II. Các giải pháp hoàn thiện nhập khẩu máy móc thiết bị 1 Hoàn thiện qui trình nhập khẩu
1.2. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch nhập khẩu
Đây là nội dung vô cùng quan trọng trước khi tiến hành nhập khẩu một mặt hàng nào đó. Việc xây dựng kế hoạch kinh doanh nhập khẩu phải được dựa theo những thông tin thị trường chính xác, các kết quả kinh doanh của các kỳ kinh doanh trước, tiềm lực thực sự của doanh nghiệp, các thông tin về đối thủ cạnh tranh, về nhà cung ứng, về khách hàng và thị trường tiêu thụ.
Khi xây dựng kế hoạch nhập khẩu cần chú ý các vấn đề sau :
- Sau khi thu thập thông tin về thị trường công ty cần lựa chọn cơ hội kinh doanh cho mình.
- Đánh giá đúng khả năng của công ty về nguồn lực, khả năng mở rộng qui mô kinh doanh. Phân tích điểm mạnh điểm yếu của công ty. Kết quả sau khi phân tích là công ty có khả năng tham gia nhập khẩu không. Nếu tham gia thì phải bổ sung sửa chữa những yếu tố gì.
- Xác định thị trường, mặt hàng nhập khẩu và khối lượng mua bán : trên cơ sở những nhận định tổng quát về thị trường và kết quả đánh giá khả năng của mình, doanh nghiệp phải xác định cụ thể hơn về thị trường máy móc thiết bị của công ty. Trong đó một vấn đề khá quan trọng là xác định khối lượng, số lượng hàng hóa nhập khẩu. Để xác định được điều này doanh nghiệp phải dựa trên việc xác định số lượng đặt hàng tối ưu. Số lượng đặt hàng tối ưu là số lượng nhập về vừa thỏa mãn được nhu cầu trong nước vừa tiết kiệm được chi phí đặt hàng.
- Một vấn để nữa là công ty phải xác định đúng thị trường khách hàng tiêu thụ của công ty, giá bán trên thị trường đó. Với TOCONTAP thị trường
tiêu thụ chính của công ty là ở trong nước, do vậy giá bán phải đảm bảo thu được lợi nhuận cho công ty, đồng thời phải đảm bảo tính cạnh tranh với các doanh nghiệp nhập khẩu khác trong nước.
- Cuối cùng bộ phận lãnh đạo phải đề ra các phương án kinh doanh, các trưởng phòng kinh doanh sẽ cụ thể các phương án đó bằng các biện pháp sát với thực tế, phù hợp với đặc điểm của công ty, đem lại hiệu quả kinh doanh cao.