Quy trình 3 :Thiết kế phần mềm

Một phần của tài liệu Xây dựng phần mềm quản lý nhân sự - tiền lương (Trang 51 - 57)

Mục đích: Sau khi quy trình xác định yêu cầu phần mềm, trên cơ sở hồ sơ của giai đoạn phân tích ta chuyển sang quy trình thiết kế nhằm xác định hồ sơ tổng thể các vấn đề thiết kế phần mềm từ tổng quát tới chi tiết.

Thiết kế là chìa khoá dẫn đến thành công của một dự án. Thiết kế là một quá trình đòi hỏi tính sáng tạo, tinh tế và hiểu biết sâu sắc của người thiết kế.Thiết kế phần mềm cung cấp cách biểu diễn phần mềm có thể được xác nhận về chất lượng, là cách duy nhất mà chúng ta có thể chuyển hoá một cách chính xác các yêu cầu của khách hàng thành sản phẩm hay hệ thống phần mềm cuối cùng. Các bước thực hiện: - Thiết kế cấu trúc phần mềm. - Thiết kế kỹ thuật. + Thiết kế dữ liệu. + Thiết kế chương trình. + Thiết kế giao diện.

Lưu đồ quy trình thiết kế

Thiết kế cơ sở dữ liệu:

Thiết kế cơ sở dữ liệu logic từ các thông tin đầu ra

Bước 1: Xác định các thông tin đầu ra

- Liệt kế toàn bộ cá thông tin đầu ra

Bắt đầu Lập kế hoạch thiết kế Thiết kế kiến trúc PM Duyệt thiết kế kiến trúc Không duyệt Hồ sơ thiết kế Thiết kế giao diện Thiết kế chương trình

Thiết kế thủ tục Thiết kế dữ liệu

Duyệt

- Nội dung, khối lượng, tần suất và nơi nhận chúng

Bước 2: Xác định các tệp cần thiết cung cấp đủ dữ liệu cho việc tạo ra từng đầu ra

- Đầu tiên liệt toàn bộ các thuộc tính thành một danh sách

- Đánh dấu các thuộc tính lặp – là những thuộc tính có thể nhận nhiều giá trị dữ liệu.

- Đánh dấu các thuộc tính thứ sinh – là những thuộc tính được tính toán ra hoặc được suy ra từ các thuộc tính khác.

- Gạch chân các thuộc tính làm khoá chính cho các thông tin đầu ra.

Thực hiện chuẩn hoá mức 1 (1.NF):

Chuẩn hoá mức một quy định rằng trong mỗi danh sách không được chứa các thuộc tính lặp. Nếu có các thuộc tính lặp thì phải tách các thuộc tính lặp đó ra thành các danh sách con, có ý nghĩa dưới góc độ quản lý. Sau đó gắn thếm cho nó một tên, tìm cho nó một thuộc tính định danh riêng.

Thực hiện chuẩn hoá mức 2 (2.NF):

Chuẩn hoá mức hai quy định rằng trong mỗi danh sách mỗi thuộc tính phải phụ thuộc hoàn toàn vào toàn bộ khoá chứ không chỉ phụ thuộc vào một phần của khoá. Nếu có sự phụ thuộc như vậy thì phải tách những thuộc tính phụ thuộc hàm vào bộ phận của khoá thành một danh sách con mới. Lấy bộ phận khoá đó làm khoá cho danh sách mới. Đặt tên cho danh sách mới này một tên hợp lý.

Thực hiện chuẩn hoá mức 3(3.NF):

Chuẩn hoá mức ba quy định rằng trong một danh sách không cho phép sự phụ thuộc bắc cầu giữa các thuộc tính. Nếu thuộc tính này phụ thuộc hàm vào

thuộc tính kia thì phải tách chúng ra thành các thuộc tính khác có quan hệ với nhau. Xác định khoá và tên cho mỗi danh sách mới.

Bước 3: Tích hợp các tệp để chỉ tạo ra một cơ sở dữ liệu

Sau khi thực hiện bước 2 sẽ tạo ra rất nhiều danh sách, mỗi danh sách liên quan đến một đối tượng quản lý. Những danh sách nào cùng mô tả về một thực thể thì phải tích hợp lại, nghĩa là tạo ra một danh sách chung, bằng cách tâp hơp tất cả các thuộc tính chung và riêng của những danh sách đó.

Bước 4: Xác định khối lượng dữ liệu cho từng tệp và toàn bộ sơ đồ

- Xác định số lượng các bản ghi cho từng tệp

- Xác định độ dài cho một thuộc tính, tính độ dài cho các bản ghi.

Bước 5: Xác định liên hệ logic giữa các tệp và thiết lập sơ đồ cấu trúc dữ liệu:

Xác định mối liên hệ giữa các tệp, biểu diễn chúng bằng các mũi tên hai chiều.

Thiết kế cơ sở dữ liệu bằng phương pháp mô hình hoá

Các thành phần của mô hình dữ liệu bao gồm:

-Thuộc tính: Là đặc trưng của thực thể. Thuộc tính liên quan đến các kiểu thực thể, còn giá trị thuộc tính riêng biệt thì thuộc về riêng từng thực thể. Có ba loại thuộc tính sau

+ Thuộc tính định danh: Là một hay nhiều thuộc tính cho phép xác định duy nhất một thực thể.

+ Thuộc tính mô tả: Hầu hết các thuộc tính trong kiểu thực thể đều là thuộc tính mô tả. Mỗi thuộc tính chỉ xuất hiện trong một bảng

Ví dụ: Với thực thể DMKhachHang gồm các trường: MaKH, TenKH, DiaChi, Fax, Email.

 Thuộc tính MaKH là khoá.

 Thuộc tính TenKH, DiaChi, DienThoai là thuộc tính mô tả.

+ Thuộc tính kết nối: Là thuộc tính được dùng để chỉ ra mối quan hệ giữa một thực thể này với một thực thể khác.

- Thực thể: Được hiểu là tập hợp các đối tượng cùng loại dưới góc độ quan tâm của nhà quản lý.

Có hai loại thực thể:

 Thực thể tài nguyên: Chỉ mô tả mà không giao dịch.

Ví dụ thực thể DMKhachHang (MaKH, TenKH, DiaChi, DienThoai, Fax, Email).

 Thực thể giao dịch: Thể hiện các giao dịch

Ví dụ thực thể HopDong (MaHD, MaNDD, NgayKyHD, MaNV, NoiDungHD).

- Kiểu thực thể: Là một nhóm tự nhiên một số thực thể lại, mô tả một loại thông tin chứ không phải bản thân thông tin.

Các kiểu liên kết:

1 @ 1 Liên kết Một - Một

Một lần xuất hiện của thực thể A được liên kết với chỉ một lần xuất hiện của thực thể B và ngược lại.

1 @ N Liên kết Một - Nhiều

Loại liên kết này phổ biến trong thực tế, một lần xuất hiện của thực thể A liên kết với một hay nhiều lần xuất hiện của thực thể B, nhưng mỗi lần xuất hiện thực thẻ B chỉ liên kết một lần với thực thể A.

Mỗi lần xuất của A tương ứng với một hay nhiều lần xuất của B và ngược lại, nhiều mỗi lần xuất của B tương ứng với một hay nhiều lần xuất của B.

Thiết kế giao diện:

 Những nguyên tắc cơ bản khi trình bày thông tin trên màn hình

Theo Dumas và Galitz thì có những nguyên tắc cơ bản cho việc trình bày thông tin trên màn hình như sau:

• Đặt mọi thông tin gắn liền với một nhiệm vụ trên cùng một màn hình. Người sử dụng không phải nhớ thông tin từ màn hình này sang màn hình khác.

• Chỉ dẫn rõ cách thoát màn hình. Đạt giữa các tiêu đề và xếp đặt thông tin theo trục trung tâm.

• Nếu đầu ra gồm nhiều trang màn hình thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự.

• Viết văn bản theo quy ước chung bằng cách sử dụng chữ in hoa, in thường, chữ gạch chân… và ngắt câu hợp lý.

• Đặt tên đầu cho mỗi cột

• Tổ chức các phần tử của danh sách theo trật tự quen thuộc trong quản lý.

• Căn trái các cột văn bản và căn phải các cột số, vị trí dấu thập phân thẳng hàng

• Chỉ đặt màu khác biệt cho những thông tin quan trọng.

 Các quy tắc hữu ích vho việc thiết kế màn hình nhập liệu

• Khi nhập dữ liệu từ tài liệu gốc, khuôn dạng màn hình nhập dữ liệu phải giống như tài liệu gốc

• Nên nhóm các trường trong màn hình theo một trật tự có ý nghĩa, theo trật tự tự nhiên, theo tần số sử dụng, theo chức năng hoặc theo tầm quan trọng.

• Người dùng không phải nhập các thông tin mà chương trình có thể tìm được từ cơ sở dữ liệu hoặc tính toán được.

• Đặt tên các trường ở trên hoặc trước trường nhập

• Đặt các giá trị ngầm định cho phù hợp

• Sử dụng phím Tab để chuyển trường

Một phần của tài liệu Xây dựng phần mềm quản lý nhân sự - tiền lương (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w