4.4 Thương lượng ký kết hợp đồng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thúc đẩy hoạt động bán hàng ở công ty Vật tư- Nông sản trong những năm tới pdf (Trang 72 - 74)

Trong nền kinh tế thị trường, thương lượng là việc diễn ra hàng ngày. Thông qua mỗi thường vụ buôn bán, tùy theo mỗi thường vụ mà có những kiểu cách thương lượng khác nhau nhưng tất cả đều chốt lại ở điều khoản được ký kết trong hợp đồng giữa các bên. Tuy nhiên sự thương lượng cũng có một số đặc trưng sau :

+ Xung đột về quyền lợi giữa các bên tức là một số điều khoản trong hợp đồng chỉ được một trong hai bên nhất trí, cho nên không đi đến chỗ thống nhất.

+ Không có các giải pháp cụ thể cho những xung đột này. Các bên từ tìm ra các biện pháp để giải quyết bằng cách đàm phán, thương lượng các điều khoản tranh chấp hoặc là bỏ hẳn hoặc là thêm bớt một số điều kiện thỏa mãn được những yêu cầu của bên này đối với bên kia và ngược lại.

+ Những kết quả thương lượng được quyết định bởi đặc tính của thành phần tham gia đàm phán, thượng lượng và bản thân quá trình thương lượng.

Công ty có thể tiến hành quá trình đàm phán ký kết hợp đồng như sau :  Chuẩn bị thương lượng

Sự chuẩn bị này nhằm vào việc lựa chọn thành phần tham gia thương lượng, mục tiêu thương lượng và hoàn cảnh thương lượng. Những thành phần tham gia thương lượng cần được lựa chọn xuất phát từ một số tính cá nhân, có khả năng giao tiếp... và rất cần định ra vai trò mà người thương lượng phải có. Mục tiêu của thương lượng được đánh giá trước. + Đánh giá sự thương lượng và những con người xác định được giới hạn trong đó có thể thảo luận được những vấn đề buôn bán, kinh doanh.

+ Những thông tin được bổ sung để đòi hỏi trong khi thương lượng.

+ Những chiến lược nhượng bộ tạo thuận lợi cho sự liên kết trong một chiến lược nhất quán. Nó cần được chuẩn bị trước khi đàm phán thương lượng, ký kết hợp đồng. Hoàn cảnh của thương lượng cũng có thể tạo ra thuận lợi cho cuộc đàm phán.

 Ký kết hợp đồng : Trên cơ sở những thỏa thuận trong quá trình thương lượng, các bên tham gia đàm phán có thể ký kết hợp đồng thành các văn bản có hiệu lực. Trên đây là quy

trình đàm phán thương lượng ký kết hợp đồng theo hình thức gặp gỡ trực tiếp, dưới đây là hình thức dự thảo hợp đồng gửi cho bên đối tác nghiên cứu.

Biểu 11: Dự thảo hợp đồng

II.4.5. Giao nhận vận chuyển.

Kế hoạch giao nhận của Công ty phải được thiết lập trên căn cứ đơn đặt hàng của khách hàng, phương pháp bán và phương tiện vận chuyển phù hợp. Công ty nên tận dụng phương pháp bán thẳng vì nó có ý nghĩa rất lớn giảm chi phí vận chuyển, xếp dỡ, bảo quản, rút ngắn thời gian vận động và giảm bớt khâu trung gian nhất là đối với mặt hàng cồng kềnh, phức tạp có nhiều ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển. Đối với mặt hàng mua trong nước, khi đã có đơn đặt hàng của khách hàng Công ty nên sử dụng hình thức tự doanh thanh toán thẳng cho bạn hàng nước ngoài. Công ty nên giao hàng tại cửa khẩu sau khi đã hoàn tất thủ tục hải quan để giải phóng hợp đồng, Công ty nên quy định rõ chế độ giao nhận và thanh toán trực tiếp cụ thể.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thúc đẩy hoạt động bán hàng ở công ty Vật tư- Nông sản trong những năm tới pdf (Trang 72 - 74)