Đối với phương pháp định lượng
- Để việc đánh giá trở nên hoàn thiện hơn, khi phân tích độ nhạy, Sở cần đưa ra nhiều giá trị mà một yếu tố ảnh hưởng có khả năng thay đổi. Ví dụ như việc xét trường hợp doanh thu dự án tăng 10%, 15% hay chi phí giảm 10%, 15%, cũng như xem xét các chỉ tiêu tài chính khi doanh thu giảm 10%, 15% hay chi phí tăng 10%, 15% có còn đạt hiệu quả không, từ đó ngân hàng quyết định cho vay hay không?
- Bên cạnh đó, Sở giao dịch I cũng cần đánh giá dự án trong trường hợp có sự thay đổi đồng thời của hai hay ba yếu tố để từ đó có cách nhìn chính xác hơn về các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án khi có các biến động xảy ra.
Đối với phương pháp định tính
Để khắc phục những hạn chế đã nêu Sở giao dịch I cần áp dụng thêm các phương pháp như: phương pháp ma trận SWOT, mô hình 5 lực lượng của Porter…
Phương pháp ma trận SWOT
Nghiên cứu mô hình SWOT chủ yếu dựa vào phân tích điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội, đe doạ/thách thức (Strength, Weakness, Opportunity, Threat). Cụ thể ở đây, trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, việc áp dụng mô hình SWOT sẽ tập trung vào phân tích dựa trên những khí cạnh chủ yếu như: Môi trường, ngành, quản lý, sở hữu và khả năng sinh lợi/dòng tiền của một doanh nghiệp.
+ Môi trường kinh doanh: Là những điều kiện về kinh tế, sự ổn định về chính trị - xã hội, các chính sách của chính phủ, các khía cạnh xã hội, thị hiếu của người dân… Sở cần xem xét những vấn đề nêu trên thì đầu là điểm mạnh của doanh nghiệp, liệu rằng ngân hàng có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh doanh hay không? Sản phẩm của doanh nghiệp có đáp ứng nhu cầu của khách hàng không? Cũng trong điều kiện như vậy, Sở cần phải nắm được những điểm yếu của doanh nghiệp. Trong những thay đổi về môi trường kinh doanh mà con người khó có thể biết trước được đó, doanh nghiệp có thể vượt qua được những khó khăn đó không? Và làm sao để họ có thể tận dụng được cơ hội cũng như có đủ bản lĩnh để đương đầu với những thách thức đặt ra đó. Từ đó, Sở sẽ đưa ra những kết luận: Những rủi ro về môi trường kinh doanh xảy ra đối với doanh nghiệp chủ yếu là gí? Và doanh nghiệp đã làm thế nào để giảm thiểu những rủi ro đó, và Sở có thể kiểm soát những rủi ro đó hay không?
+ Ngành kinh doanh: Cán bộ thẩm định rủi ro phải nắm được vị trí của doanh nghiệp, nhà cung cấp chủ yếu, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, tính chu ký, tuổi
thọ sản phẩm từ dó có thể làm cơ sở đánh giá liệu rằng doanh nghiệp có giành được thế chủ động trong môi trường cạnh tranh đó không? Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hay không? Xu hướng phát triển của sản phẩm trong tương lai có gặp khó khăn và trở ngại không?
+ Công nghệ - máy móc sản xuất + Vấn đề quản lý
Bên cạnh những yếu tố chủ yếu khác quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thì vấn đề quản lý cũng cực kỳ quan trọng. Ngân hàng cần đánh giá, xem xét những điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ lãnh đạo trong doanh nghiệp, từ đó xem xét doanh nghiệp có đủ tin cậy để ngân hàng có quan hệ lâu dài hay không? Theo đó, ngân hàng cần có sự giám sát và theo dõi thực tiễn quản lý điều hành doanh nghiệp, cũng như khả năng sẵn sàng đối phó với những thay đổi, hay các mối quan hệ với các chủ nợ, mối quan hệ với các ban ngành, khả năng xác định và liệt kê các điểm yếu trong nguồn lực cảu doanh nghiệp. Từ đó đánh giá, nhìn nhận mối quan hệ với nhân viên, và có cách nhìn bao quát nhất về ban điều hành trong doanh nghiệp.
+ Vấn đề sở hữu: Ngân hàng xem xét vấn đề sở hữu trong một doanh nghiệp cũng cần phải để ý đến một số khía cạnh như giá cả và xu thế hướng biến động của giá cổ phiếu trên thị trường, hay mức độ đa dạng của thu nhập và vốn…
+ Khả năng sinh lời, dòng tiền.
Theo mô hình này cần đánh giá những thay đổi môi trường kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, chiến lược phát triển của công ty ảnh hưởng đến mức dự báo trong tương lai cũng như một số biến động trong lịch sử hay không?