0
Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Mục tiêu và định hướng phát triển của Techcombank

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 67 -72 )

3.1.1. Mục tiêu và định hướng phát triển chung

Với mục tiêu trở thành một ngân hàng chuyên nghiệp hàng đầu trong các ngân hàng lớn nhất của Việt Nam, ban lãnh đạo Techcombank quyết tâm phát triển ngân hàng của mình, có thể chưa phải là ngân hàng có quy mô lớn nhất nhưng sẽ là ngân hàng được ưa chuộng nhất và dẫn đầu trong một số lĩnh vực chủ chốt mà ngân hàng nhắm tới. Thương hiệu của Techcombank sẽ được nhận biết với hình ảnh an toàn, thuận tiện và thân thiện với khách hàng, vững chắc và tiềm năng với nhà đầu tư, chuyên nghiệp và thách thức đối với người lao động chất lượng cao. Đó là các định hướng cơ bản để phát triển một ngân hàng thương mại đa năng. Mục tiêu khách hàng chính của ngân hàng là nhằm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, là những lực lượng chủ yếu trong nền kinh tế đem lại sự phát triển năng động của nền kinh tế trong những năm tới đây. Ngoài ra, Techcombank cũng phát triển các hoạt động khác với mục đích xây dựng ngân hàng trở thành một tổ chức tài chính đa dạng, đem lại các dịch vụ

hoàn chỉnh, thuận tiện và có sức cạnh tranh nhất tới khách hàng và các đối tượng mà Techcombank hướng tới.

Các mục tiêu cụ thể cho năm 2009:

Một số mục tiêu tài chính chủ yếu của năm 2009

Đơn vị: tỷ đồng; %

- Tổng tài sản: 82.041

- Tổng nguồn vốn huy động: 72.077 - Tổng dư nợ: 33.112

- Tỷ lệ Nợ 3-5 ≤ 2,5%

- Lợi nhuận trước thuế 1.601

- Tỷ lệ cổ tức dự kiến (vốn bình quân ngày) 20% - Tỷ lệ ROE: 19%

- Tỷ lệ ROA: 1,65% - Số lượng CBNV: 5.723

- Chi phí cho nhân viên 593,641 - Ngân sách đào tạo: 10,05  Hoạt động đầu tư

Đến thời điểm cuối năm 2008 Techcombank có 169 điểm giao dịch đi vào hoạt động, Với mục tiêu trong chiến lược đến năm 2010 Techcombank sẽ có 300 điểm giao dịch trên cả nước, trong năm 2009 Techcombank sẽ mở thêm 50 phòng giao dịch và 13 chi nhánh. Như vậy đến cuối năm 2009 Techcombank sẽ có tổng cộng 232 điểm giao dịch trên toàn quốc.

Để tạo ra nền tảng cho các hoạt động và dịch vụ trong tương lai, công tác đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngân hàng trong giai đoạn hiện tại và tương lai là cần thiết. Với kế hoạch đầu tư tổng tài sản dự kiến trong năm 2009 sẽ là 1002,9 tỷ đồng. Bao gồm: Đầu tư mua đất đai xây dựng trụ sở, chi nhánh, phòng giao dịch, Đầu tư cho hệ thống hạ tầng, công nghệ, bảo mật thông tin, mua thêm 1000 POS và 300 ATM, Đầu tư mua xe ô tô chuyên dụng phục vụ kinh doanh...

Phát triển cơ sở khách hàng và sản phẩm

- Đẩy mạnh triển khai chiến lược bán lẻ, Microbanking trên các địa bàn trọng điểm – đặc biết chú trọng chất lượng dịch vụ, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, văn hóa bán hàng. Tăng cường sự hỗ trợ của công nghệ trong sản phẩm, quy

trình, ứng dụng dịch vụ...Các sản phẩm chủ đạo là thẻ, tài khoản,huy động, cho vay nhà, tín dụng tiêu dùng

- Thúc đẩy đánh giá và hoàn thiện một chính sách khách hàng riêng dành cho khách hàng doanh nghiệp lớn, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, và hộ kinh doanh nhỏ. Mở rộng cơ sở khách hàng ưu tiên phát triển các dịch vụ và nhóm sản phẩm cho đối tượng khách hàng Microbanking thông qua mạng lưới các chi nhánh.

- Chú trọng nâng cao hiệu quả của hoạt động, bằng cách đẩy mạnh việc bán chéo các sản phẩm dịch vụ, tăng cường thu phí dịch vụ. Đối tượng nhắm đến là các tổng công ty nhà nước, các công ty có quy mô mạng lưới rộng, có nhu cầu sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng. Phát triển tín dụng một cách có chọn lọc, tập trung vào các ngành hàng ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế như thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng, dược phẩm và thiết bị y dược, thức ăn chăn nuôi, xuất khẩu may mặc, thủy hải sản.

Phát triển mạng lưới

Tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển mạng lưới tại các vùng ưu tiên theo chiến lược đã đề ra, dự kiến mở thêm 12 chi nhánh và 50 Phòng giao dịch, nâng cấp một số Phòng giao dịch thành chi nhánh, củng cố hoạt động của các chi nhánh, Phòng giao dịch cũ.

Phát triển nguồn nhân lực

- Tập trung phát triển nguồn lực nhằm chuẩn bị cho các bước phát triển lớn năm 2009 với trọng tâm là củng cố an toàn hệ thống, đồng thời tiếp tục phát triển có trọng điểm và đột phát một số lĩnh vực có tầm quan trọng chiến lược. Nâng cao khả năng của đội ngũ bán hàng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ cho việc mở rộng hoạt động của ngân hàng, và các chương trình tập trung quản lý trong kiểm soát, hỗ trợ kinh doanh, thẩm định tập trung, kế toán tập trung....

Nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ

- Tập trung xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động bằng việc cải thiện chất lượng dịch vụ của các cán bộ giao dịch khách hàng đặc biệt là

đối với kế toán giao dịch. Triển khai các chương trình nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đối với tất cả các hoạt động tiếp xúc khách hàng.

- Củng cố Contact Center tại Hà Nội với tập trung vào phân tích thông tin khách hàng, dịch vụ khách hàng và bán hàng qua mạng lưới điện tử.

Hoàn thiện công nghệ hiện đại hoá ngân hàng

- Tiếp tục hoàn thiện và triển khai các dự án hiện đại hoá ngân hàng, các chương trình hợp tác với đối tác trong phát triển kinh doanh.

- Triển khai hệ thống T-risk, nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác kiểm soát rủi ro của ngân hàng, dần tiến đến việc quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Tiếp tục triển khai hệ thống ECM theo chiều sâu ( tăng số lượng các quy trình nghiệp vụ ứng dụng ECM) và chiều rộng (áp dụng ECM tại toàn bộ các điểm giao dịch Techcombank).

- Khai thác hiệu quả hệ thống ARC- CRM hỗ trợ tích cực việc thu hút khách hàng mới, duy trì, củng cố cơ sở khách hàng hiện có và nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua chăm sóc khách hàng và bán chéo sản phẩm.

- Tiếp tục triển khai các tính năng mới của hệ thống Contact Center, tích hợp hệ thống này vào các hệ thống tương tác khách hàng khác như CRM, Collection

- Đầu tư nâng cấp hệ thống hỗ trợ quản trị an ninh bảo mật theo ISO 27001, kiểm toán IT HSBC và quản lý chất lượng dịch vụ của hệ thống công nghệ.

Công tác truyền thông

- Hoạt động marketing và truyền thông trong năm 2009, với các chương trình kế hoạch được lên chi tiết tập trung vào việc hỗ trợ thu hút khách hàng, đặc biệt công tác marketing khi đưa ra sản phẩm mới cần được cải thiện với độ chuyên nghiệp và kế hoạch sâu sắc. Bên cạnh đó việc nâng cao nhận thức của khách hàng với thương hiệu Techcombank và thử nghiệm các kênh bán hàng điện tử mới cũng là một trọng tâm ưu tiên của kế hoạch marketing trong năm 2009

- Tiếp tục phát triển hệ thống báo cáo quản trị nội bộ của bộ phận MIS để phân tích sâu hơn hiệu quả mang lại của từng đối tượng khách hàng, từng chi nhánh, phòng giao dịch, thậm chí đến từng cán bộ, từng sản phẩm, từ đó có thể đưa ra các dự báo, và cung cấp thông tin kịp thời cho ban lãnh đạo ra các quyết định kinh doanh hợp lý.

- Cải tiến các quy trình nội bộ tăng cường sự thuận tiện trong giao dịch khách hàng cũng như nội bộ ngân hàng. Tăng cường công tác kế toán tài chính, mở rộng hoạt động kế toán quản trị phục vụ quá trình ra quyết định. Tiếp tục phát huy hiệu quả và hoàn thiện cơ cấu tổ chức và bộ máy của các khối, trung tâm, phòng, ban Hội sở.

Như vậy, có thể thấy mục tiêu và định hướng phát triển của Techcombank có những khía cạnh nổi bật là củng cố và nâng cấp hệ thống giám sát và quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành trên toàn hệ thống đảm bảo tăng trưởng an toàn bền vững. Tạo đột phá trong chiến lược ngân hàng bán lẻ một cách đồng bộ trên các địa bàn trọng điểm lựa chọn. Thúc đẩy quá trình cá biệt hóa trong xây dựng các chính sách kinh doanh, chính sách khách hàng với 3 nhóm phân thị khách hàng doanh nghiệp cụ thể (nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn – Large Corporate, nhóm các khách hàng doanh nghiệp trung bình – Upper SME; và nhóm các khách hàng doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh cá thể - Micro SME) được triển khai với các chương trình cụ thể cùng với các kế hoạch đầu tư và nhân sự chi tiết. Đặc biệt việc mở rộng cơ sở khách hàng thông qua các chương trình marketing, xúc tiến bán hàng… sẽ tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh hơn nữa chiến lược phát triển trong các năm tiếp theo, tạo ra hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng và giá trị cho cổ đông trong tương lai.

3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh

Mục tiêu và định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh cũng nằm trong mục tiêu và định hướng phát triển chung của ngân hàng. Bên cạnh đó,

Techcombank cũng có những định hướng phát triển cho hoạt động bảo lãnh như sau:

Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh đã và đang thực hiện

Những mục tiêu của hoạt động bảo lãnh trong thời gian tới đều phải dựa trên nền tảng kế thừa những thành công đã đạt được trong thời gian qua. Cụ thể, mức phí của bảo lãnh phải cạnh tranh nhưng đồng thời vẫn phải đảm bảo nguồn thu cho ngân hàng. Các chuyên viên khách hàng ngoài việc cung cấp các loại hình bảo lãnh cho khách hàng, còn cần tư vấn các vấn đề liên quan đến dịch vụ bảo lãnh nhằm có được phương án bảo lãnh hợp lý nhất. Thái độ của chuyên viên phải chuyên nghiệp, mềm mỏng và lịch sự. Về đối tượng khách hàng, bên cạnh việc giữ vững những khách hàng truyền thống còn cần phải mở rộng tìm kiếm nhằm đa dạng hóa các khách hàng sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, cần phát huy tối đa những loại hình bảo lãnh đang là thế mạnh. Đặc biệt, phải có biện pháp hạn chế rủi ro từ hoạt động bảo lãnh, tránh tối đa việc ngân hàng phải trả thay cho khách hàng hay để xảy ra những khoản bảo lãnh phát sinh nợ quá hạn.

Phát triển những hình thức bảo lãnh mới đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng và nâng cao uy tín của ngân hàng

Xây dựng những chiến lược cần thiết để phát huy khả năng sẵn có của ngân hàng, mở rộng các loại hình bảo lãnh nhằm đa dạng hóa hoạt động này và đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng. Nâng cao uy tín và quảng bá hình ảnh của ngân hàng trên thị trường trong nước cũng như quốc tế nhằm giúp cho hoạt động bảo lãnh được thuận lợi và ngày càng phát triển hơn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 67 -72 )

×