Những tồn tại, thiếu sót cần khắc phục và nguyên nhân của những

Một phần của tài liệu Công tác Quản lý dự án tại Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 1 : Thực trạng và Giải pháp (Trang 71 - 77)

10. Các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng

2.4.2.2. Những tồn tại, thiếu sót cần khắc phục và nguyên nhân của những

2.4.2.2.1. Những tồn tại, thiếu sót cần khắc phục

* Công tác kế hoạch:

khác liên quan. Đặc biệt sự phối hợp của kỹ sư trực tiếp giám sát chưa nhịp nhàng, chưa đạt yêu cầu về nội dung và thời gian.

- Việc cập nhật số liệu phục vụ công tác báo cáo: Chưa thực hiện tốt việc lập thành cơ sở dữ liệu theo từng công trình, cập nhật một cách thường xuyên quá trình diễn biến về thi công, giải quyết khó khăn vướng mắc, quá trình thanh toán... theo một mẫu thống nhất cho các công trình để việc lập báo cáo được nhanh và đầy đủ.

- Công tác báo cáo còn thiếu tính chủ động.

-Việc giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện các hợp đồng chưa được quan tâm, chưa có hệ thống.

- Công tác cập nhật thông tin, tài liệu các địa phương trong vùng Ban phụ trách phục vụ cho công tác chuẩn bị đầu tư của Ban còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

* Công tác Quản lý thi công

- Chưa quan tâm đúng mức đối với các công trình đã hoàn thành và đang làm thủ tục nghiệm thu bàn giao, chưa phân công cán bộ theo dõi trực tiếp để đôn đốc công việc của các công trình này.

- Đã đôn đốc quyết liệt tiến độ thi công các dự án như Cụm công trình đầu mối Hát Môn-Đập Đáy- tỉnh Hà Tây; Hệ thống Thủy lợi Tắc Giang - Phủ Lý, tỉnh Hà Nam; Tiểu dự án nâng cấp, sửa chữa trạm bơm Nam Yên Dũng, xong hiệu quả còn chưa cao.

- Chưa đôn đốc kịp thời đối với các Ban BTT, các Nhà thầu trong việc thực hiện đúng trình tự xây dựng cơ bản, các quy định của các văn bản pháp luật hiện hành như: Kiểm tra việc lập tiến độ thi công trước khi triển khai thi công công trình của các nhà thầu; Lập hồ sơ trình Ban duyệt khi thay đổi biện pháp thi công các hạng mục công trình.

* Công tác Giám sát và quản lý dự án

Năm 2008 công tác giám sát của các công trình đang triển khai còn một số tồn tại cần khắc phục cụ thể như sau:

- Công tác phân công, phân nhiệm trong một số Ban TT còn chưa đựơc chắt chẽ, kịp thời, năng lực của một số cán bộ giám sát còn hạn chế.

- Tiến độ thi công của một số dự án còn chậm so với kế hoạch, nguyên nhân do năng lực của một số nhà thầu công han chế như Hệ thống thuỷ lợi Tắc Giang – Phủ Lý, Trạm bơm tiêu Hạ Dục 2; do thời tiết không thuận lợi như Hệ thống thuỷ lợi Xín Mần.

- Việc chỉ đạo phối hợp giữa tư vấn thiết kế, TV thẩm tra,TV giám sát và nhà thầu đôi khi chưa nhịp nhàng tạo điều kiện tháo gỡ cho nhà thầu thi công.

2.4.2.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại * Nguyên nhân khách quan

- Chính sách, chế độ của nhà nước về xây dựng cơ bản ban hành chậm,

thiếu, không đồng bộ làm hạn chế việc thực hiện ở cấp các ngành…Luật xây dựng ban hành từ năm 2003, Nghị định thực hiện (16/NĐ-CP) ban hành năm 2005 rồi lại sửa đổi mới đây (112/NĐ-CP). Có những nội dung sửa đổi cũng không làm rõ bằng văn bản trước đấy (ví dụ tại 16/NĐ-CP quy định rõ thời gian Thẩm định dự án gồm cả thời gian Thẩm định TKCS đồng thời cũng nêu rõø thời gian yêu cầu cho cơ quan chức năng Thẩm định TKCS, nay 112/NĐ-CP sửa đổi giảm thời gian giành cho Thẩm định TKCS nhưng lại không nhắc tới thời gian cho Thẩm định dự án...). Một điểm rất quan trọng mà 112/NĐ-CP thay đổi là những trường hợp được phép điều chỉnh dự án đã không còn yếu tố nhà nước thay đổi chính sách, đơn giá tiền lương... nhưng lại không hướng dẫn cách tính toán khoản dự trù trượt giá. Điều này sẽ rất khó khăn cho việc trình và phê duyệt Tổng mức đầu tư của dự án. Những bất cập giữa Luật xây dựng, Luật đấu thầu, Luật doanh nghiệp... cũng là những cản trở đến việc Xây dựng và Vận hành hệ thống quản lý đầu tư của Bộ.

Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và các Tỉnh... trong quá trình chuẩn bị dự án đặc biệt là sự chậm trễ trong công tác giải toả mặt bằng xây dựng.

- Năng lực của các nhà thầu tư vấn, nhà thầu xây dựng còn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về lượng và chất. Hệ quả của sự yếu kém này ảnh hưởng trực tiếp

Các cơ quan tư vấn thực tế mới là sự chuyển đổi từ các đơn vị khảo sát- thiết kế, tỷ lệ “thợ vẽ” còn chiếm phần lớn cho nên chúng ta thiếu rất nhiều chuyên gia tư vấn giỏi.

Cung cách điều hành, tư duy bảo thủ trì trệ ở một số đơn vị, một số cá nhân tư vấn đã làm chậm hoặc mất đi khả năng “tự nâng cao năng lực” của tư vấn ( một yếu tố tối cần thiết để tư vấn phát triển và hội nhập)

Tình trạng yếu kém của các nhà thầu xây dựng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác đầu tư xây dựng của ngành. Xây dựng các công trình thuỷ lợi có tính đặc thù khác nhiều so với xây dựng dân dụng vì vậy cũng đòi hỏi những nhà xây dựng chuyên nghiệp

* Nguyên nhân chủ quan

- Ban được sáp nhập nhiều lần và từ nhiều ban QLDA nên tồn tại để lại tương đối nhiều, số lượng cán bộ viên chức đông nhưng cơ cấu không phù hợp, trình độ một số cán bộ còn hạn chế, địa bàn quản lý thu hẹp, số dự án đang triển khai ít, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn nhất là trụ sở còn phải vay mượn để xây tạm thời. Thu nhập của cán bộ viên chức quá thấp, điều kiện gia đình còn khó khăn nên phần nào ảnh hưởng đến công việc cơ quan.

- Số lượng cán bộ viên chức của ban nhiều trong khi dự án đang triển khai còn ít, một số nhà thầu tư vấn thiêt kế, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công có năng lực hạn chế trúng thầu; công tác giải phóng mặt bằng ở hầu hết các địa phương trong giai đoạn hiện nay rất chậm trễ và phức tạp; chế độ chính sách trong đầu tư, xây dựng còn nhiều điểm chưa thống nhất, cồng kềnh và chồng chéo, các yếu tố trên dẫn đến khó khăn trong quản lý các lĩnh vực của dự án, đặc biệt là quản lý tiến độ, chất lượng và đảm bảo đúng luật định.

- Năng lực của Ban còn nhiều bất cập

Tính thụ động trong công việc còn khá phổ biến, trách nhiệm cá nhân còn chưa được làm minh bạch nên dễ dẫn đến tình trạng "mọi người đều quan tâm một việc nhưng trách nhiệm thì không ai là người chịu chính".

Công tác chuẩn bị và thực hiện dự án xây dựng được quan tâm nhiều hơn công tác Gíam sát đầu tư (trong đó bao gồm cả việc theo dõi, đánh giá hiệu quả dự án) còn bị xem nhẹ

Mối liên hệ với cộng đồng của các dự án còn rất hạn chế, thông tin về dự án còn chưa đến với cộng đồng được hưởng lợi cũng như bị ảnh hưởng để nhận về và xử lý các phản hồi. Nếu làm tốt vấn đề này có thể sẽ tăng cường sự đồng thuận của dân chúng cũng như sẽ tạo được kênh cho sự giám sát của cộng đồng.

- Tổ chức quản lý đầu tư xây dựng công trình còn chậm đổi mới. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất vì mô hình quản lý đầu tư tốt sẽ là động lực cải thiện các nguyên nhân nêu trên. Cũng cần nói rằng vấn đề này còn khá trì trệ từ các cơ quan Chính phủ. Tuy nhiên xét về mặt chủ quan thì mô hình quản lý hiện nay còn những bất cập. Dường như Bộ chưa mạnh dạn thành lập một nhóm chuyên gia để nghiên cứu và thiết kế mô hình cho nên trong thời gian qua chậm đưa ra được cơ chế tổ chức nào cho phù hợp. Một số bộ phận quản lý còn sa đà vào các vấn đề chi tiết kỹ thuật mà chưa quan tâm các vấn đề có tính vĩ mô. Những quy trình thực hiện các công việc dường như còn chưa chuẩn bị tốt. Những quy định này cần phải chỉ dẫn tường tận cho các cơ quan cùng tham gia thực hiện dự án kể cả Tư vấn và các nhà thầu xây dựng. Ví dụ, Theo các Nghị định hướng dẫn Hồ sơ TKCS công trình nhóm A phải được thẩm định trong thời gian 20 ngày sau khi nhận đủ các hồ sơ hợp lệ. Như vậy cần quy định rõ thế nào là hồ sơ hợp lệ và sau khi đã hợp lệ rồi thì phải được thẩm tra trong vòng 20 ngày. Chúng ta thường bị chậm vì ngay từ đầu không xác định với nhau là hồ sơ đã hợp lệ chưa, giữa chừng yêu cầu bổ sung tài liệu này, khác và thế là công tác thẩm tra kéo dài. Dường như cách kiểm tra sơ bộ theo kiểu "check list" chưa được áp dụng. Sự quá tải của các cơ quan Thẩm tra, Thẩm định ngoài yếu tố thiếu nhân lực cũng còn do cách thức làm việc. Khi đã ý thức được rằng các cơ quan Thẩm định không thể có thời gian và sức lực xem kỹ hàng trăm, ngàn hồ sơ thiết kế thì cách thức Thẩm tra thẩm định đúng mức cần thiết sẽ làm giảm tải cho cán bộ đồng thời tập trung đánh giá những điểm chính yếu như Sự tuân thủ quy hoạch, tuân thủ Quy chuẩn và Tiêu chuẩn, sự an toàn công trình,

Tổ chức quản lý đầu tư còn chưa thực sự quan tâm đến việc giám sát đầu tư và đánh giá hiệu quả dự án.

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLDA TẠI BAN QLDA ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THUỶ LỢI 1

Một phần của tài liệu Công tác Quản lý dự án tại Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 1 : Thực trạng và Giải pháp (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w