Quy trình đánh giá rủi ro tại Sở giáo dịch I còn sơ sài và có phần chưa hợp lý. Chính vì vậy, ngân hàng cần khắc phục bằng cách đánh giá một cách đầy đủ hơn nữa các khía cạnh của dự án:
+ Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án => Rủi ro về cơ chế chính sách
+ Thẩm định khía năng cung cấp, đáp ứng nguyên vật liệu đầu vào = > Rủi ro về cung cấp
+ Thẩm định về thị trường của sản phẩm => Rủi ro về thị trường và thu nhập + Thẩm định các điều kiện vĩ mô => Rủi ro về kinh tế vĩ mô
+ Thẩm định về kỹ thuật và công nghệ => Rủi ro về kỹ thuật vận hành
+ Thực hiện về phương thức diện tổ chức và quản lý thực hiện dự án => Rủi ro về thi công xây dựng
+ Thẩm định hiệu quả tài chính dự án => Rủi ro về khả năng trả nợ của dự án Để đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn nhiều ngân hàng ở nước ta đã áp dụng phương thức xếp hạng tín dụng, với những cách thức rất chuyên nghiệp để đưa ra từng mức điểm đối với dự án từ đó đưa ra kết luận của mình, đồng ý cho vay hay khước từ đối với dự án. Phương thức xếp hạng tín dụng là rất quan trọng, do vậy Sở giao dịch I cần tiếp tục xây dựng và củng cố phương thức này có chiều sâu hơn nữa, để có những cách nhìn, cách đánh giá về dự án ngày càng chính xác và đầy đủ hơn. Một trong những yếu tố quan trọng nhất của phương pháp này, là sự tham gia của các chuyên gia giàu kinh nghiệm để đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản trị trong tình hình mới và tiếp cận tối đa với các chuẩn mực
quốc tế. Việc đo lường và định dạng các loại rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I sẽ ngày càng được thực hiện thống nhất và tập trung hơn trong suốt quá trình cho vay, quản lý khoản vay từ Hội sở đến tất cả các điểm giao dịch. Từ đó, giúp cho Sở giao dịch có thể hoạch định được các chính sách tín dụng và chính sách quản trị rủi ro phù hợp, thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng đúng theo quy định của ngân hàng Nhà nước. Về phần các khách hàng, việc áp dụng thành công chương trình này cũng sẽ mang nhiều lợi ích hơn cho họ. Bở lẽ, thông qua phương thức chấm điểm tự động thời gian xử lý các giao dịch của ngân hàng sẽ nhanh chóng hơn. Đồng thời, các khách hàng được xếp loại tốt sẽ nhận được nhiều chính sách ưu đãi về giá, phí, chương trình khách hàng thân thiết hay có nhiều cơ hội hợp tác cùng ngân hàng. Ngoài ra các khách hàng sẽ có cơ hội thường xuyên được bảo đảm hoạt động tài chính, kinh doanh lành mạnh. Bởi lẽ, họ sẽ được tư vấn chu đáo hơn từ các cán bộ của ngân hàng.
Chính vì vậy, Sở giao dịch I ngân hàng Công Thương cần nhanh chống đưa hệ thống mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ thành công sau khi được ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Tuy vậy, trong công tác đánh giá rủi ro tín dụng thì kinh nghiệm đánh giá và chuyên môn của chính các cán bộ tác nghiệp vẫn là yếu tố chủ quan và quan trọng hơn cả mà không có phương pháp phân tích hay một hệ thống phức tạp nào có thể thay thế được. Chính vì vậy, trong phương thức này, Sở giao dịch I cần kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố về nhân sự cũng như yếu tố về công nghệ để đảm bảo được thành công trong chương trình này, xứng đáng là một trong những ngân hàng hàng đầu thành công trong công tác xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuần mực quốc tế.