Đảm bảo huy động đủ vốn và tính toán cân đối cơ cấu vốn tối ưu cho hoạt động SXKD

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh cho Công ty cổ phần xây dựng Sông Đà 11 (Trang 91 - 94)

3. CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

3.4. Đảm bảo huy động đủ vốn và tính toán cân đối cơ cấu vốn tối ưu cho hoạt động SXKD

động SXKD.

Việc giải quyết nhu cầu về vốn của các DN xây lắp điện, đáp ứng đủ, kịp thời cho SXKD, sử dụng cơ cấu vốn tối ưu trong điều kiện hiện nay là một nội

dung rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả SXKD của DN. Vì vậy công ty cần quan tâm thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

• Nguồn vốn chính cho SXKD trong những năm tới đây vẫn là từ các nhà đang cung cấp tín dụng, ngân hàng, vì vậy cần giữ và tăng cường mối quan hệ truyền thống với các ngân hàng đang cung cấp tín dụng. Mặt khác tích cực tìm kiếm nguồn vốn tín dụng gồm tín dụng ưu đãi và tín dụng thương mại, trong những năm tới cần phải tìm cả ở nước ngoài thông qua tín dụng tài trợ của Ngân hàng, các tập đoàn tài chính và tín dụng hàng hóa.

• Huy động phát hành thêm cổ phần, cổ phiếu công ty tăng vốn điều lệ, từng bước đáp ứng yêu cầu về thế chấp tài sản, giải quyết cơ bản đủ vốn lưu động để duy trì, ổn định SXKD. Việc huy động vốn vay và tăng vốn chủ sở hữu thông qua phát hành cổ phiếu phải tính toán chi tiết cơ cấu hợp lý để đảm bảo sử dụng vốn với chi phí thấp nhất nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả SXKD.

• Đẩy nhanh công tác nghiệm thu thanh toán, giải quyết nợ tồn đọng. Tăng cường quản lý, điều hành SXKD để tăng hiệu quả, lợi nhuận nhằm lành mạnh tài chính, tăng nguồn vốn tự có của Công ty.

• Trên cơ sở các nội dung phương án của “Huy động vốn và cân đối cơ cấu vốn tối ưu cho SXKD của công ty” các bộ phận chức năng cần quan tâm đến một số nội dung sau:

1.1.1. Giữ được mối quan hệ truyền thống sẵn có với các nhà đang cung cấp tín dụng - ngân hàng mà trong những năm tới công ty vẫn được thừa hưởng sự ưu đãi của cơ chế cũ, của DN Nhànước trước khi cổ phần hóa.

1.1.2.Đối với mục tiêu giảm số ngày trong vòng quay tài sản phải thu và hàng tồn kho:

- Hoàn thiện quy định, hướng dẫn chung về quy trình nghiệm thu thanh toán khối lượng đã hoàn thành của công trình, hạng mục công trình, có điều chỉnh cho phù hợp đối với từng dự án; các bộ phận nghiệp vụ của công ty, các ban điều hành

dự án, các đơn vị trực tiếp thi công theo phân cấp phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, kiểm soát, tập hợp chứng từ, tài liệu đủ, đúng quy định và kịp thời; quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ công tác với tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế và đại diện của chủ đầu tư tại hiện trường; phản ảnh kịp thời những vướng mắc để lãnh đạo công ty có ý kiến giải quyết;

- Việc giải quyết các thủ tục XDCB đối với các khối lượng bổ sung, phát sinh, điều chỉnh giá, hiện nay, còn nhiều bất cập về cơ chế trong xây dựng. Tuy nhiên đối với nhà thầu cần tiên lượng, dự báo được các số liệu này và sớm có ý kiến đề xuất với các cơ quan liên quan. Phải yêu cầu các cơ quan liên quan hướng đến sự giải quyết kịp thời cho thi công công trình, tránh thiệt hại cho nhà thầu. Về nhiệm vụ của các bộ phận liên quan của công ty cần giải quyết kịp thời việc thiết kế bản vẽ thi công bổ sung, lập và trình duyệt các dự toán liên quan;

- Qua quá trình thực hiện dự án, theo định kỳ, hoặc đột suất phản ánh, đề xuất, kiến nghị với Chủ đầu tư, Đại diện chủ đầu tư, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế giải quyết cụ thể, kịp thời các vấn đề, từng việc còn tồn tại hoặc cần phải giải quyết- thông qua các cuộc họp tại hiện trường hoặc bằng công văn đề nghị.

3.5.3. Thực hiện mục tiêu tăng vốn điều lệ:

Phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn cho hoạt động SXKD thông qua hình thức động viên, nêu cao trách nhiệm của các cổ đông và cán bộ công nhân viên trong công ty trước nhu cần cần vốn để duy trì và phát triển SXKD. Hoặc phát hành cổ phiếu ra công chúng thông qua thị trường chứng khoán để thu hút vốn cho SXKD.

3.5.4. Thực hiện mục tiêu tăng hiệu quả SXKD tạo vốn tự có:

- Hoàn thiện các quy chế, chế tài quản lý SXKD nói chung và chế độ giao khoán sản xuất, giao khoán quản thiết bị. Phân giao công việc phù hợp giữa các bộ

phận chức năng, bộ phận trực tiếp sản xuất. Thực hiện vận hành tốt cơ chế đôn đốc, kiểm tra, kiểm soát SXKD, giảm chi phí quản lý, tăng lợi nhuận.

- Tăng cường quản lý tài sản, thiết bị. Phát huy hiệu quả, năng lực của thiết bị thi công. Giữ gìn, bảo trì tốt thiết bị nhằm đảm bảo giá trị còn lại thực tế cao. Khi thiết bị hết khấu hao sẽ là nguồn vốn khá lớn của công ty. Cần giải quyết việc thực hiện tốt quy chế quản lý, giao khoán thiết bị thi công của công ty; tăng cường hệ thống quản lý, kiểm tra công tác bảo trì, sử dụng thiết bị từ công ty xuống các đơn vị thi công; thực hiện nghiêm ngặt công tác bảo trì, sửa chữa thiết bị, đặc biệt là sửa chữa lớn;

3.5.5. Huy động vốn thầu phụ, các nhà cung cấp:

- Đây là một nội dung quan trọng trong điều kiện hiện nay và kể cả những năm tới. Lựa chọn các nhà thầu phụ thi công nhằm tăng năng lực hoàn thành dự án đồng thời huy động được thêm nguồn vốn lưu động từ thầu phụ, phát huy năng lực, hiệu quả của bộ máy quản lý dự án, tiết kiệm chi phí quản lý dự án, hạ giá thành. Việc lựa chọn các nhà thầu phụ được nghiên cứu thực hiện đối với từng dự án, khu vực cụ thể;

- Cần duy trì và phát huy uy tín, truyền thống quan hệ với các nhà cung cấp, tăng cường liên danh liên kết, tạo sự hỗ trợ trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc “ chất lượng, uy tín, hợp tác hai bên cùng có lợi ”.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh cho Công ty cổ phần xây dựng Sông Đà 11 (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w