Về phương pháp dòng tiền chiết khấu

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TRONGTIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM (Trang 56 - 57)

II. Tài sản lưu động (hàng kém,

2 Tài sản lƣu động và đầu tƣ ngăn hạn khác 176.578.704

2.2.2.3.2/ Về phương pháp dòng tiền chiết khấu

Thông tư 126/2004/TT-BTC quy định phương pháp dòng tiền chiết khấu chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp "có ngành nghề kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, tư vấn, thiết kế xây dựng, tin hoặc và chuyển giao công nghệ có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn Nhà nước bình quân 5 năm liền kề cao hơn lãi suất trả trước của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 10 năm trở lên". Như vậy, phạm vi áp dụng của phương pháp dòng tiền chiết khấu bị thu hẹp theo các điều kiện về ngành nghề kinh doanh. Mặt khác, với tình trạng hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước từ năm 2000 đến nay, thì có thể nói là khó tìm ra được doanh nghiệp nào đáp ứng được quy định về tỷ suất lợi nhuận này.18

Phương pháp chiết khấu dòng tiền được xác định dựa trên cơ sở thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp. Để có thể áp dụng phương pháp này, các doanh nghiệp cần xác định được những thông tin chủ yếu từ tỷ suất lợi nhuận của 3-5 năm liền kề và dự kiến từ 5-10 năm ở tương lai, tỷ lệ tăng trưởng, hệ số rủi ro... đây là những thông tin không thể thiếu khi áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên, theo ông Trần Việt Đức, Giám đốc tư vấn Công ty Kiểm toán Việt Nam: “Việc xác định những thông tin trên hiện nay rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Thậm chí nhiều dữ liệu trên để có thể chính xác phải do tính toán của các chuyên gia. Với những yêu cầu khá phức tạp của phương pháp trên nên trên thực tế chưa được áp dụng rộng rãi”.19

Trong khi việc xác định giá trị doanh nghiệp bằng phương pháp tài sản ròng không tính hết được các giá trị tiềm năng của doanh nghiệp, mà chỉ căn cứ trên cơ sở các tài sản thực có tại thời điểm xác định giá trị, việc hạn chế áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu sẽ một phần ảnh hưởng đến độ chính xác của giá trị doanh nghiệp; đặc biệt là các doanh nghiệp đang làm ăn có lãi, có thương hiệu và thị phần ổn định trên thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, tư vấn, bảo hiểm.

Trên thực tế, phương pháp dòng tiền chiết khấu khó có thể áp dụng trên diện rộng trong thời gian hiện nay vì những lý do sau:

17 “Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trang thông tin điện tử ngày 07/01/2005” [6]

18 “Nguồn: Tạp chí Kinh tế & Dự báo số 11/2005” [18]

 Cổ phần hóa hoặc chuyển đổi doanh nghiệp là một bước ngoặt lớn có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, rất khó ước đoán được doanh thu hay dòng tiền của doanh nghiệp trong những năm hậu chuyển đổi. Không xác định được những đại lượng này, việc áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu là không thể làm được.

 Thực tế kinh doanh trong những năm qua, các doanh nghiệp Nhà nước thường có hiệu quả hoạt động kém, lãi suất thấp hoặc thậm chí lỗ. Đối với những doanh nghiệp như vậy, nếu áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu dựa trên các số liệu hiện tại, giá trị doanh nghiệp thường thấp hơn giá trị tài sản hoặc thậm chí âm, không phù hợp với thực tế.

 Hệ thống số liệu thống kê của nước ta chưa phát triển, việc xác định các chỉ số bình quân của từng ngành (P/E, IRR,...) là rất khó và không phải lúc nào cũng làm được. Thiếu những chỉ số này làm chuẩn sẽ rất khó xác định được tỷ lệ chiết khấu thích hợp cho phương pháp dòng tiền chiết khấu. Hơn nữa, cần lưu ý rằng phương pháp này không tính được giá trị thương hiệu.

 Phương pháp dòng tiền chiết khấu đòi hỏi rất nhiều giả định dựa trên kinh nghiệm, trình độ của cán bộ định giá. Các giả định này thường rất khó kiểm chứng, hơn nữa, đội ngũ cán bộ của ta trong lĩnh vực này chưa nhiều và trình độ chuyên môn chưa cao.

 Phương pháp dòng tiền chiết khấu thường phải sử dụng thị trường chứng khoán hoặc các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán làm chuẩn. Để đáp ứng được yêu cầu này, thị trường chứng khoán và các công ty chứng khoán phải thực sự là đại diện cho nền kinh tế. Hiện nay thị trường chứng khoán của nước ta còn rất mới, quy mô chưa lớn, với tổng giá trị cổ phiếu đang niêm yết khoảng 81.518 tỷ đồng (khoảng 5 tỷ đô-la Mỹ)20

, phần lớn các công ty đều nhỏ và cũng không đặc trưng cho ngành, nên không thể sử dụng làm chuẩn một cách chính xác.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TRONGTIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)