Phương pháp định tính

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn tại Sở giao dịch I, ngân hàng Công Thương (Trang 26 - 28)

Đối với phương pháp định tính Sở giao dịch I sử dụng để đánh giá đối với những rủi ro mà ngân hàng khó lượng hoá được ví dụ: rủi ro cơ chế chính sách, rủi ro thị trường, thu thập, thanh toán, rủi ro kinh tế vĩ mô…Ngân hàng sử dụng phương pháp này kết hợp với các số liệu có liên quan từ đó xác định rủi ro của dự án có khả năng xảy ra, từ đó đưa ra quyết định có cho vay đối với dự án đó không? Cán bộ thẩm định sẽ đưa ra các câu hỏi nhằm xác định dự án có những rủi ro nào, những rủi ro đó có khắc phục được hay không? nếu có thì dự án đã có phương án đưa ra khắc phục rủi ro đó chưa?

 Rủi ro cơ chế, chính sách

Những rủi ro này được bao gồm những bất ổn về tài chính, bất ổn về chính trị: Hạn chế trong việc chuyển tiền ra nước ngoài, sắc thuế nào gây thiệt hại cho nhà đầu tư, những cam kết trước đây đối với nhà đầu tư bị xoá bỏ, việc quốc hữu hoá…Trong phân tích rủi ro đối với dự án tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công Thương cán bộ thẩm định đi xem xét một số vấn đề như:

- Các cơ chế, chính sách về ngành nghề hay lĩnh vực mà dự án hoạt động có bất ổn không? Nếu như có sự thay đổi thì chiều hướng thay đổi sẽ ảnh hưởng thế nào đối với dự án? Cũng như những chính sách về hạn ngạch, thuế quan, các giới hạn về thương mại…có ảnh hưởng đến dự án hay không?

- Những thay đổi về quản lý và tuyển dụng lao động như những thay đổi về mức lương tối thiểu, chính sách đối với lao động nữ, hạn chế về lao động nước

ngoài…Xem xét những chính sách này có ảnh hưởng đến dự án như thế nào, liệu nó có gây nên những tác động xấu đối với dự án hay không?

- Ngoài ra các cán bộ thẩm định còn đưa ra và trả lời các câu hỏi như: chủ đầu tư có những rủi ro bất khả kháng do chính phủ không?, hay chủ đầu tư có những bảo lãnh về cung cấp ngoại hối hay hỗ trợ/bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để từ đó hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới dự án không?

Tuỳ thuộc vào từng dự án cụ thể thuộc các ngành khác nhau mà cán bộ thẩm định có mức độ xem xét hay thẩm định đối với các khía cạnh của từng dự án là khác nhau. Hầu hết lại phụ thuộc vào trình độ và trực quan của cán bộ thẩm định như: Đối với các dự án mà liên quan đến vấn đề quy hoạch hoặc vấn đề về các di tích lịch sử…cán bộ thẩm định tại Sở sẽ đi xem xét thẩm định sẽ xem xét vùng định quy hoạch đối với dự án ra sao? dự án nếu khả thi có vi phạm luật di sản hay không?... Đối với những dự án liên quan đến sản xuất xuất khẩu như tôm, thuỷ sản, hàng dệt may, đồ gỗ xuất khẩu…cán bộ thẩm định sẽ đi xem xét đầu vào dự án liên quan đến hạn ngạch như thế nào, thuế quan hoặc các giới hạn thương mại khác…Hay đối với những dự án sử dụng nhiều lao động như dệt may, chế biến… cán bộ thẩm định sẽ tính đến những thay đổi về quản lý và tuyển dụng lao động, những quy định về mức lương tối thiểu, chính sách đối với người lao động…

Mặt khác, tuỳ vào những dự án cụ thể với những điều kiện khác nhau cán bộ thẩm định tại Sở cũng quan tâm đến các rủi ro khác như chính sách thuế sẽ có những ảnh hưởng như thế nào đối với dòng tiền của dự án, chính sách lãi suất của chính phủ hoặc sự độc quyền trong kinh doanh của nhà nước trong một số quy định liên quan đến kiểm soát chất thải, quy trình sản xuất nhằm bảo vệ cộng đồng có làm tăng chi phí của dự án hay không?

 Rủi ro thị trường thu thập thanh toán

Đối với những rủi ro này, cán bộ thẩm định tại Sở giao dịch I ngân hàng Công Thương đi xem xét những vấn đề sau:

- Dự án đã đi phân tích thị trường một cách chi tiết chưa? Những dự kiến về cung cầu của dự án đã đi sát với thực tế hay chưa?

- Sản phẩm của dự án có phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hay có được thị trường chấp nhận hay không? Về mẫu mã, bao bì của sản phẩm có phù hợp và tiện ích đối với người tiêu dùng?

- Xem xét xem trên thị trường có sản phẩm nào cùng loại cạnh tranh với sản phẩm của dự án không? Nếu có thì sức ép cạnh tranh là nhiều hay ít, và ảnh hưởng đến dòng tiền của dự án đến mức nào?

- Công suất sử dụng trong dự án có hợp lý không? Có đáp ứng cầu trên thị trường dự kiến đối với sản phẩm hay không? Và những biện pháp đưa ra để khắc phục hiện tượng thiếu hụt cung của sản phẩm?

- Cán bộ thẩm định sẽ xem xét xem dự án có các hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn với bên có khả năng về tài chính hay không?

- Ngoài ra, cán bộ thẩm định còn xem xét, cơ cấu sản phẩm của dự án sẽ linh hoạt đến mức nào trước sự biến động của tình hình thị trường?

 Rủi ro về cung cấp

Đối với loại rủi ro này, cán bộ thẩm định Sở giao dịch I ngân hàng Công Thương sẽ xem xét đánh giá

- Giá cả nguyên vật liệu của dự án sẽ thay đổi như thế nào? Nếu giá cả nguyên vật liệu thay đổi thì nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến dự án, cụ thể là đối với các chỉ tiêu tài chính?

- Số lượng, hay chất lượng của nguyên vật liệu cung cấp có đảm bảo hay không? Trong báo cáo nguyên vật liệu đầu vào của dự án, cán bộ thẩm định phải xem xét xem đã có các nghiên cứu, đánh giá các báo cáo về chất lượng, trữ lượng nguyên vật liệu đầu vào trong hồ sơ dự án đã cẩn thận và chính xác hay chưa? Nếu không đảm bảo yêu cầu thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của dự án như thế nào?

- Ngoài ra cán bộ thẩm định còn xem xét sự cạnh tranh về nguồn cung cấp vật tư trên thị trường, hay thời gian và số lượng nguyên vật liệu mua vào đã linh hoạt chưa?

 Rủi ro về kinh tế vĩ mô

Đối với loại rủi ro này, cán bộ thẩm định tại Sở sẽ xác định:

- Các rủi ro trong điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản như: lạm phát, tỷ giá hối đoái…

- Dự án có sự cam kết của nhà nước về phá giá tiền tệ và cung cấp ngoại hối hay không?

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn tại Sở giao dịch I, ngân hàng Công Thương (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w