Văn hoá các dân tộc ở Tuyên Quang trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay

Một phần của tài liệu Một số giải Pháp quản lý Nhà nƣớc để giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang (Trang 38 - 39)

nay

Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có 22 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi một dân tộc có một bản sắc văn hoá riêng, tạo nên một nét văn hoá độc đáo, đa dạng và phong phú của Tuyên Quang. Điều kiện lịch sử cũng như truyền thống tương thân tương ái, các dân tộc sống hoà thuận với nhau, tạo cơ hội cho văn hoá được giao thoa làm nên nền văn hoá đa dạng mà lại thống nhất. Có thể nói văn hoá ở Tuyên Quang là một nền văn hóa đa sắc màu. Mỗi dân tộc có màu sắc văn hoá riêng. Từ những làn điệu dân ca truyền thống như hát then của dân tộc Tày, hát Soọng cô của dân tộc Sán Dìu, hát Sình Ca của dân tộc Cao Lan; các điệu múa dân vũ độc đáo như múa Chim Gâu, Múa Xúc tép của dân tộc Cao Lan đến các lễ hội truyền thống hết sức hấp dẫn và độc đáo như Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, Lễ hội Đình Làng của dân tộc Cao Lan, Lễ hội Cấp Sắc của dân tộc Dao, Lễ hội Đền Hạ của dân tộc Kinh…tạo nên một diện mạo văn hoá đa sắc tộc hết sức độc đáo tại Tuyên Quang. Trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay, cùng với chủ trương xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong đó có bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số những năm gần đây nhiều hoạt động nhằm khôi phục lại các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc trên điạ bàn tỉnh được tiến hành rộng rãi. Nhất là sau khi Chủ tịch UBND ký quyêt định số 46/2006/QĐ-UBND ngày 31/10/2006 về Phê duyệt Dự án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang, thì nhiều

http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính

39 giá trị văn hoá của các dân tộc được khôi phục và phát triển như các lễ hội, các làn điệu dân ca dân vũ, các câu truyện cổ, trang phục truyền thống… Như vậy xu hướng phát triển của văn hoá các dân tộc ở Tuyên Quang hiện nay là khôi phục lại, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống kết hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Một số giải Pháp quản lý Nhà nƣớc để giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang (Trang 38 - 39)