Lễ hội Đình làng – nét sinh hoạt văn hoá truyền thống của dân tộc Cao Lan

Một phần của tài liệu Một số giải Pháp quản lý Nhà nƣớc để giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang (Trang 42 - 46)

dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Nếu những giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Cao Lan được bảo tồn và phát huy tốt sẽ giúp các dân tộc khác tiếp thu và học tập, từ đó các dân tộc khác cũng ý thức hơn về văn hoá của dân tộc mình. Tuy là một dân tộc riêng biệt, có văn hoá của riêng mình nhưng lối sống đoàn kết, hoà thuận với các dân tộc anh em khác là điều kiện để giao thoa văn hoá, góp phần bổ sung văn hoá cho nhau, tạo nên một nét văn hoá đa dạng trong thống nhất với các nét văn hoá của các dân tộc khác. Như vậy văn hoá dân tộc Cao Lan là một bộ phận của văn hoá các dân tộc Tỉnh Tuyên Quang, là một bộ phận tạo nên một nét văn hoá đa dân tộc ở Tuyên Quang.

 Ý nghĩa đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Tuyên Quang.

Văn hoá của đồng bào dân tộc Cao Lan không chỉ có ý nghĩa đối với sự nghiệp phát triển văn hoá mà còn có ỹ nghĩa to lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội. Những giá trị văn hoá truyền thống đó còn có tiềm năng khai thác thế mạnh về phát triển du lịch văn hoá tại địa phương. Cùng với thế mạnh tổ chức các chương trình dân ca dân vũ của dân tộc Cao Lan, kết hợp với việc tổ chức lễ hội thu hút khách thập phương tham gia là một hoạt động quảng bá du lịch hữu hiệu tại địa phương. Việc gắn kết phát triển văn hoá truyền thống của dân tộc Cao Lan với phát triển kinh tế đặc biệt là du lịch văn hoá truyền thống là một hoạt động phát triển kinh tế tại địa phương. Do đó văn hoá dân tộc Cao Lan còn có ý nghĩa to lớn đối với phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.

2.1.3 Lễ hội Đình làng – nét sinh hoạt văn hoá truyền thống của dân tộc Cao Lan Lan

a. Đôi nét về Đình làng - thiết chế văn hoá của đồng bào dân tộc Cao Lan

Đình làng là một thiết chế văn hoá của đồng bào dân tộc Cao Lan, nó trở thành một thực thể gắn gắn kết với cuộc sống cộng đồng. Đình làng là nơi diễn

http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính

43 ra các hoạt động sinh hoạt cộng đồng chung của người dân trong làng như các cuộc họp những vấn đề chung của làng, là nơi thờ tự Thành Hoàng làng - người có công khai phá và xây dựng nên ngôi làng. Đình làng thường được xây dựng trên khoảng không gian rộng rãi, bên dưới các cây đa hoặc cây cổ thụ lớn, vì theo người Cao Lan thì xây dựng dưới các cây cổ thụ sẽ có các vị thần che chở ngôi đình. Các ngôi đình thường được bố trí phong thuỷ, chọn hướng theo các nguyên tắc nhất định. Thông thường đình làng được xây dựng theo hướng, lưng tựa về phía núi, trước mặt là một khoảng sân rộng phục vụ cho hoạt động của các lễ hội như tung còn hay các trò chơi dân gian…Ngôi đình làng được người Cao Lan rất coi trọng vì họ coi ngôi đình là nơi thiêng liêng, mọi người đều tự giác tôn trọng và bảo vệ ngôi đình, khi chưa được sự cho phép của ông mo tức người được dân làng bầu làm chủ cai quản đình thì không được thực hiện bất kỳ hoạt động nào tại đình làng. Các hoạt động được phép diễn ra tại đình làng là những buổi họp các vấn đề chung của làng và việc cúng tễ trong các dịp lễ hội. Ngôi đình làng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng chung của đồng bào dân tộc Cao Lan. Nó trở thành một thực thể của cộng đồng được cộng đồng bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo cùng với quá trình phát triển của người Cao Lan tại Tuyên Quang.

b. Lễ hội Đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang

Lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan thường được tổ chức vào tháng Giêng Âm lịch, thông thường là vào hai ngày 9-10, tháng Giêng hàng năm. Đây là lễ hội lớn nhất của người Cao Lan ở Tuyên Quang. Lễ hội là dịp để cộng đồng người Cao Lan gặp gỡ nhau, cùng nhau ôn lại lịch sử dân tộc, cầu chúc cho cuộc sống được thuận lợi, mùa màng tốt tươi và đặc biệt là tạ ơn những người đã có công bảo trợ dân làng làm ăn yên ổn. Lễ hội Đình làng của dân tộc Cao Lan thường gồm hai phần Lễ và Hội. Phần lễ thường được tổ chức từ đêm hôm trước đến nửa ngày hôm sau, còn lại nửa ngày và một đêm dành cho phần Hội.

http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính

44 Phần lễ là phần cúng tế với các nghi thức cũng tế trang trọng thể hiện lòng biết ơn của dân làng đối với Thành Hoàng làng và cầu cho cuộc sống của dân làng được bình yên, ấm no hạnh phúc và mùa màng bội thu. Phần Lễ này do các vị cao niên biết cúng tế chủ trì. Thông thường thì phần Lễ này được tiến hành bởi 7 vị bô lão: người chủ tế mặc áo đỏ, người xướng tế, người đọc văn tế và 4 chấp sự, những người này đều mặc áo xanh. Phần lễ được tiến hành qua các nghi thức dâng lễ vật, thắp hương, đọc văn tế lễ, phát lộc…Tất cả các nghi lễ đều trang nghiêm và long trọng. Phần lễ là phần thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của cộng đồng dân tộc đối với với có công với làng bản. Tham gia lễ hội các gia đình đều chuẩn bị những đồ lễ như mâm sôi, thịt gà, lợn…để dâng lên vị thần Hoàng Làng để tỏ lòng biết ơn và cầu mong một năm mới ăn nên làm ra.

 Phần Hội.

Phần Hội trong lễ hội là hoạt động thu hút được sự tham gia của nhiều người nhất, cả người già đến trẻ em đều tham gia phần hội này. Phần Hội được tổ chức với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như tung còn, kéo co, đẩy gậy,…Trong đó tung còn là một hoạt động hấp dẫn nhất thu hút nhiều thanh niên nam nữ tham gia. Hội tung còn được tổ chức trên một bãi đất bằng phẳng, rộng rãi, chính giữa được dựng lên một cây nêu cao làm bằng cây tre hay nứa, chính giữa cây nêu có khoanh phần ngọn thành một hình tròn dán giấy hình âm ương thể hiện cho trời và đất. Quả còn được chuẩn bị trước đó có đường kính cỡ 10cmx10cm, được cấu tạo thành 5 màu, 5 góc, 5 dây tượng trưng cho ngũ hành ( Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ ), bên trong quả còn được đựng gạo hay thóc. Hội còn hay còn gọi là hội thi tung còn diễn ra ngay từ khi phần Lễ trong đình còn chưa kết thúc. Ở bãi đất rộng trước đình các nam nữ thanh niên thi nhau tung còn. Quy định của hội thi tung còn là làm sao tung được quả còn trúng vòng tròn trên ngọn cây nêu. Ai tung trúng sẽ có phần thưởng của làng gồm một mâm lễ và được tôn vinh về mặt tinh thần. Theo quan niệm của đồng bào dân tộc Cao Lan thì hội tung còn là dịp thể hiện sức mạnh của các thế hệ dân tộc mình. Ai

http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính

45 tung được trúng vòng tròn trên cây nêu sẽ là người may mắn và khoẻ mạnh trong năm, và cả làng năm đó sẽ gặp may mắn, ăn nên làm ra. Ngược lại khi vòng trong trên ngọn cây nêu mà không được ném thủng thì dân làng năm đó sẽ không gặp may mắn, trong hội tung còn có sự tham gia cổ vũ của những người cao tuổi trong làng trong không khí trống hội tưng bừng. Như vậy hội còn không chỉ mang ý nghĩa giải trí, rèn luyện sức khoẻ mà còn mang ý nghĩa về mặt tín ngưỡng nữa.

Sau khi Hội còn kết thúc tức là hình tròn trên cây nêu bị ném thủng, đại diện các bô lão đã trao tặng phần thưởng cho người ném thủng hình tròn của cây nêu mọi người tản ra tham gia các trò chơi dân gian truyền thống. Có nhiều trò chơi dân gian: Trò “ Chọi gà ” dành cho thanh niên nam, trò kéo co, chơi quay, đánh đu…Bên cạnh các trò chơi dân gian đó, một hoạt động văn hoá mang nét đặ trưng của người Cao Lan không thể thiếu trong lễ hội là sinh hoạt văn nghệ, bao gồm các làn điệu dân ca, và các điệu múa độc đáo. Đặc biệt Hát Sình ca, là một sinh hoạt văn nghệ đặc trưng cho dân ca của dân tộc Cao Lan.

Hát Sình ca là lối hát đối đáp giữa thanh niên nam nữ, được sáng tác theo thể thơ tứ tuyệt, ghi chép bằng chữ Hán. Nó là vốn văn học dân gian phong phú. Theo truyền thuyết của người Cao Lan, tác giả của những bài hát Sình Ca là nàng Lưu Ba ( Lầu Slam ) – cô gái đẹp đã đặt lời ca cho các điệu hát ( 13 tập) và nàng đã hát suốt 13 ngày đêm không ăn không ngủ rồi chết. Người đời sau mượn lời ca của nàng để sinh hoạt văn nghệ, thể hiện tâm tình với con người và cuộc sống. Nội dung hát Sình Ca rất phong phú có đề cập đến mọi lĩnh vực của cuộc sống. Trong lễ hội đình làng truyền thống, hát Sình Ca được chia thành nhiều tốp hát, thường là một bên nam, một bên nữ, người ở thôn này hát với người thôn kia. Những người già thì hát với nhau để so tài cao thấp còn thanh niên thì hát để làm quen nhau, để giao duyên tỏ tình. Từ những cuộc hát này mà nhiều nam nữ thanh niên đã trở thành vợ chồng của nhau. Trong lễ hội, hát Sình Ca càng trở nên hấp dẫn và thu hút được đông đảo nam nữ thanh niên tham gia

http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính

46 khi có thêm cả phần dân vũ phụ hoạ. Các điệu múa độc đáo của dân tộc Cao Lan như múa Chim Gâu, Múa Xúc Tép, Múa Phát Đường… diễn ra đồng thời với các cuộc hát đối đáp Sình Ca càng làm không khí lễ hội thêm vui vẻ và hấp dẫn. Các điệu múa, các điệu hát hoà cùng với nhịp trống hội, các nhạc cụ dân gian của dân tộc như trống đất, kèn ống nứa, thanh la, chập xeng, trống tang sành, các loại kèn,… càng làm cho không khí lễ hội thêm náo nức, hồ hởi thêm bội phần.

Như vậy hát Sình Ca trong lễ hội của người Cao Lan chủ yếu dành cho nam nữ thanh niên làm quen, tìm hiểu nhau và có thể trở thành vợ chồng. Hát Sình Ca tuy rằng có nét mộc mạc nhưng vẫn hội tụ các giá trị văn hoá đạo đức đặc trưng của người Cao Lan: Kính già yêu trẻ, trung thực, không làm điều ác, sống tôn trọng, hài hoà với thiên nhiên, với con người, biết sống lạc quan, yêu cuộc sống vượt lên khó khăn gian khổ để tồn tại và phát triển. Sình Ca thực sự là một di sản quý báu cần giữ gìn và phát huy trong các lễ hội của dân tộc Cao Lan.

Có thể nói, lễ hội Đình làng của dân tộc Cao Lan là một nét sinh hoạt văn hoá cộng đồng đặc sắc chứa đựng trong đó khá đầy đủ những yếu tố phản ánh về lịch sử cội nguồn, về diện mạo văn hoá tinh thần của người Cao Lan. Lễ hội là môi trường lưu giữ một cách sống động các giá trị văn hoá dân tộc truyền thống, là kho tư liệu quý báu giúp cho việc nghiên cứu và phát triển nền văn hoá phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của người Cao Lan nói riêng và của các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang nói chung.

Một phần của tài liệu Một số giải Pháp quản lý Nhà nƣớc để giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang (Trang 42 - 46)