Đánh giá tổng quan thông qua tình hình kinh doanh sau khi đầu

Một phần của tài liệu Dự án dầu tư mở rộng nhà máy giấy Bãi Bằng của tổng công ty giấy Việt Nam. Thực trạng và Bài học kinh nghiệm (Trang 41 - 45)

*Hiệu quả tài chính

Do đời dự án chưa kết thúc nên chúng ta sẽ không tính được các chỉ tiêu hiệu quả theo quy mô đời dự án như NPV và T, phần đánh giá hiệu quả tài chính sau sẽ chỉ xét đến hiệu quả kinh doanh sau khi đầu tư

Năm 2004, việc đầu tư mở rộng giai đoạn 1 hoàn thành. Và ngay trong năm đó, Công ty đã sản xuất được hơn 85.000 tấn giấy, vượt 4% so với kế hoạch với doanh thu 858 tỷ đồng, lợi nhuận đạt được hơn 4 tỷ.

Năm 2005, sản lượng giấy đạt 101.159 tấn, bằng 101,1% công suất thiết kế, vượt kế hoạch. Lượng giấy tiêu thụ hơn 99.000, tăng 40% so với năm 2004. Đáng chú ý là ngoài nguyên liệu cung ứng cho sản xuất, Bãi Bằng còn xuất khẩu 100.000 tấn giấy thành phẩm sang các thị trường Malayxia, Inđônêxia, Iran, Philippin với tổng kim ngạch 20 triệu USD, đưa tổng doanh thu cả năm 2005 của Công ty đạt trên 1.100 tỷ, nộp ngân sách 60 tỷ và lợi nhuận 20 tỷ đồng. đây là năm thứ 2 liên tiếp kể từ sau khi đầu tư, Giấy Bãi Bằng đã phát huy tối đa hiệu quả sản xuất.

Năm 2006 tiếp tục sản xuất vượt kế hoạch và công suất, doanh thu tăng 108%.

Năm 2007, sản lượng sản xuất đạt 103.000 tấn tăng 101% so với năm 2006 và thu nhập bình quân toàn nhà máy giấy bãi bằng khá cao ở mức 5 triệu đồng/tháng.

Qua bảng cân đối kế toán và kết quả kinh doanh các năm có thể thấy rõ hiệu quả sản xuất đã tăng lên rất nhanh thậm chí còn vựợt công suất thiết kế chứng tỏ hiệu quả từ máy móc vào sản xuất kinh doanh rất lớn. Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận tăng nhanh qua các năm và tăng vượt hẳn so với trước đầu tư vào thời điểm năm 2002.Như vậy nếu xét hiệu quả tài chính với tiêu chí đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và nâng cao thu nhập cho người lao động giữa trước và sau khi đầu tư thì dự án này hoàn toàn có hiệu quả.

Hiệu quả kinh tế - xã hội

Phần trên là một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.

Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của đầu tư với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế . Những sự đóng góp này có thể được xét mang tính chất định tính hoặc đo lường bằng cách tính toán định lượng

Ở tầm vĩ mô chúng ta xét giá trị gia tăng ròng

Giá trị gia tăng ròng ký hiệu là NVA

Đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư . NVA là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào (đầu vào chỉ tính chi phí vật chất không tính chi phí về lao động )

NVA=O – ( MI + Iv )

O : Giá trị đầu ra

Iv: Vốn đầu tư ban đầu

Tính trung bình cho các năm của đời dự án, giá trị đầu ra :tính tổng qua các năm doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

MI: Chi phí thường xuyên, tính giá vốn hàng bán tính tổng các năm Iv: Vốn đầu tư ban đầu theo dự toán

NVA=2.453.343.114> 0

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội ở tầm vi mô

-Mức đóng góp cho ngân sách: Mức đóng góp cho ngân sách nhà nước thuộc loại cao so với các tổng công ty khác, và tăng dần qua các năm (đơn vị đồng) Đóng góp ngân sách 2002 2004 2005 2006 2007 Giá trị 2.066.608.349 2.325.156.738 4.069.570.564 6.911.575.073 16.635.215.628

Như vậy qua các năm, giá trị đóng góp thuế vào ngân sách nhà nước tăng nhanh và ở mức lớn trong khối các doanh nghiệp nhà nước. Điều này thể hiện phần nào hiệu quả của dự án.

-Mức tăng số lao động có việc làm : Nếu như tăng công suất của nhà máy sản xuất bột giấy lên thì đồng nghĩa với nó là phân xưởng dăm mảnh phải tạo ra nhiều gỗ nguyên liệu hơn cho phân xưởng bột, có nghĩa là số lao động thủ công ở phân xưởng này tăng thêm vì phần lớn công đoạn trong phân xưởng dăm mảnh chỉ có thể thực hiện thủ công là băm, chặt mảnh. Những lao động này không cần trình độ chuyên môn mà chỉ cần dùng sức lao động thủ

công cũng có thể làm được. Dự án đã tạo ra rất nhiều lao động thủ công như vậy vì nhà máy có dùng cả lao động hợp đồng để thực hiện. Số lao động này ở vùng đất nghèo Phú Thọ lại khá đông và dự án ít nhất đã giải quyết phần nào số lao động thất nghiệp và chuyển đổi việc làm có thu nhập cao hơn cho những người nông dân góp phần đảm bảo an sinh xã hội

-Mức tăng thêm về thu nhập người lao động: Như chúng ta đã thấy mức tăng thu nhập qua các năm của cán bộ, công nhân viên thể hiện rất rõ mức sống của người lao động trong nhà máy khá tốt, nếu so với mức thu nhập GDP bình quân đầu người của Việt Nam thì cao hơn hẳn. Khi GDP/đầu người/năm xấp xỉ mức 1.280.000 đồng thì mức thu nhập của công nhân nhà máy giấy Bãi Bằng ở mức 3.000.000 đồng. Đó là về mặt thu nhập vật chất, đời sống tinh thần của người lao động cũng được chăm lo khá phong phú. Đời sống văn hoá cũng được quan tâm và theo hướng rất hiện đại, tổng công ty liên tục giao lưu văn hoá với các đơn vị, chương trình rất đa dạng như khiêu vũ và sinh hoạt chuyên đề như mời các nhà thơ, nhạc sỹ chuyên nghiệp đến nói chuyện. Cùng với đó là trung tâm y tế nhà máy giấy với phương tiện cấp cứu và sơ cứu tai nạn lao động, được trang bị một số thiết bị tốt như máy X quang, điện tâm đồ, châm cứu bằng điện…Bệnh nhân là cán bộ công nhân viên nhà máy được chăm sóc chu đáo tận tình đã nâng cao sự an tâm của công nhân và tăng sự gắn bó của công nhân với nhà máy.

-Ảnh hưởng liên đới tới khu vực khác: Ảnh hưởng trực tiếp đầu tiên là các hộ trồng rừng có công ăn việc làm, được hỗ trợ vay vốn để trồng rừng đảm bảo nguồn nguyên liệu cho nhà máy. Thêm đó tạo ra nhiều vùng trồng nguyên liệu phủ xanh đất trống đồi trọc mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội cho vùng.

-Công tác xã hội: Hoạt động từ thiện và công tác xã hội được trích ra từ quỹ của công ty, quỹ này cũng tính một tỷ lệ phần trăm trích ra từ lợi nhuận giữ lại, khi lợi nhuận tăng lên thì quỹ cũng tăng lên về mặt giá trị. Công ty giấy Bãi Bằng thực hiện hoạt động từ thiện một cách thường xuyên và nề nếp. Các nhà tình nghĩa được xây dựng, tổ chức tặng quà cho các cháu nhỏ hoàn cảnh khó khăn hay học sinh nghèo vượt khó là các họat động diễn ra theo năm một cách rất thường xuyên.

-Tác động đến môi trường : Hệ thống xử lý chất thải đã được đưa vào vận hành đã giảm thiểu chất thải ô nhiễm và khói bụi ra môi trường, tuy nhiên với công suất lớn hơn, sử dụng nguồn năng lượng và nguyên liệu lớn hơn, lượng nước thải vẫn là vấn đề nhức nhối với người dân quanh vùng nhà máy. Đó là ô nhiễm về nguồn không khí với lượng khí Clo đặc trưng và khá độc hại tới sức khỏe.

Một phần của tài liệu Dự án dầu tư mở rộng nhà máy giấy Bãi Bằng của tổng công ty giấy Việt Nam. Thực trạng và Bài học kinh nghiệm (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w