với cơ quan quản lý văn hoá. Tuy nhiên, có một số lễ hội đình làng được nâng thành lễ hội cấp tỉnh, huyện, xã thì việc tổ chức và quản lý phải tuân theo đúng quy định của Quy chế tổ chức lễ hội do Bộ Văn hoá – Thông tin ban hành và các quy định khác của địa phương như lễ hội đình làng Giếng Tanh ( xã Kim Phú ), lễ hội đình làng Minh Cầm ( xã Đội Bình ) là lễ hội cấp huyện, còn lễ hội đình làng Song Lĩnh ( Xã Lưỡng Vượng ) là lễ hội cấp xã.

Một phần của tài liệu Một số giải Pháp quản lý Nhà nƣớc để giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang (Trang 46 - 48)