Kiến nghị với cơ quan quản lý cụ thể là cho Bộ NN&PTNT

Một phần của tài liệu Công tác Quản lý dự án tại Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 1 : Thực trạng và Giải pháp (Trang 86 - 89)

10. Các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng

3.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý cụ thể là cho Bộ NN&PTNT

3.3.1.1.Giải pháp lâu dài

Cần thiết kế một mô hình quản lý đầu tư xây dựng các dự án thuỷ lợi theo hướng tích cực và năng động hơn. Mô hình mới không chỉ quan tâm đến đầu tư xây dựng mà cần quản lý khai thác công trình một cách hiệu quả nhất. Mô hình là sự liên kết hữu cơ (có thực hiện, có phản hồi, điều chỉnh hoàn thiện) giữa các mô dun QUY HOẠCH - ĐẦU TƯ XÂY DỰNG - QUẢN LÝ KHAI THÁC. Từ mô hình tổng thể, căn cứ vào Luật xây dựng và các văn bản dưới luật để thiết kế một hệ thống thực

hiện. Hệ thống này cần thể hiện rõ các công đoạn của công việc, chỉ ra ai (hay cơ quan

nào) có trách nhiệm giải quyết, nội dung, phạm vi , thời gian của mỗi công đoạn cần được chỉ ra rõ ràng và yêu cầu về cán bộ, trang thiết bị.. để hoàn thành nhiệm vụ; khi vận hành hệ thống sẽ bộc lộ các khâu yếu, các cán bộ không đủ năng lực

Trong mô hình, hệ thống như đã nêu các quy định, cơ chế về các chủ thể tham gia xây dựng công trình như Chủ đầu tư, Tư vấn, Nhà thầu xây dựng, Gíam sát đầu tư... sẽ được quy định rất rõ ràng.

Công tác cán bộ (nhân sự) cũng được lựa chọn nhằm đáp ứng việc vận hành hệ thống đã được thiết kế.

3.3.1.2. Giải pháp trước mắt

- Củng cố các Ban quản lý, cần định hướng theo mô hình Ban quản lý đầu tư

xây dựng chứ không nên là Ban quản lý dự án

- Cần nghiên cứu tổ chức lại các cơ quan giúp việc Bộ trưởng về đầu tư xây

dựng như Ban chuẩn bị đầu tư, Cục QLXDCT, bộ phận của Vụ kế hoạch. Cần sớm quy

định "dây chuyền" xử lý công việc liên quan đến đầu tư xây dựng, trong đó thấy rõ "đường đi" của Dự án, trách nhiệm từng công đoạn và bố trí cán bộ hợp lý.

- Đổi mới công tác đấu thầu, chọn thầu và giám sát chế tài các nhà thầu.

Những công trình quan trọng hay phức tạp cần ưu tiên lựa chọn theo các tiêu chí kỹ thuật. Năng lực nhà thầu xây dựng cũng không nên chỉ xét trên “bài dự thi” như hiện nay. Qua hội thảo “đấu thầu chuyên nghiệp” do Bộ KHĐT tổ chức gần đây (do WB tài

trợ), các chuyên gia Trung quốc đã trình bày kinh nghiệm rằng Trung quốc hiện nay hầu hết đã thuê Tư vấn đấu thầu chuyên nghiệp (không thuộc chủ đầu tư) thực hiện các dịch vụ từ chuẩn bị hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu (tất nhiên lựa chọn cuối cùng là quyền của chủ đầu tư nhưng không thể chọn 1 nhà thầu ngoài danh sách đề nghị của Tư vấn đấu thầu). Chúng ta cũng nên khuyến khích các tổ chức Tư vấn đấu thầu chuyên nghiệp. Họ không chỉ chấm thầu trên cơ sở “bài thi” mà còn phải thẩm tra thực tế năng lực của các nhà thầu

- Công tác Thông tin về đầu tư cần được quan tâm hơn. Website của Bộ

NN&PTNT cần bổ sung thêm mục về Qủan lý dự án đầu tư mục này liên kết với các web của các dự án. Các dự án từ nhóm A trở lên cần mở trang web từ khi xây dựng dự án tới khi kết thúc giai đọan thực hiện xây dựng dự án. Các trang web sẽ có những thông tin về dự án (mục tiêu, nhiệm vụ, quy mô, giá thành…).

3.3.2. Kiến nghị với các nhà thầu tư vấn, nhà thầu xây lắp

Các nhà thầu cần phải nâng cao năng lực của mình cả về chất và lượng. Muốn thế các Trung tâm tư vấn , các Công ty xây dựng phải có các chính sách sau:

- Tuyển chọn những cán bộ có kiến thức chuyên môn thực sự đáp ứng được các công việc thực tế

- Chính sách đãi ngộ, khuyến khích các thành viên của mình nâng cao trình độ chuyên môn,

- Cử các cán bộ đi học những khóa học nhằm nâng cao chuyên môn của mình - Buộc những cán bộ phải có trách nhiệm với dự án mình phụ trách

KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tập tốt nghiệp tại Ban QLDA Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1 với đề tài: “ Công tác Quản lý dự án tại Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng

Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 1, và sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn , cộng với những kiến thức đã được học tôi nhận thấy rằng để quản lý dự án có hiệu quả cao thì bất kỳ giai đoạn nào của dự án cũng cần quản lý trên ba nội dung cơ bản đó là quản lý tiến độ, quản lý chất lượng, và quản lý chi phí. Phải luôn đảm bảo tiến độ của dự án đúng với kế hoạch lập ra, chất lượng dự án phải đảm bảo cho người sử dụng, và chi phí không được vượt tổng mức đầu tư. Việc đó đòi hỏi những người quản lý phải có năng lực và chuyên môn, phải lấy mục tiêu của dự án làm trọng

Là một sinh viên thực tập tôi đã đưa ra một số giải pháp, kiến nghị theo ý kiến chủ quan của mình cho công tác quản lý dự án được hoàn thiện hơn, chỉ mong rằng những ý kiến đóng góp của tôi sẽ được vận dụng vào công tác quản lý dự án tại Ban QLDA Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 1, và tại Bộ NN&PTNT cùng các Trung tâm tư vấn, các Công ty Xây dựng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các báo cáo tổng kết công tác, phương hướng nhiệm vụ của các Phòng, và của Ban QLDA Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 1 ;

3. Nghị định 112/2006/NĐ-CP; 4. Nghị định 16/2005/NĐ-CP; 5. Luật Xây dựng;

6. Luật Đấu thầu;

7.Quy định hướng dẫn thi hành về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;

8. Sách hướng dẫn QLDA; 9. www.mpi.gov.vn; 10. www.vietnamnet.vn; 11. http://lib.wru.edu.vn;

Một phần của tài liệu Công tác Quản lý dự án tại Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 1 : Thực trạng và Giải pháp (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w