II.MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM TÂN ĐẠT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các hình thức trả lương tại Trung tâm Tân Đạt-Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Trang 71 - 84)

L X: Số lượt xe trong tháng

ĐẠT-TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘ

II.MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM TÂN ĐẠT

LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM TÂN ĐẠT

Hiện nay Trung tâm trả lương cho hai loại đối tượng là nhóm cán bộ công nhân viên thuộc khối phòng ban và nhóm công nhân lái xe,nhân viên bán vé.Tuy nhiên,việc áp dụng các hình thức trả lương đó còn có nhiều hạn chế.Và sau đây là một số biện pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương trên.

1.Hoàn thiện các hình thức trả lương cho cán bộ công nhân viên thuộc khối phòng ban.

1.1.Hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian

Nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian là tiền lương mà người lao động nhận được chưa thực sự gắn với kết quả thực hiện công việc của họ.Tiền lương theo thời gian được áp dụng tại Trung tâm chỉ phụ thuộc vào các yếu tố như:ngày công làm việc thực tế,hệ số lương hợp đồng.Chính vì vậy,để hạn chế những nhược điểm này thì cần phải hoàn thiện được các yếu tố ảnh hưởng tới nó.

1.1.1.Hoàn thiện công tác quản lý thời gian làm việc của người lao động

Để trả lương cho người lao động theo thời gian thực sự có hiệu quả thì Trung tâm cần phải có những biện pháp nhằm quản lý tốt thời gian làm việc của cán bộ công nhân viên.Trung tâm cần phải giao cho họ những công việc đảm bảo họ phải làm việc hết thời gian làm việc quy định mới hoàn thành được.Và để thực hiện được điều này cần phải thực hiện tốt công tác phân tích công việc một cách cụ thể và rõ ràng,để từ đó có thể bố trí công việc một cách hợp lý.Bên cạnh đó Trung tâm cần phải tăng cường kỷ luật,nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong công việc.

Ngoài ra,các đơn vị và phòng ban trong Trung tâm cần phải có các biện pháp nhằm quản lý quỹ thời gian làm việc của các thành viên của mình một cách tốt nhất.Thực hiện một cách nghiêm túc và công bằng trong việc chấm công cho các thành viên trong đơn vị.

1.1.2.Hoàn thiện công tác đánh giá công việc

Trả lương theo thời gian có hạn chế là nó còn mang tính bình quân,chưa thực sự phản ánh hết bản chất của công việc.Để hạn chế được nhược điểm này cần phải hoàn thiện được công tác đánh giá công việc.Dựa vào tính hình thực tế của Trung tâm,thì nên chọn phương pháp đánh giá cho điểm.

Để thực hiện được phương pháp này cần phải thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Ta phải chọn ra những công việc cần đánh giá.Những công việc được đưa ra đánh giá phải là nhưng công việc then chốt,những công việc có tính ổn định.Sau khi lựa chọn được những công việc đó thì chúng ta cần phải ghi vào danh sách những công việc cần đánh giá.

Bước 2: Xác định được các yếu tố thù lao.Các yếu tố thù lao là các yếu tố khía cạnh cơ bản để từ đó có thể điều chính được mức tiền công là nhiều hay ít.Các yếu tố thường được sử dụng đó là:trình độ,kỹ năng làm việc,điều kiện làm việc,trách nhiệm trong thực hiện công việc,…

Bước 3: Xác định trọng số của các yếu tố thù lao,tùy theo sự đóng góp của chúng đối với công việc.Để thực hiện bước này một cách hiệu quả nhất thì phải thực hiện phân chia các trọng số một cách chính xác.

Bước 4: Xác định được tổng điểm tối đa mà mỗi công việc nhận được và mỗi yếu tố thù lao cần chia ra.

Bước 5: Xây dựng bảng điểm,để xây dựng được bảng điểm phải căn cứ vào các trọng số và số cấp độ từng yếu tố

Bước 6: Cho điểm các công việc.

Sau khi đánh giá các công việc thông qua các điểm số đánh giá.Ta có thể thấy được mức độ phức tạp và bản chất của từng công việc.Công việc nào càng nhiều điểm thì mức độ phức tạp và khó khăn càng lớn.Từ đó ta có thể sắp xếp công việc một cách hợp lý và làm cơ sở cho việc xây dựng hệ số lương cho người lao động

1.1.3.Hoàn thiện hệ số lương

Ngoài hệ số lương được ghi trong hợp đồng,Trung tâm nên áp dụng thêm hệ số lương trách nhiệm.Hệ số lương trách nhiệm này được tính thêm dựa vào tính chất của công việc mà người lao động đang đảm đương.Việc áp dụng thêm hệ số lương trách nhiệm này sẽ có tác dụng khuyến khích cán bộ công nhân viên trong Trung tâm thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách nghiêm túc hơn,khuyến khích người họ không ngừng nâng cao khả năng làm việc để có thể đảm nhận được nhưng công việc đòi hỏi khả năng và kỹ năng làm việc phức tạp.

Bên cạnh đó cần phải bố trí công việc cho người lao động phù hợp với khả năng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của họ.Việc bố trí công việc phù hợp với người lao động không những đem lại hiệu quả cao trong công việc mà còn xác định đúng được hệ số lương mà họ xứng đáng được nhận.

1.1.4.Có thể tiến hành định mức cho lao động gián tiếp

Đặc điểm của lao động quản lý là công việc của họ rất khó định mức một cách chính xác.Chính vì vậy,để có thể định mức lao động một cách tốt nhất thì cần phải xác định được lượng lao động của từng bước công việc và xác định được số người cần thiết.Sau đó ta sẽ chia nhóm lao động quản lý thành các nhóm như:

- Nhóm lao động mà khối lượng công việc của họ có thể tiêu chuẩn hóa được - Nhóm lao động mà công việc của họ được xác định bằng định mức quản lý - Nhớm lao động mà số lượng xác định bằng những nhân tố khác,xuất phát từ đặc điểm chức năng,nhiệm vụ mà họ phải thực hiện

Để có thể định mức được lao động quản lý cần phải xây dựng bản mô tả công việc một cách rõ ràng và cụ thể.Để người lao động có thể hiểu được bản chất của công việc,hiểu được cần phải làm như thế nào để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

1.1.5.Áp dụng thêm chế độ tiền lương làm thêm giờ

Do đặc điểm của loại hình kinh doanh của Trung tâm là kinh doanh dịch vụ vận tải,nên cán bộ công nhân viên của Trung tâm phải làm thêm giờ cả ngày thứ bảy và chủ nhật.Nhưng hiện tại Trung tâm lại không áp dụng hình thức trả lương này,điều này sẽ dễ dẫn đến việc cán bộ công nhân viên không muốn đi làm thêm giờ,nếu có đi làm thì chỉ đi làm lấy lệ chứ không thực hiện công việc một cách hết sức.Chính vì thế,để khuyến khích cán bộ công nhân viên đi làm thêm giờ một cách hiệu quả thì Trung tâm cần phải áp dụng thê chế độ tiền lương làm thêm giờ.

Trung tâm có thể áp dụng chế độ làm thêm giờ cho cán bộ công nhân viên như sau:

LTG = LCBN x SNLT x H

Trong đó:

LTG :Lương làm thêm giờ trong tháng LCBN:Lương cơ bản ngày

SNLT:Số ngày làm thêm trong tháng H:là hệ số quy đổi ngày công làm thêm giờ

LCBN = Lcơ bản tháng / số ngày làm việc quy định trong tháng

Hệ số quy đổi có thể được quy định như sau: - Thứ bảy :Hệ số 1

- Chủ nhật :Hệ số 2 - Ngày lễ :Hệ số 3

1.2.Hoàn thiện hình thức trả lương năng suất

Do Trung tâm thực hiện trả lương theo năng suất dựa vào mức độ hoàn thành công việc của cán bộ công nhân viên,nên để hoàn thiện hình thức trả lương này thì Trung tâm cần phải hoàn thiện các công tác sau:

Do trả lương năng suất dựa vào mức độ hoàn thành công việc nên Trung tâm cần xây dựng một hệ thống đánh giá thực hiện công việc một cách chính xác,sát với thực tế và khả năng làm việc của cán bộ công nhân viên.Hiện tại,Trung tâm đang áp dụng đánh giá mức độ hoàn thành công việc ở 3 mức A,B,C.Theo tình hình thực tế hiện nay thì Trung tâm nên áp dụng phương pháp đánh giá là phương pháp thang đo đồ họa.Phương pháp này gồm hai bước:

Bước 1: Lựa chọn các tiêu thức đánh giá.Đó là các tiêu thức liên qua trực tiếp đến công việc và các tiêu thức không liên quan trực tiếp đến công việc.Các tiêu thức này được lựa chọn dựa trên ý kiến chủ quan của hội đồng đánh giá.Để có thể đánh giá thực hiện công việc một cách tốt nhất thì người đánh giá nên lựa chọn các tiêu thức có liên quan trực tiếp đến hiệu quả công việc.

Bước 2: Đo lường sự thực hiện các tiêu thức.Đó là đo lường xem cán bộ công nhân viên đã làm được đến đâu,so sánh giữa thực tế và yêu cầu đặt ra của công việc.Mặt khác,để đánh giá một cách công bằng,có độ tin cậy cao,khách quan thì việc lựa chọn người đánh giá là rất quan trọng.Nên chọn nhữn người đánh giá là những người am hiểu sâu về công việc và làm việc có tinh thần trách nhiệm cao.

1.2.2.Xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc

Để xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc cần phải dựa trên cơ sở của bản phân tích công việc và xem xét các yếu tố,điều kiện thực hiện công việc của người lao động.Từ đó,ấn định các tiêu chuẩn phù hợp với thực tế thực hiện công việc của người lao động.Các tiêu thức được xây dựng để đánh giá thực hiện công việc bao gồm:

• Chấp hành thời gian làm việc

• Mức độ phức tạp của công việc

• Công việc chuyên môn

• Đảm bảo về ngày công chế độ

• Tinh thần trách nhiệm và ý thức xây dưng tập thể

Căn cứ vào những tiêu thức trên,kết hợp với đặc điểm của từng công việc mà xác định trọng số của từng công việc và số điểm cho từng tiêu thức theo từng mức độ cụ thể.

Bước tiếp theo là xây dựng cơ cấu bảng điểm trên cơ sở trọng số của các tiêu thức sẽ xác định được điểm tối đa cho từng tiêu thức của cán bộ công nhân viên theo mẫu bảng chấm điểm kết quả thực hiện công việc của cán bộ phòng ban và cán bộ quản lý.

Cuối cùng là công tác tổ chức đánh giá.Sau mỗi tháng,căn cứ vào bảng đánh giá thực hiện công việc của người lao động mà có các hình thức thưởng phạt hợp lý.

2.Hoàn thiện các hình thức trả lương cho khối công nhân lái xe và nhân viên bán vé

2.1.Hoàn thiện công tác định mức lao động

Công nhân lái xe và nhân viên bán vé là những lao động trực tiếp.Công việc của họ mang tính cụ thể.Do vậy,cần phải xây dựng định mức công việc dựa trên tính chất phức tạp của từng tuyến xe.Ta có thể xác định được định mức lao động cho người lao động qua việc xác định các yếu tố sau:

Thời gian làm việc của công nhân lái xe và nhân viên bán vé Sơ đồ 2: Thời gian làm việc của công nhân lái xe và nhân viên bán vé

Trong đó:

Thời gian định mức: chính là thời gian làm việc phù hợp với quy định và nhiệm vụ.Thời gian này bao gồm thời gian tác nghiệp và thời ngừng việc được quy định.

Thời gian tác nghiệp: là thời gian công nhân lái xe và nhân viên bán vé tham gia trực tiếp sản xuất.Đó chính là thời gian mà công nhân lái xe thực hiện hoạt động tác nghiệp trên tuyến xe.Đối với công nhân lái xe là điều khiển phương tiện còn đối với nhân viên bán vé làm nhiệm vụ bán vé và soát vé.

Thời gian chuẩn bị và kết thúc: là thời gian làm chuẩn bị ban đầu của ca làm việc như:kiểm trả lại phương tiện,nhận vé…và thời gian thu dọn

Thời gian làm việc của một CNLX và NVBV

Thời gian được định mức Thời gian không được định mức Thời gian làm việc Ngừng việc được quy định Làm việc không phù hợp với nhiệm vụ Ngừng việc không được quy

định Thời gian chuẩn bị và kết thúc Thời gian tác nghiệp Nghỉ giải lao và nhu cầu cá nhân Công tác thừa Làm việc không thấy trước Do tổ chức kém Do ngẫu nhiên Do vi phạm kỹ thuật

lúc cuối ca như là thu dọn lại xe,trả lại vé,…thời gian kết thúc có thể xảy ra và cuối ca hoặc giữa ca làm việc.

Thời gian không được định mức: đây là thời gian làm việc và ngưng việc không được quy định,không phù hợp với nhiệm vụ và quy trình làm việc và không được đưa vào tính toán định mức.

Thời gian làm việc không thấy trước: đây là thời gian bị tiêu phí cho những cộng việc không được quy định trong nhiệm vụ,dù rằng thời gian này có mang lại lợi ích,nhưng dựa trên định mức sử dụng lâu dài và phục vụ cho kế hoạch thì thời gian này không tính vào trong định mức.

Ví dụ như việc đón trả khách không đúng nơi quy định.

Thời gian làm công tác thừa: là thời gian làm những việc không có trong nhiệm vụ

Thời gian ngừng việc do tổ chức kém: là thời gian tiêu phí do công nhân lái xe và nhân viên bán vé phải chờ đợi và ngừng việc do thiếu nhiên liệu hay thiếu vé.

Ngừng việc do ngẫu nhiên: là thời gian ngừng việc không thể biết trước được do mưa bão,tắc đường…

Ngừng việc do vi phạm kỷ luật lao động: là thời gian mà công nhân lái xe hay nhân viên bán vé đi muộn về sớm,làm việc riêng trong giờ làm việc…

 Qua đó,Trung tâm cần nghiên cứu kỹ thời gian làm việc của người lao động để xây dựng được định mức lao động để từ đó xâu dựng một khung bảng lương một cách hợp lý,từ đó góp phần trả lương cho người lao động một cách chính xác và hợp lý nhất,làm tăng năng suất lao động,giúp cho Trung tâm hoàn thành được những nhiệm vụ mà Tổng công ty đề ra.

Trách nhiệm nghề

• Trách nhiệm đối với phương tiện và vật chất làm việc.

• Trách nhiệm trong quá trình thực hiện công việc và kết quả công việc.

Yếu tố căng thẳng của công việc

• Yếu tố tư thế và vị trí làm việc của người lao động là yếu tố khách quan không phụ thuộc vào nội dung của công việc nhưng nó có tác dụng làm tăng mức độ phức tạp của công việc.Ví dụ như các công nhân lái xe làm việc trên các tuyến đường đông đúc,thì họ phải có sựu tập trung cao độ trong khi lái xe,hay nhân viên bán vé làm việc trên các tuyến xe có lượng khách lớn thì họ cần phải biết cách sắp xếp hợp lý vị trí cho hành khách.

Trình độ nghề

• Yếu tố thâm niên nghề: thể hiện ở thâm niên làm việc của người lao động trong một công việc nào đó.Đảm bảo đủ thâm niên để có thể thực hiện tốt công việc được giao.

• Yếu tố hiệp tác trong lao động: được xác định bằng mức độ yêu cầu của việc phối hợp,lĩnh vực cần phối hợp của công nhân lái xe và nhân viên bán vé trên cùng một tuyến.

• Yếu tố kỹ năng,kỹ xảo và khả năng nhạy bén trong nghề nghiệp

2.2.Hoàn thiện công tác kiểm tra giám sát

Như chúng ta đã biết,tiền lương chất lượng trả cho công nhân lái xe và nhân viên bán vé của Trung tâm Tân Đạt phụ thuộc vào chất lượng phục vụ khách hàng và việc thực hiện nội quy,quy chế của công nhân lái xa và nhân viên bán vé.Vì vậy,để có thể trả lương cho họ được chính xác và công bằng nhất thì cần phải hoàn thiện được công tác kiểm tra giám sát trên từng tuyến.Việc thực hiện công tác kiểm tra giám sát này cần được thực hiện một cách nghiêm túc và công bằng.

Kiểm tra giám sát trên tuyến

- Việc kiểm tra giám sát trên tuyến này đảm bảo việc thực hiện nghiêm chỉnh nội quy,quy chế của công nhân lái xe và nhân viên bán vé,đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng được tốt nhất.Phát hiện ra những trường hợp không tuân thủ nội quy,quy chế mà Trung tâm đề ra và có thái độ phục vụ khách hàng không tốt,để từ đó có các biện pháp kỷ luật đối với những người vi phạm nội quy.

- Việc kiểm tra giám sát phải được diễn ra thường xuyên và phải được

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các hình thức trả lương tại Trung tâm Tân Đạt-Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Trang 71 - 84)