Quy trình công nghệ sản xuất giấy và đặc điểm của sản xuất tớ

Một phần của tài liệu Dự án dầu tư mở rộng nhà máy giấy Bãi Bằng của tổng công ty giấy Việt Nam. Thực trạng và Bài học kinh nghiệm (Trang 28 - 34)

Trình bày nội dung sơ đồ công nghê: nguyên liệu thô (tre, nứa, gỗ) được đưa vào chặt thành mảnh qua hệ thống máy chặt nguyên liệu cùng với một bộ phận chặt thủ công do công ty tận dụng lao động tại chỗ và một phần mua ngoài. sau khi qua công đoạn chặt, rửa các mảnh được đưa qua một hệ thống sàng để loại các mảnh không phù hợp quy cách, những mảnh hợp quy cách được đưa về sân chứa mảnh bằng hệ thống băng tải và từ đây mảnh được đưa vào nồi nấu theo tỷ lệ phối trộn 50% sợi dài và 50% sợi ngắn. quá trình đưa mảnh vào nồi nấu được vận hành bằng hệ thống thiết bị nghi khí điều khiển, hoá chất được sử dụng sử dụng để nấu

bột là na2s.

Khi nấu bột xong, đến công đoạn rửa bột, dịch đen loãng thu hồi trong quá trình rửa bột được đưa vào chưng bốc thành dịch đen đặc cung cấp cho nồi hơi thu hồi.

Rửa bột xong được đưa sang sàng để loại bỏ tạp chất. sau khi rửa, bột được cô đặc tới nồng độ 12% và đưa sang công đoạn tẩy trắng.

Để bột đạt được độ trắng theo yêu cầu, các hoá chất được dùng để tẩy

trắng là: naoh, cl2, naclo, h2o2 các chất này được cung cấp từ nhà máy hoá

chất và một số mua ngoài.

Sau quá trình tẩy trắng bột giấy được đưa sang phân xưởng seo để sản xuất giấy. trước tiên bột được bơm đến công đoạn chuẩn bị và phụ gia, tại đây bột được nghiền đảm bảo đúng tiêu chuẩn để seo giấy. do yêu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm bột ngoại được phối trộn với tỷ lệ 15 - 20%. bột sau khi nghiền được phối trộn với một số phụ gia khác như:

keo akđ, caco3, bentonite, tinh bột, nhựa thông,... để cải thiện một số tính

để sản phẩm đạt được các tiêu chuẩn mong muốn và bền đẹp, trước khi hình thành tờ giấy dung dịch bột được xử lý qua một hệ thống phụ trợ (lọc cát và sàng áp lực) để loại bỏ tạp chất, tạo cho bột không bị vón cục, có nồng độ áp lực ổn định. sau khi qua hệ thống phụ trợ dung dịch bột giấy được đưa lên náy seo và tờ giấy ướt được hình thành. sau khi qua các bộ phận sấy khô tờ giấy đạt độ khô từ 93 - 95% và được hình thành từng cuộn to, các cuộn giấy này tiếp tục được chuyển đến các máy cắt để cắt thành từng cuộn nhỏ có đường kính từ 90 - 100cm, còn chiều rộng tuỳ theo yêu cầu của khách hàng.

Nhờ hệ thống băng tải và cầu thang máy, các cuộn giấy được chuyển đến bộ phận hoàn thành để gia công chế biến, bao gói sản phẩm như : giấy

cuộn, giấy ram các loại từ a4 - a0, giấy tập kẻ ngang, vở học sinh, giấy vi

tính.v.v. tất cả các sản phẩm này được bộ phận kcs kiểm tra nghiêm ngặt, sau đó bao gói và nhập kho thành phẩm để đưa ra thị trường.

Trong quá trình sản xuất từng công đoạn đều phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt và được kiểm tra, giám sát chặt chẽ nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giảm tiêu hao, hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

*Đặc điểm sản xuất kinh doanh

Công ty giấy bãi bằng được tổ chức sản xuất theo chuyên môn hoá công nghệ, tức là mỗi bộ phận trong dây chuyền sản xuất chỉ thực hiện một giai đoạn công nghệ nhất định, ít có tính lắp lẫn.

- phân xưởng nguyên liệu, sản xuất mảnh. - phân xưởng bột thì sản xuất bột.

- phân xưởng hoàn thành : gia công và bao gói sản phẩm.

Việc áp dụng theo hình thức này có ưu điểm là quản lý chất lượng đơn giản thuận tiện, năng suất ở mỗi bộ phận cao. nhưng cũng có nhược điểm là: thời gian gián đoạn giữa các bộ phận tương đối dài, việc liên kết và hợp tác giữa các bộ phận đòi hỏi cao, người quản lý phải có trình độ tổng hợp cao, đầu tư ban đầu lớn. tuy vậy đây là phương pháp phù hợp với sản xuất kinh doanh của công ty giấy bãi bằng vì công ty sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, với chủng loại sản phẩm không nhiều nhưng khối lượng sản phẩm mỗi loại lại rất lớn, quá trình sản xuất ổn định. thiết bị máy móc là những loại chuyên dùng, tự động và được sắp xếp theo dây chuyền khép kín, các tiêu chuẩn sản xuất được xác định rất kỹ trước khi sản xuất, trình độ chuyên môn hoá của người lao động cao, dẫn đến năng suất cao, chất lượng sản phẩm ổn định, giá thành hạ.

*Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp ảnh hưởng tới đặc điểm đầu tư

Hệ thống sản xuất trong công ty bao gồm các nhà máy, phân xưởng các bộ phận mang tính chất sản xuất cùng với mối liên hệ giữa các bộ phận.

- Phân xưởng sản xuất chính: đây là các bộ phận trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm chính của công ty, bao gồm: phân xưởng nguyên liệu, phân xưởng bột, phân xưởng xeo, phân xưởng hoàn thành.

- Phân xưởng phụ. đây là phân xưởng tạo ra sản phẩm không có trong thiết kế trên cơ sở tận dụng nguyên vật liệu và năng lực sản xuất dư thừa của quá trình sản xuất của công ty. công ty có một phân xưởng là phân xưởng gia công.

- Phân xưởng phụ trợ : là các bộ phận sản xuất không được trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng có chức năng phục vụ cho các bộ phận khác tạo ra sản

phẩm gồm: nhà máy điện, nhà máy hoá chất, xí nghiệp vận tải, xí nghiệp bảo dưỡng.

- Các bộ phận phục vụ : bao gồm các phòng ban chức năng và các bộ phận phục vụ khác.

Để doanh nghiệp hoạt động được và có hiệu quả thì mối quan hệ giữa các bộ phận phải chặt chẽ, kịp thời. để có sản phẩm bột có độ trắng đảm bảo chất lượng thì phải có hoá chất đáp ứng yêu cầu của nhà máy hoá chất. để xeo được giấy thì phải có bột, hơi, điện, khí nén từ phân xưởng bột và nhà máy điện. để máy móc hoạt động được thì phải có người công nhân của xí nghiệp bảo dưỡng. để có nguyên liệu, nhiên liệu phụ tùng phục vụ cho sản xuất thì phải có hệ thống vận tải và các bộ phận phục vụ khác.

Với những đặc điểm của ngành sản xuất giấy công nghiệp lớn nhất nước, các bộ phận riêng lẻ hoạt động riêng lẻ phát huy hết công suất nhưng lại không thể có sản xuất nếu một trong các bộ phận có sự cố. Chỉ cần một bộ phận chưa thể đi vào vận hành được thì toàn bộ hệ thống sẽ phải nằm chờ, lao động không phải sản xuất nhưng vẫn được trả lương, máy móc phải bảo quản, rất lãng phí.

Hình thức của dự án là đầu tư xây dựng cơ bản nhằm nâng cao năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng và ngành giấy nói chung. Các gói thầu trong dự án được khởi công và hoàn thành trong thời điểm khác nhau, vì vậy khi phát huy tác dụng không đồng thời với nhau. Cụ thể gói số 1, và gói số 2, hoàn thành sớm nhất nhưng không đợi đến khi các gói còn lại hoàn thành xong mới đi vào sản xuất mà phát huy tác dụng ngay, nhưng hiệu quả sản xuất lại không đơn thuần là một mình bộ phận đó, nó kết hợp với những máy móc cũ, bộ phận cũ chưa được cải tạo để tiếp tục sản xuất.

Một phần của tài liệu Dự án dầu tư mở rộng nhà máy giấy Bãi Bằng của tổng công ty giấy Việt Nam. Thực trạng và Bài học kinh nghiệm (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w