Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh cho Công ty cổ phần xây dựng Sông Đà 11 (Trang 60 - 61)

2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY

2.3.1.Môi trường vĩ mô

Từ khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước và sự hội nhập vào WTO của nước ta, xuất phát từ những vấn đề đáp ứng nhu cầu xây dựng, hệ thống các doanh nghiệp làm công tác xây lắp ở Việt Nam ngày càng được củng cố và mở rộng. Ngoài các doanh nghiệp xây lắp trực thuộc những Tổng Công ty và những Công ty lớn còn có sự góp mặt của hàng loạt các doanh nghiệp tư nhân với mô hình hoạt động khá đa dạng. Chính vì vậy, Chính phủ và những hoạt động của Chính phủ sẽ ảnh hưởng rất lớn và mang tính chất quyết định đến cuộc chơi của doanh nghiệp. Hiện nay, thị trường xây lắp vận động dựa trên các Nghị định, văn bản, quy chế,…quyết định nhiều đến tầm hoạt động cũng như khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cụ thể như:

- Quy chế đấu thầu trong nước và quốc tế còn có nhiều bất cập, các doanh nghiệp thi nhau hạ giá để thắng thầu, điều này có thể mang lại cho Nhà nước hiệu quả tiết kiệm vốn đầu tư nhưng nó lại để lại hậu quả lâu dài về mặt kinh tế, xã hội. Các doanh nghiệp có thể dẫn đến việc thua lỗ, khả năng phá sản, thu nhập người lao động thấp, tiêu cực xã hội, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái,…

- Các quy chế, chính sách về tài chính chưa tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là chính sách ưu đãi về lãi suất, nguồn vốn ưu đãi cho vay và các thủ tục giải ngân còn phức tạp,…

- Ngoài ra các chương trình về thành lập tập đoàn, phát huy vai trò hiệp hội xây lắp, hiệp hội nhà thầu cũng chưa phát huy được bao nhiêu, trong khi nhu cầu ở nước ta hiện nay vấn đề này rất cần thiết nhằm tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhất là những dự án đấu thầu quốc tế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh cho Công ty cổ phần xây dựng Sông Đà 11 (Trang 60 - 61)