Nhóm giải pháp khắc phục khó khăn vĩ mô

Một phần của tài liệu Dự án dầu tư mở rộng nhà máy giấy Bãi Bằng của tổng công ty giấy Việt Nam. Thực trạng và Bài học kinh nghiệm (Trang 54 - 56)

*Về vốn

Như đã nói ở trên, đối diện với những khó khăn trong quá trình triển khai dự án. Nếu không có bàn tay can thiệp từ chính phủ thì dự án không thể đi vào hoạt động và hoàn thành. Mặt hàng giấy vở và giấy in luôn được coi là mặt hàng thiết yếu trong nước. Chính phủ sẽ phải đưa ra những giải pháp nhanh gọn và cụ thể để dự án sớm đi vào hoạt động, dự án nằm trong quy hoạch tổng thể về ngành giấy từ bây giờ đến năm 2010, việc trì hoãn và kéo dài tiến độ dự án ảnh hưởng lớn đến cơ cấu và quy hoạch tổng thể của nền kinh tế.

Thủ tướng chính phủ cũng đã cam kết đảm bảo với tổng công ty giấy là sẽ bảo lãnh về vốn cho dự án có thể đi vào triển khai càng sớm càng tốt, tranh thủ cơ hội đầu tư. Về phần vốn hỗ trợ người nông dân trong việc trồng rừng nguyên liệu giấy gỗ bạch đàn và keo, mục đích đáp ứng kịp thời nguyên liệu cho nhà máy giấy khi dự án đã hoàn thành, tông công ty sẽ tiếp tục tìm sự ủng hộ hỗ trợ từ phía ngân hàng phát triển Việt Nam. Tuy nhiên việc chính phủ bảo lãnh về vay vốn nhưng phần vốn đối ứng là điều kiện quan trọng để có thể được chấp thuận vốn vay. Vốn khấu hao chỉ đạt 400 tỷ đồng, trong khi yêu cầu vốn tự có phải đạt 1.100 tỷ đồng. Để khắc phục khó khăn này , tổng công ty sẽ lấy vốn đó từ việc cổ phần hóa . Kế hoạch cổ phần hóa sẽ được đẩy nhanh để đến đầu năm 2010, tổng công ty giấy Việt Nam sẽ hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Dự tính sau khi cổ phần hóa vốn của tổng công ty sẽ tăng lên gấp đôi so với thời điểm hiện tại, và vốn tập trung đó sẽ được bổ sung vào vốn đối ứng còn thiếu, tiếp tục mục tiêu hoàn thành dự án đầu tư mở rộng nhà máy giấy Bãi Bằng giai đoạn 2.

*Về thuế

Thuế có tác dụng mạnh để giấy có khả năng cạnh tranh trước sự ồ ạt của giấy ngoại. Một số giải pháp sau đây mang tính tình thế nhưng cũng giúp cho tổng công ty nói riêng và ngành giấy nói chung có thời gian để chuẩn bị.

1. Tăng thuế nhập khẩu giấy in viết từ 0 lên 5% và giấy in báo từ 3% lên 5% đối với các loại giấy in viết và giấy in báo xuất xứ từ các nước ASEAN (Quyết định 73/2008/QĐ-BTC ngày 05/09/2009)

2. Đề nghị điều chỉnh lại toàn bộ mã hàng trong Quyết định số 71/2008/QĐ-BTC với mức thuế suất nhập khẩu chỉ giảm so với thuế suất nhập khẩu theo Quyết định số 106/2007/QĐ-BTC là 1-3% áp dụng trong 2009 theo đúng các nguyên tắc mà Bộ Tài chính nêu ra.

3. Cũng theo nguyên tắc trên, các mặt hàng giấy khác điều chỉnh giảm 1-3% theo đúng lộ trình đã cam kết so với thuế suất nhập khẩu theo Quyết định số 106/2007/QĐ-BTC.

(Theo Quyết định 71: thuế suất thuế nhập khẩu giấy in báo giảm từ 32% xuống 20% và giấy in & viết giảm từ 32% xuống 25%.)

4. Giảm thuế GTGT đối với bột giấy và giấy các loại từ 10% xuống 5%, riêng giấy in báo từ 5% xuống 0%.

5. Áp dụng thuế GTGT là 0% đối với giấy loại thu gom trong nước và có chính sách khuyến khích thu gom giấy và tái chế giấy. Chính sách này làm tăng thêm nguồn nguyên liệu thay thế bột giấy nhập khẩu và làm giảm sự chậm trễ của tiến độ trồng rừng nguyên liệu.

Ngoài ra kế hoạch giảm giá than và lùi kế hoạch tăng giá than cũng được kiến nghị và là giải pháp tạm thời giúp giảm bớt chi phí sản xuất để có thể cạnh tranh trong thời điểm hiện tại

1. Áp dụng giá than cho hộ giấy đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất bột giấy và giấy được ngày nào hay ngày ấy để hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất giấy trong giai đoạn khó khăn này.

2. Áp dụng giá bán than cho sản xuất điện đối với Giấy Bãi Bằng vì tại đó có nhà máy điện đang phát điện tự dùng và bán lên lưới quốc gia với công suất 28 MW.

3. Lùi thời điểm tăng giá than sang quý II/2009.

Một phần của tài liệu Dự án dầu tư mở rộng nhà máy giấy Bãi Bằng của tổng công ty giấy Việt Nam. Thực trạng và Bài học kinh nghiệm (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w