L: là mức lương cấp bậc của công nhân phụ,công nhân phục vụ
H: Hệ số cấp bậc bình quân và hệ số phụ cấp lương bình quân
BC :Biên chế và lao động hợp đồng từ 1 năm trở lên
3.Quản lý quỹ lương trong các cơ quan,doanh nghiệp
Thực chất của quản lý quỹ lương là quản lý chi tiêu tiền lương sao cho phù hợp với khả năng thanh toán của cơ quan doanh nghiệp và phù hợp cới các chế độ chi tiêu của Nhà nước.Vì thế,sau khi quỹ lương của một cơ quan,doanh nghiệp được xây dựng thì vấn đề đặt ra là là phải làm sao quản lý chi tiêu quỹ lương theo đúng kế hoạch đặt ra,để vừa đảm bảo không lãng phí quỹ lương vừa đảm bảo nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Khi nói đến quản lý nói chung,trước hết cần làm rõ:
- Ai quản lý?(trách nhiệm của cơ quan,tổ chức,cá nhân) - Quản lý cái gì?(giới hạn phạm vi quản lý)
- Quản lý dựa trên cơ sở,nguyên tắc,quy chế,quy định nào?
Quản lý quỹ lương không hoàn toàn đồng nghĩa với tiết kiệm chi tiêu quỹ lương mà phải chi tiêu sao cho đúng mục đích,phù hợp với những dự tính trong kế hoạch,phải nhằm vào hiệu quả sử dụng hợp lý đồng tiền theo nguyên tắc mỗi đồng tiền chi cho trả lương phải mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội nhất định
4.Phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương
4.1.Xác đinh mức chi hoặc tiết kiệm
- Mức tiết kiêm (vượt chi) tuyệt đối quỹ tiền lương được xác định bằng hiệu số của quỹ tiền lương báo cáo và quỹ tiền lương kế hoạch
Mức tiết kiệm(vượt chi) tuyệt đối =QTLTH – QTLKH
- Mức tiết kiệm (vượt chi) tương đối quỹ tiền lương là hệ số giữa quỹ lương báo cáo vượt kế hoạch sau khi được điều chỉnh theo hệ số tăng tiền lương nhất định và được xác định bằng công thức sau.
Mức tiết kiệm (vượt chi) tương đối =QTLTH – QTLKH*KSL
Trong đó:KSL là hệ số điều chỉnh tiền lương theo hoàn thành vượt mức
KSL = SLTH/SLKH
Nguyên tắc của công tác tổ chức tiền lương là:Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân phải lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân.
Khi mà tốc độ tăng năng suất lao động bình quân cao hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân sẽ tạo ra khả năng hạ giá thành sản phẩm
Z = (
Iw Itl
-1)*d1
Trong đó: