NỘI DUNG SỐ NGÀY THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TRONGTIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM (Trang 58 - 60)

II. Tài sản lưu động (hàng kém,

2 Tài sản lƣu động và đầu tƣ ngăn hạn khác 176.578.704

NỘI DUNG SỐ NGÀY THỰC HIỆN

THỰC HIỆN

Thành lập Ban Đổi mới doanh nghiệp-bắt đầu định giá 135 ngày Bắt đầu định giá-quyết định giá trị doanh nghiệp 135 ngày Quyết định giá trị doanh nghiệp-phê duyệt phương án cổ phần hóa 66 ngày Phê duyệt phương án cổ phần hóa-bắt đầu bán cổ phần 24 ngày Bắt đầu bán cổ phiếu-hoàn thành bán cổ phiếu 38 ngày

Hoàn thành bán cổ phiếu-đại hội cổ đông 15 ngày

Đại hội cổ đông-đãng ký kinh doanh 24 ngày

Tổng cộng 437 ngày

“Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương, tháng 2/2005”. [26]

Như vậy, chỉ tính riêng từ khi thành lập Ban Đổi mới doanh nghiệp đến khi xác định xong giá trị doanh nghiệp đã mất 270 ngày, trên 50% thời gian cổ phần hóa một doanh nghiệp.

Trong khi đó, theo quy định hiện hành, thời gian quy định cho việc xác định giá trị doanh nghiệp tối đa không quá 30 ngày đối với doanh nghiệp và 60 ngày đối với toàn Tổng công ty chưa thực sự phù hợp với điều kiện thực tế ở nước ta. Các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay đa số có quy mô vốn nhỏ, có nhiều tồn tại vướng mắc về tài chính, đặc biệt là về công nợ, mất nhiều thời gian xử lý trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp, đặc biệt đối với những doanh nghiệp theo quy định phải định giá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu. Đây là những vấn đề phức tạp và mất nhiều thời gian, việc đuổi theo thời gian để hoàn thành tiến độ có thể làm giảm chất lượng của việc định giá doanh nghiệp.

Chi phí định giá: Theo quy định của Thông tư 126/2004/TT-BTC, doanh nghiệp có giá trị dưới 30 tỷ đồng, chi phí tư vấn cổ phần hóa không quá 200 triệu đồng, từ 30-50 tỷ đồng là không quá 300 triệu đồng và không quá 400 triệu đồng đối với doanh nghiệp có giá trị trên 50 tỷ đồng.

Theo ông Hồ Công Hưởng, Giám đốc Công ty chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC), rất thẳng thắn khi nói rằng với mức phí hiện nay, tổ chức cung cấp dịch vụ khó có điều kiện đầu tư, thuê các nhân viên có kinh nghiệm và năng lực nghiệp vụ để thực hiện hợp đồng: "Chúng tôi vẫn thường nói vui với nhau rằng, những phần khó khăn nhất của việc định giá trước đây thì nay chuyển lại cho tổ chức tư vấn làm".

Và ông Hưởng đã dẫn chứng trường hợp khi doanh nghiệp của ông thực hiện dịch vụ định giá Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) như sau: "25 nhân viên tư

vấn của chúng tôi làm việc ròng rã ba tháng trời. Doanh nghiệp dầu khí này có tới 14 chi nhánh nằm rải rác ở 12 tỉnh thành phố với một số tài sản rất đặc trưng trên phạm vi cả nước, tổng tài sản gần 3.200 tỷ đồng. Nếu tính riêng từng xí nghiệp thuộc PTSC thì đã có quy mô tương đương hoặc lớn hơn một doanh nghiệp cổ phần hóa bình thường. Vì hạn chế về chi phí tối đa nên tính toán các chi phí BSC đã bỏ ra trong việc xác định giá trị doanh nghiệp cho PTSC thì hiện nay đã vượt xa so với giá trị hợp đồng tư vấn".21

 Rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước cho rằng các quy định về xác định giá trị các khoản phải thu khó đòi của Bộ Tài chính là quá cứng nhắc, ví dụ như chỉ được phép xóa nợ khi chứng minh được con nợ đã chết hoặc phá sản. Do vậy, có những doanh nghiệp Nhà nước buộc phải tính các khoản phải thu hầu như không có khả năng thu hồi vào giá trị tài sản của doanh nghiệp để cổ phần hóa. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại quốc doanh cũng không xóa các khoản nợ đã bị quá hạn hoặc treo cho những doanh nghiệp Nhà nước này. Kết quả là những doanh nghiệp Nhà nước đó có thể bị định giá quá cao nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động cổ đông.

Như vậy, mặc dù hoạt động định giá doanh nghiệp phục vụ cho quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước hiện nay đã có nhiều thay đổi, tiến bộ so với các giai đoạn trước đây, nhưng nhìn chung vẫn còn có những hạn chế sau:

- Về quản lý vĩ mô của Nhà nước: các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành nhằm hướng dẫn hoạt động định giá doanh nghiệp chưa đủ đáp ứng để quá trình này thực hiện một cách chuyên nghiệp.

- Về cơ chế và phương pháp thực hiện: còn nhiều hạn chế làm cho quá trình định giá doanh nghiệp chưa được đồng bộ, chưa phản ánh được chính xác giá trị của doanh nghiệp.

Việc đánh giá đầy đủ các mặt hạn chế, vướng mắc tồn tại là cơ sở để chúng ta xác định phương hướng và nghiên cứu đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động định giá doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

21 “Nguồn: Bộ Tài chính, Trang thông tin điện tử ngày 13/10/2005” [7]

* * * * *

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TRONGTIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM (Trang 58 - 60)