Thẩm định khách hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đàu tư tại ngân hàng SeAbank (Trang 29 - 31)

SeAbank thẩm định khách hàng qua những chỉ tiêu sau: Năng lực pháp lý, mô hình tổ chức quản trị điều hành, ngành nghề kinh doanh, năng lực quản lý hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Thứ nhất, SeAbank sẽ tìm hiểu chung về chủ đầu tư.

- Lịch sử hình thành và phát triển, mô hình hoạt động hiện nay của Chủ đầu tư.

- Những thay đổi trong quá trình hoạt động của Chủ đầu tư trên các mặt: vốn; cơ chế quản lý; công nghệ, thiết bị; lĩnh vực hoạt động; sản phẩm.

- Bối cảnh chung của lĩnh vực kinh doanh mà Chủ đầu tư đang hoạt động và của lĩnh vực kinh doanh đối với dự án đầu tư dự định triển khai; vị thế hiện nay của Chủ đầu tư trong các lĩnh vực kinh doanh đó.

Thứ hai, ngân hàng sẽ tiến hành đánh giá về tư cách và năng lực pháp lý của chủ đầu tư

- Chủ đầu tư, người đại diện theo pháp luật của Chủ đầu tư có đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật hay không?

- Chủ đầu tư có được thành lập và hoạt động theo pháp luật hiện hành hay không?

- Sự phù hợp giữa các nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy phép hành nghề (trường hợp cần có) của Chủ đầu tư với các nội dung cơ bản của dự án đầu tư (về thời hạn hoạt động, lĩnh vực hoạt động,…)?

- Chủ đầu tư hiện đang có liên quan đến tranh chấp pháp luật nào không?

Thứ ba, đánh giá năng lực tổ chức, điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh của Chủ đầu tư.

Cán bộ thẩm định thực hiện việc đánh giá năng lực tổ chức, điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh của Chủ đầu tư thông qua các nội dung sau:

- Quy mô, cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Chủ đầu tư có hợp lý không?

- Số lượng, trình độ, cơ cấu lao động của Chủ đầu tư có đáp ứng được tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại và nhu cầu phát triển, mở rộng hoạt động của Chủ đầu tư hay không?

Cán bộ thẩm định phân tích, đánh giá tình hình quan hệ của Chủ đầu tư với các tổ chức tài chính – tín dụng ở cả hiện tại và quá khứ trên các khía cạnh sau:

* Quan hệ tín dụng đối với các Chi nhánh SeAbank.

- Chủ đầu tư đã từng có quan hệ tín dụng với các Chi nhánh SeAbank Chủ đầu tư có thực hiện đúng các nghĩa vụ cam kết với SeAbank (về mục đích vay vốn, nghĩa vụ trả nợ vay…) trong quan hệ tín dụng không?

- Tình hình dư nợ (nếu có)?

- Đánh giá mức độ tín nhiệm của Chủ đầu tư trong quan hệ tín dụng? * Quan hệ tín dụng đối với các Tổ chức tài chính – tín dụng khác

- Dư nợ ngắn, trung, dài hạn (chi tiết về nợ quá hạn: số tiền, thời hạn đã quá hạn,…)?

- Mục đích vay vốn của các khoản vay?

- Đánh giá mức độ tín nhiệm của Chủ đầu tư trong quan hệ tín dụng? Cán bộ thẩm định cần phân tích và nhận xét về uy tín của Chủ đầu tư trong quan hệ tín dụng đối với SeAbank và các Tổ chức tài chính - tín dụng khác. Các khoản dư nợ quá hạn nếu có phải được giải trình lý do và phương án khắc phục khả thi. Cán bộ thẩm định cần khẳng định quan hệ tín dụng giữa Chủ đầu tư với SeAbank và các Tổ chức tài chính - tín dụng là sòng phẳng, đúng hạn hoặc dây dưa, không sòng phẳng, không đúng hạn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đàu tư tại ngân hàng SeAbank (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w