2. TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
2.4.1. Căn cứ để hoạch định chiến lược kinh doanh
2.4.1.1. Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Tầm nhìn: Yếu tố quan trọng nhất của việc xây dựng và lựa chọn chiến
lược chính là tầm nhìn của cá nhân hay tập thể tham gia vào việc hoạch định chiến lược, yếu tố này phụ thuộc vào trực giác của từng cá nhân hay tập thể. Sự phân tích và trực giác là cơ sở đề ra những quyết định về hình thành chiến lược phù hợp với môi trường kinh doanh. Trước một môi trường kinh doanh nhiều biến động, việc nhà lãnh đạo có một trực giác tốt, một tầm nhìn chính xác sẽ giúp cho DN phân tích tiếp cận môi trường kinh doanh được bao quát và tìm ra những thuận lợi và khó khăn đích thực ảnh hưởng đến hoạt động
SXKD của DN. Hơn thế sẽ giúp hình thành các chiến lược mang tính khả thi cao phù hợp với môi trường và sứ mạng mà DN đề ra.
Sứ mạng của DN: Mỗi tổ chức đều có một sứ mạng hay nhiệm vụ cụ
thể ngay cả khi điều này không được thông báo chính thức. Thông thường các nhà sáng lập và lãnh đạo DN tin rằng DN mình sẽ trở thành hình ảnh tốt đối với khách hàng của mình. Xác định nhiệm vụ, các mục tiêu, chiến lược hiện tại DN là điểm khởi đầu trong quản trị chiến lược. Khi DN đã phát triển trong một môi trường kinh doanh đầy biến động, các nhà quản lý sẽ thấy rằng họ cần phải xác định lại mục tiêu ban đầu.
Mục tiêu, nhiệm vụ:
- Đảm bảo sự nhất trí về mục đích bên trong công ty
- Cung cấp một cơ sở hoặc tiêu chuẩn để phân phối nguồn tài nguyên của công ty
- Thiết lập một tiếng nói chung hoặc môi trường của công ty.
- Phục vụ như là một tâm điểm cho các cá nhân để họ đồng cảm với mục đích lẫn phương hướng của công ty và để ngăn chặn những người không có khả năng thôi tham gia thị trường, lĩnh vực hoạt động của công ty.
- Tạo sự thuận lợi cho việc đưa ra các mục tiêu và cơ cấu công việc liên hệ đến việc phân bổ các nhiệm vụ cho các yếu tố trách nhiệm bên trong công ty
- Định rõ mục đích của công ty và chuyển dịch các mục tiêu này vào bên trong các mục tiêu theo cách thức mà chi phí, thời gian và các tham số thực hiện có thể được đánh giá và quản lý.
2.4.1.2. Khách hàng
Khách hàng là đối tượng phục vụ mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng đều nhắm tới, vì thế khách hàng là căn cứ cơ sở của chiến lược kinh doanh. Với sự hiện đại hoá của xã hội, nhu cầu sử dụng hàng hoá của những nhóm người này khác với những nhóm người kia vì thế tạo nên những thị trường hiện đại hoá không đồng nhất. Do đó doanh nghiệp phải cần nắm bắt và biết phân loại
thị trường, phân loại khách hàng cho phù hợp với những nhóm khách hàng riêng biệt để phục vụ tốt hơn. Có hai cách phân chia thị trường:
- Phân chia mục tiêu: Phân khách hàng theo mục đích của khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
- Phân theo khả năng đáp ứng cho khách hàng: Cách này dựa vào khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường. Cách này sẽ giúp doanh nghiệp chọn được thị phần phù hợp nhất với khả năng và nguồn lực của mình.
2.4.1.3. Đối thủ cạnh tranh
Khi xây dựng chiến lược kinh doanh phải dựa vào sự so sánh khả năng của doanh nghiệp mình với các đối thủ cạnh tranh khác, từ đó tìm ra lợi thế cho mình. - Lợi thế vô hình: Đó là ưu thế không định lượng được như uy tín, các mối
quan hệ của doanh nghiệp, điều kiện, địa điểm kinh doanh, thói quen sử dụng sản phẩm và dịch vụ của khách hàng.
- Lợi thế hữu hình: Thường đánh giá qua khối lượng, chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất, vốn đầu tư, giá cả, trình độ quản lý,... để so sánh tìm ra được lợi thế của mình. Doanh nghiệp nên sử dụng phương pháp phân chia nhỏ các vấn đề để phân tích, đối chiếu tìm ra những mặt mạnh của mình so với các đối thủ cạnh tranh.
2.4.1.4. Thực lực của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần phải dựa vào khả năng của mình để hoạch định chiến lược kinh doanh. Do tiềm lực phát triển của các doanh nghiệp thường vượt lên trên nhu cầu thị trường nên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt và gay gắt, xu thế đòi hỏi phân chia thị trường ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Để nắm được thị trường thì doanh nghiệp phải chú trọng khai thác triệt để thế mạnh của mình khi xây dựng chiến lược. Phải biết phân bổ nguồn lực của mình một cách hiệu quả. Biết sử dụng cả ba nguồn lực là: Con người, tiền, vật tư sao cho cân đối. Nếu có sự dư thừa hoặc thiếu hụt ở yếu tố nào đó sẽ gây lãng phí do vậy sẽ không khai thác được triệt để khả năng của doanh nghiệp.