hoàn.
Ngân hàng SeAbank luôn đề cao vai trò của phương pháp độ nhạy để kiểm tra tính an toàn tài chính của dự án. SeAbank đã tiến hành phân tích độ nhạy của các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đối với một số biến số của dự án:
+ Hiệu quả của dự án thay đổi khi giá bán thành phẩm thay đổi:
Bảng 16: Hiệu quả dự án thay đổi theo giá thành sản phẩm
Nội dung -5.3% -2.0% 0.0% 2.0% 5.3%
Giá trị hiện tại thuần
(1,000 VND) 9,960,112 579,076,690 923,995,829 1,268,914,967 1,838,031,545 Tỷ suất hoàn vốn nội
bộ IRR 13.66% 24.50% 30.66% 36.59% 46.03%
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu
10.
45 7.50 6.19 5.39 4.62 Thời gian hoàn vốn
giản đơn 7.84 5.68 5.04 4.60 4.05
Thời gian hoàn
vốn vay 6.00 4.64 4.17 3.83 3.45 Công suất hoà vốn
bình quân 46.66% 29.18% 23.78% 20.06% 15.95%
Tỷ suất lợi
nhuận/VCSH 36.91% 75.82% 99.40% 122.98% 161.89%
Tỷ suất lợi
nhuận/ĐầU TƯ 3.18% 6.32% 8.11% 9.84% 12.55%
Dựa vào bảng phân tích cho thấy, với giá thành sản phẩn biến động: giảm từ 5.3% đến tăng 5.3 % ,NPV>0, IRRmin= 13.66%> 13.46% lãi suất do ngân hàng SeAbank đề suất.Thời gian hoàn vốn từ 3.43 năm đến 6 năm. Như Vậy với giá thành thay đổi, các chỉ tiêu hiệ quả tài chính của dự án vẫn đảm bảo.
+ Hiệu quả của dự án thay đổi khi giá nguyên, vật liệu thay đổi:
Bảng 17: Hiệu quả thay đổi khi giá nguyên vật liệu thay đổi
Nội dung -5.3% -2.0% 0.0% 2.0% 5.3%
Giá trị hiện tại thuần (1,000 Đ) 1,751,082,068 1,236,103,843 923,995,829 611,887,814 96,909,589
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR 45.13% 36.18% 30.66% 25.02% 15.35%
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu 4.68 5.43 6.19 7.37 11.05 Thời gian hoàn vốn giản đơn 4.09 4.63 5.04 5.62 7.38 Thời gian hoàn vốn vay 3.51 3.86 4.17 4.59 5.66
Công suất hoà vốn bình quân 16.56% 20.42% 23.78% 28.46% 42.18%
Tỷ suất lợi nhuận/VCSH 157.18% 121.02% 99.40% 78.01% 43.20%
Tỷ suất lợi nhuận/ĐầU TƯ 12.65% 9.83% 8.11% 6.40% 3.58%
+ Hiệu quả của dự án thay đổi khi công suất khai thác bình quân thay đổi:
Bảng 18: Hiệu quả thay đổi khi công suất bình quân thay đổi
Nội dung -56.0% -30.0% 0.0% 3.0% 5.0%
Giá trị hiện tại thuần (1,000 Đ) 5,284,376 431,828,979 923,995,829 973,212,513 1,006,023,637
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR 13.60% 22.79% 30.66% 31.34% 31.78%
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu 11.46 7.93 6.19 6.08 6.02 Thời gian hoàn vốn giản đơn 7.51 5.84 5.04 4.99 4.95 Thời gian hoàn vốn vay 6.66 5.04 4.17 4.10 4.06
Công suấu hoà vốn bình quân 55.50% 34.27% 23.78% 23.07% 22.62%
Tỷ suất lợi nhuận/VCSH 31.13% 65.54% 99.40% 102.50% 104.54%
Tỷ suất lợi nhuận/ĐầU TƯ 4.93% 7.04% 8.11% 8.19% 8.23%
Bảng 19: Hiệu quả thay đổi khi giá trị tài sản cố định thay đổi
Nội dung -10.0% 5.0% 0.0% 5.0% 10.0%
Giá trị hiện tại thuần (1,000 Đ) 985,592,188 893,197,649 923,995,829 893,197,649 862,399,469
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR 32.92% 29.62% 30.66% 29.62% 28.65%
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu 5.86 6.35 6.19 6.35 6.52
Thời gian hoàn vốn giản đơn 4.87 5.12 5.04 5.12 5.21
Thời gian hoàn vốn vay 4.15 4.18 4.17 4.18 4.19
Công suấu hoà vốn bình quân 21.85% 24.74% 23.78% 24.74% 25.70%
Tỷ suất lợi nhuận/VCSH 101.68% 98.27% 99.40% 98.27% 97.13%
Tỷ suất lợi nhuận/ĐầU TƯ 8.30% 8.02% 8.11% 8.02% 7.93%
+ Qua xem xét ảnh hưởng của từng yếu tố đến hiệu quả của dự án ta nhận thấy dự án phụ thuộc rất lớn vào giá bán thành phẩm và giá nguyên vật liệu đầu vào. Mức tổng đầu tư tài sản cố định ban đầu và khả năng khai thác thiết bị khi dự án đi vào hoạt động chỉ ảnh hưởng nhỏ tới hiệu qủa chung của dự án. Điều này là do tỷ trọng chi phí cố định/giá bán thành thành phẩm nhỏ, còn tỷ trọng chi phí nguyên, vật liệu/giá bán thành phẩm rất cao (khoảng 88%).
Có thể xem xét ảnh hưởng đồng thời của hai yếu có sự ảnh hưởng lớn tới kết quả của dự án (yếu tố giá bán thành phẩm và giá mua vật tư đầu vào) đến chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng của dự án NPV như sau:
Bảng 20: Hiệu quả thay đổi khi giá thành và chi phí nguyên vật liệu cùng thay đổi Giá trị hiện Biến động về giá bán thành phẩm 923,995,829 -5.3% -2.0% 0.0% 2.0% 5.3% Biến động về chi phí nguyên vật liệu 5.3% (817,126,127) (248,009,549) 96,909,589 441,828,727 1,010,945,305 4.0% (614,255,918) (45,139,340) 299,779,799 644,698,937 1,213,815,515 2.0% (302,147,903) 266,968,675 611,887,814 956,806,952 1,525,923,530 0.0% 9,960,112 579,076,690 923,995,829 1,268,914,967 1,838,031,545 -2.0% 322,068,127 891,184,705 1,236,103,843 1,581,022,982 2,150,139,560 -4.0% 634,176,142 1,203,292,720 1,548,211,858 1,893,130,997 2,462,247,575 -5.3% 837,046,352 1,406,162,930 1,751,082,068 2,096,001,206 2,665,117,784
- Nhận xét về rủi ro hiệu quả tài chính:
Như vậy các chỉ tiêu tài chính của dự án đều đảm bảo tính hiệu quả. Giá trị hiện tại thuần NPV = 923.995.829.000 đồng >0, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR > tỷ suất chiết khấu, thời gian hoàn tổng vốn đầu tư giản đơn khoảng 5 năm.
Căn cứ theo nội dung thẩm định nêu trên tổ thẩm định nhận thấy yếu tố có khả năng ảnh hưởng lớn nhất đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án là giá bán sản phẩm, định mức chi phí nguyên vật liệu và mức huy động công suất hoạt động hàng năm.
Dự án chịu được sự biến động giảm giá bán thành phẩm tới 5.3%, hoặc biến động tăng giá nguyên vật liệu tới trên 5.3% trong suốt thời gian thực hiện dự án. Trong trường hợp đó Chủ đầu tư chỉ được hưởng mức lợi nhuận/vốn chủ sở hữu là 15%/năm và thời gian hoàn vốn vay sẽ khoảng 6 năm.
Đối với các yếu tố: tổng đầu tư ban đầu, khả năng khai thác công suất thiết bị, dự án vẫn sẽ có NPV>0 ngay cả khi công suất thực hiện trong thực tế chỉ bằng 44% thiết kế, hay khi tổng đầu tư tăng đến 150% so với dự toán ban đầu. Khả năng xảy ra điều này gần như bằng không.
1.5.3.5 Thẩm định về rủi ro, an toàn tài chính dự án.
* Rủi ro về tổng vốn đầu tư:
- Rủi ro về khả năng góp vốn của các cổ đông ảnh hưởng tới tổng mức đầu tư. Dự án đòi hỏi đầu tư một lượng tiền rất lớn, trong đó các cổ đông của Công ty phải tham gia khoảng trên 325 tỳ đồng (cả vốn đầu tư tài sản cố định và vốn lưu động khi vận hành ban đầu). Hiện vốn điều lệ của Công ty là 300 tỷ đồng và việc góp vốn của các cổ đông phải được thực hiện trong thời gian khỏang 18 tháng, là khoảng thời gian từ nay đến khi nhà máy đi vào hoạt động chính thức (khoảng đầu quý II/2008). Mặc dù, hiện nay các cổ đông đã có cam kết tiến độ góp vốn và đặt cọc góp vốn cho dự án. Tuy nhiên việc thực hiện góp vốn theo đúng tiến độ đã cam kết đòi hỏi các cổ đông phải có nỗ lực lớn trong việc huy động nguồn tài chính.
- Vốn đầu tư của dự án tập trung chủ yếu vào nguồn vốn xây dựng cơ bản và máy móc thiết bị. Trong đó, máy móc thiết bị là chuyên dùng, được công ty mua và nhập khẩu từ Trung Quốc nên việc xác định đúng giá trị tương đối phức tạp và khó khăn.
* Rủi ro về thị trường tiêu thụ đầu ra: Việt Nam nằm sát Trung Quốc là Quốc gia có năng lực sản xuất thép lớn nhất Thế giới, chiếm khoảng gần 40% sản lượng thép toàn cầu. Điều này sẽ tạo ra áp lực lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam khi phải cạnh tranh trực tiếp với các nhà sản xuất thép của Trung Quốc. Hiện nay Việt Nam đang phải nhập khẩu phần lớn phôi thép và một phần thép thành phẩm của Trung Quốc.
* Rủi ro về thị trường cung cấp nguyên vật liệu đầu vào: Theo dự tính hầu hết các nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất đều phải được nhập khẩu từ nước ngoài do đó giá thành sản xuất của doanh nghiệp sẽ bị lệ thuộc vào sự biến động của giá cả NVL của thị trường thế giới và các chính sách nhập khẩu của Nhà Nước.
* Rủi ro về khả năng hoàn trả nợ và lãi vay: Dự án có sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng, hình thức đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Việc sử dụng nguồn vốn vay lớn sẽ gây sức ép trong hoạt động của doanh nghiệp, giảm hiệu quả khai thác. Nguồn trả nợ ngân hàng chính là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, phương thức vận hành quản lý tình hình tiêu thụ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng.
* Về rủi ro khả năng cạnh tranh với sản phẩm từ Trung Quốc và biến động giá đầu ra, đầu vào ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của dự án.
* Thẩm định các biện pháp phòng tránh rủi ro.
- Đối với rủi ro về tăng tổng vốn đầu tư: Hiện tại Việt Nam, ngoài Công ty Hưng Thịnh Phát, mới chỉ có 2 doanh nghiệp là đã và đang đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phôi thép theo công nghệ lò consteel, đó là Công ty thép Việt và Công ty thép Việt Ý. Trong đó, Ngân hàng Đại Dương đang tham gia đồng tài trợ cho Dự án của Công ty thép Việt Ý, qua tài liệu của Ngân hàng Đại Dương nhận thấy, dự án nhà máy sản xuất thép của Công ty Việt Ý có công suất: 400.000 tấn/năm với mức tổng đầu tư tài sản cố định khoảng 600 tỷ đồng (các ngân hàng tài trợ 80% giá trị đầu tư xây dựng trước thuế là 440 tỷ đồng). Như vậy suất đầu tư của dự án nhà máy sản xuất phôi thép của Việt Ý khoảng 1,5 tỷ/1.000 tấn công suất. Đối với dự án nhà máy sản xuất phôi thép của công ty Hưng Thịnh Phát có tổng công suất là 500.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư tài sản cố định của công ty khoảng 797 tỷ đồng, suất đầu tư khoảng 1,59 tỷ/1.000 tấn công suất (cao hơn dự án thép Việt Ý khoảng 6%). Như vậy dự toán ban đầu do Khách hàng lập khá hợp lý, khách hàng phải kịp thời cung cấp các tài liệu về thiết kế và dự toán chi tiết khi hoàn thành. Hơn nữa theo phân tích độ nhạy của dự án, dự án vẫn có hiệu quả ngay cả khi tổng đầu tư tăng đến 150% so với dự toán ban đầu, nên rủi ro về tổng đầu tư tăng cao không ảnh hưởng nhiều đến dự án.
- Rủi ro về thị trường tiêu thụ đầu ra: Như đã phân tích bên trên, nhu cầu phôi thép của Việt Nam trong những năm tới sẽ tăng rất mạnh do nhu cầu tiêu thụ của các nhà máy sản xuất thép thành phẩm tăng mạnh và chiến lược nâng cao tỷ trọng đáp ứng nhu cầu phôi thép của các nhà máy sản xuất phôi trong nước của Chính phủ. Ngoài ra, Công ty có vị trí gần nhà máy thép Sông Hồng (công suất nhà máy thép Sông Hồng là 200.000 tấn/năm) và đã có thỏa thuận tiêu thụ sản phẩm với mức 300.000 tấn/năm với Công ty CP thép Việt Nhật. Như vậy có thể nhận thấy sự thuận lợi trong khâu tiêu thụ sản phẩm sẽ rất lớn khi nhà máy đi vào hoạt động sau này.
1.5.4. Đánh giá dự án
• Dự án đầu tư cơ bản đầy đủ các hồ sơ pháp lý.
• Về chủ đầu tư: Công ty CP Kim khí Hưng Thịnh Phát với các thành viên góp vốn có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư kinh doanh ngành thép.
• Về thị trường đầu ra: Nhu cầu về phôi thép trong thời gian mười năm tới đây sẽ có tốc độ phát triển cao. Đây là cơ hội thuận lợi cho dự án khi đi vào hoạt động.
• Về thị trường đầu vào: Dự án phụ thuộc lớn vào nguồn thép phế liệu nhập khẩu, việc nhập khẩu thép phế liệu trên thế giới chỉ thực sự có hiệu quả khi nhập trên 30.000 tấn/lần. Với công suất 500.000 tấn/năm và khả năng kinh doanh của Ban lãnh đạo điều hành Công ty Hưng Thịnh Phát hiện tại có thể đánh giá khả năng khai thác hiệu quả nguồn phế liệu của Công ty Hưng Thịnh Phát sau này.
• Về Dự án: Dự án có tính khả thi, đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội, tuy dự án có độ nhạy lớn với sự biến động giá cả thành phẩm đầu ra và chi phí nguyên vật liệu đầu vào. Nhưng về lâu dài sự biến động về giá đầu ra và đầu vào là cùng chiều sẽ không ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả của dự án.
• Xét về mặt thẩm định tài chính: các chỉ số tài chính được ngân hàng đánh giá khá chi tiết, đầy đủ và rõ ràng. Ngân hàng đã tiến hành lập các bảng phân tích, bóc tách số liệu, tính toán các số liệu có hợp lý hay không, các chỉ tiêu hiệu quả có chính xác và đạt yêu cầu hay không. Đặc biệt trong phần phân tích độ nhạy của dự án khá tốt. Hiệu quả của dự được phân tích theo nhiều kịch bản khác nhau, với các chiều hướng sâu, rộng. Với phương pháp này đã cho SeAbank một kết luận khá tốt về hiệu quả dự án.
1.5.5. Đề xuất phương án đồng tài trợ.
• Khách hàng vay vốn: Công ty CP kim khí Hưng Thịnh Phát
• Mục đích vay vốn: Thực hiện dự án xây dựng Nhà máy phôi thép liên hoàn công suất 500.000 tấn/năm, sử dụng công nghệ Consteel
• Số tiền đề nghị tham gia đồng tài trợ: 560.070.000.000 VND
• Thời hạn vay vốn: 6 năm
• Lãi suất cho vay USD: 7.5%/năm, sau 1 năm lãi suất được điều chỉnh định kỳ 6 tháng 1lần + biên độ 2,74%/năm.
• Lãi suất cho vay VND: 13.2%/năm, sau 1 năm, lãi suất được điều chỉnh định kỳ 6 tháng 1 lần và bằng bình quân lãi suất tiền gửi 12 tháng trả lãi sau của các Ngân hàng đồng tài trợ + biên độ 3,6%/năm.
• Thời gian ân hạn: 18 tháng
• Trả gốc và lãi: 3 tháng 1 lần
1.6. Đánh giá về thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án.