Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đàu tư tại ngân hàng SeAbank (Trang 70 - 74)

1.4.2.1 Hạn chế

Đối với ngân hàng thương mại thì hoạt động thẩm định là một hoạt động mang tính truyền thống của ngân hàng. Nó chiếm tỷ trọng lớn nhất,khoảng 70% trong danh mục tài sản có của doanh nghiệp.

- Về công tác tổ chức thẩm định

Hiện này hầu như cán bộ thẩm định của SeAbank đều thẩm định tổng hợp dự án, mà chưa có sự phân công cụ thể cho các dự án. Chính vì vậy sự

hiểu biết chuyên sau cho từng lĩnh vực có sự hạn chế. Điều này gặp khó khăn cho quá trình thẩm định chính xác cho từng dự án. Thực tế thì hầu như, trong hồ sơ dự án, các thông số kỹ thuật máy móc chuyên ngành hoàn toàn xa lạ với cán bộ thẩm định. Mà việc thuê chuyên gia thẩm định thường đòi hỏi chi phí rất cao, ngân hàng không thực hiện việc này. Biện pháp chủ yếu danh nghiệp làm là tìm hiểu thông tin thông qua các cơ quan quản lý mà doanh nghiệp đố hoạt động. Song các cơ quan quản lý ở tầm vĩ mô không thể theo sát được hoạt động của các đơn vị kinh doanh nên trong nhiều trường hợp không thể đưa ra ý kiến chính xác. Mặt khác nếu cán bộ thẩm định không có chuyên môn của riêng mình và chuyên ngành cần thẩm định của khách hàng sẽ đưa ra những đánh giá sai gây bức xúc cho doanh nghiệp, hoặc nếu doanh nghiệp sai có thể gây ra những thiệt hại cho ngân hàng.

- Phương diện thẩm định thị trường dự án. Trong mặt này, việc đánh giá khả năng của sản phẩm chưa được chú trọng đúng mức nên chưa có các bộ phận chuyên phân tích về các ngành kinh tế. Vì vậy khi thẩm định đến vấn đề này cán bộ thẩm định gặp nhiều khó khăn trong việc xác định tổng cung tổng cầu, mức cung hiện tại, khả năng thiếu hụt là bao nhiêu, đối thủ các tranh của sản phẩm dự án.. Việc thẩm định khía cạnh thị trường mới chỉ thẩm định ở khía cạnh quá khứ, hiện tại tương lai, mà chưa có một tầm nhìn chiến lược mang tính cạnh tranh lâu dài. Kết quả chất lượng thẩm định tài chính giảm sút

- Về nguồn nhân lực. Trình độ thẩm định của cán bộ vẫn còn những hạn chế nhất định. Cán bộ chưa đáp ứng được nhứng đòi hỏi ngày càng cao của công việc. Do thẩm định dự án không chỉ đòi hỏi cán bộ không chỉ thành thạo về nghiệp vụ chuyên môn, trình độ kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, về kinh tế thị trường, cán bộ, hoạt động tín dụng tài chính, có khả năng tính toán, phân tích các chỉ tiêu kinh tế tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án, có khả năng phân tích các chỉ tiêu kinh tế, khả năng trả nợ của dự án. Không những

thế đội ngũ cán bộ có kiến thức sâu rộng về pháp luật, và phải luôn luôn cập nhật và ứng dụng vào các dự án cự thể.

Một hạn chế nữa mà ngân hàng hay mắc phải. Đó là ngân hàng dễ áp đặt ý kiến chủ quan của ngân hàng vào công tác thẩm định dự án. Một số dự án khi xác định thời hạn cho vay thường chưa tuân thủ dòng tiền của dự án đầu tư, dẫn đến tình trạng gò thời gian cho vay. Thực tế thì ngân hàng thường áp dụng thu cả gốc và lãi ngay từ những năm đầu tiên dự án đi vào hoạt động. Như vậy thì số tiền phải trả qua các năm có xu hướng giảm dần qua các năm. Nhưng lợi nhuận của chủ đầu tư lại chủ yếu thu được về các năm cuối. Vì vậy chủ đầu tư sẽ gặp khó khăn trong việc trả vốn vay trong những năm đầu tiên.

- Về nội dung thẩm định tài chính.

Nội dung thẩm định của SeAbank hiện nay khá đầy đủ và tốt.Tuy nhiên, các nội dung mới còn chưa được bổ sung kịp thời nên dẫn kết quả thẩm định vẫn còn một số khiếm khuyết nhỏ.

 Thẩm định vốn đầu tư, ngân hàng mới chỉ chú ý đến vốn vay của ngân hàng mà chưa chú ý đến phần vốn tự có của chủ đầu tư. Phần này cũng khá quan trọng. Nếu ngân hàng tham gia tài trợ mà chủ đầu tư không huy động được vốn đối ứng thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả và tiến độ vốn vay đầu tư.

 Thẩm định doanh thu và chi phí: Ngân hàng xem xét chủ yếu trên bảng doanh thu và chi phí của dự án. Ngân hàng có sự so sánh với cá dự án tương tự. Nhưng sự so sánh vẫn còn ở mức hạn chế: số lượng dự án đem ra so sánh còn hạn chế dẫn đến việc xem xét doanh thu chưa toàn diện.

 Về khía cạnh chỉ tiêu thẩm định tài chính thì SeAbank đã có những chỉ tiêu cần phải phân tích tính toán NPV, IRR, thời gian hoàn vốn, rủi ro có thể xảy ra. Điểm hạn chế là cán bộ chỉ dựa vào báo cáo nghiên cứu khả thi của chủ đầu tư, SeAbank còn ít có sự hợp tác với các cơ quan khác để có

sự hỗ trợ về công nghệ đề có thể thẩm định dễ dàng chính xác không. Mặt khác, về việc phân tích số liệu, thì SeAbank chỉ tính đến số liệu thời điểm mà chưa đánh giá được tính sát thực của dự án. Việc tính toán các định mức kỹ thuật còn nhiều khó khăn.

- SeAbank còn gặp nhiều hạn chế về mặt thông tin. Ngân hàng SeAbank luôn chủ trương cần phải đa dạng thông tin về dự án, khách hàng. Tuy nhiên thông tin vẫn là một vấn đề SeAbank gặp nhiều khó khăn. Nguồn thông tin vẫn chủ yếu từ phía chủ đầu tư. Việc thu thập tổng kết và liên kết các thông tin là một hạn chế cần được khắc phục tại ngân hàng. Ngoài ra kỹ năng khai thác thông tin từ cán bộ thẩm định chưa sâu, chủ yếu dựa trên hệ thống câu hỏi mà ngân hàng đặt ra.

1.4.2.2 Nguyên nhân.

- Nguyên nhân từ phía ngân hàng.

Việc sắp xếp cán bộ thẩm định vừa cho vay ngắn hạn vưà cho vay dài hạn gây ra những bất cập. Khối lượng công việc của cán bộ thẩm định quá nhiều, mô hình chung sẽ làm cho không thật chuyên tâm vào dự án đầu tư.

Quy trình tín dụng còn mang tính chung chung, dàn trải thay vì chi tiết, khiến cán bộ thẩm định lúng túng trong quá trình trong quá tình tra cứu, áp dụng mà tinh toán chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của bản thân. Do đó kết quả thẩm định chủ yếu phụ thuộc vào cán bộ thẩm định.

Ngân hàng mới chỉ chú trọng thẩm định ở khâu cho vay, còn sau khi giải ngân vấn đề này vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Như vậy dẫn đến cán bộ vẫn chưa nắm sát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, những khó khăn mà dự án gặp phải để có thể tìm ra hướng giải quyết nhanh.

Thông tin số liệu làm căn cứ cho thẩm định chưa đầy đủ. Nguồn thông tin chủ yếu từ đơn vị vay vốn, quá trình kiểm tra tính chính xác cong hạn chế , tin tưởng của nguồn số liệu. Đây là nguyên nhân cực kỳ quan trọng làm giảm vai trò của thẩm định tín dụng đầu tư.

- Nguyên nhân từ phía khách hàng.

Trên thực tế không ít khách hàng có lối làm ăn không đứng đắn, lập dự án ma và tìm cách rút vốn từ phía khách hàng, nhằm sử dụng sai mục đích .Các thủ đoạn của đối tượng này khá tinh vi. Điều này nếu như ngân hàng không có sự kiểm chứng cẩn thận sẽ gây thiệt hại lớn.

Về phía doanh nghiệp, đôi khi các dự án họ lập chỉ phục vụ cho một phần cho sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy việc xác định tính chính xác hiệu quả kinh tế từ dự án đó khó khăn. Do việc tính toán doanh thu chi phí, lợi nhuận dựa trên cả dây truyền sản xuất.

- Một số nguyên nhân khác.

Môi trường pháp lý của ngành ngân hàng còn nhiều biến động. Nhiều chính sách thay đổi liên tục gây khó khăn cho ngân hàng khi thực hiện cho khách hàng vay vốn nói chung và cho cán bộ thẩm định tài chính nói riêng.

Định hướng phát triển kinh tế của từng ngành, từng địa phương trong chưa cụ thể, chưa khả thi hoặc chủ trương của các ngành hữu quan không thống nhất dẫn đến tình trạng khó khăn cho công tác thẩm định và quyết định cho vay .

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đàu tư tại ngân hàng SeAbank (Trang 70 - 74)